Thủ tướng tiếp Thống đốc Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản

(LĐTĐ) Chiều 16/5, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Thống đốc Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC), ông Tadashi Maeda.  
thu tuong tiep thong doc ngan hang hop tac quoc te nhat ban Thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác Việt Nam – Na Uy
thu tuong tiep thong doc ngan hang hop tac quoc te nhat ban Việt Nam - Cộng hòa Séc: Tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện
thu tuong tiep thong doc ngan hang hop tac quoc te nhat ban Thảo luận các biện pháp thúc đẩy quan hệ đối tác ASEAN - Hoa Kỳ

Thủ tướng vui mừng nhận thấy, quan hệ Việt Nam - Nhật Bản đang trong giai đoạn phát triển tốt đẹp, mạnh mẽ và toàn diện trên mọi lĩnh vực, có sự tin cậy cao. Nhật Bản tiếp tục là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam.

Thủ tướng cho biết, hiện Việt Nam đang nỗ lực phát triển sản xuất, kinh doanh, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng… do đó cần rất nhiều nguồn lực để phát triển. Đánh giá cao sự hợp tác của JBIC trong những năm qua, Thủ tướng tin tưởng hai bên sẽ tìm ra những phương thức hợp tác hiệu quả hơn nữa trong thời gian tới.

Bày tỏ vinh dự lần thứ 5 được gặp Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, ông Tadashi Maeda tin tưởng, JBIC sẽ tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác với Việt Nam. Ông cho biết, tại Hội nghị cấp cao G20 tới đây tổ chức ở Nhật Bản, một trong những vấn đề được tập trung thảo luận là phát triển bền vững, khi tiến hành đầu tư phải cân nhắc kỹ tác động đến môi trường. Ông cũng nhấn mạnh quan điểm JBIC chỉ hỗ trợ nguồn vốn cho các dự án có công nghệ hiện đại, không gây ảnh hưởng xấu tới môi trường.

thu tuong tiep thong doc ngan hang hop tac quoc te nhat ban
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Thống đốc Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC), ông Tadashi Maeda

Thống đốc Tadashi Maeda cho rằng, Việt Nam đang có nhu cầu rất lớn về năng lượng điện và hiện nay, nhiệt điện vẫn cần thiết nhưng cần sử dụng công nghệ hiện đại. JBIC sẵn sàng hợp tác, hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực này để phát triển các dự án nhiệt điện có công nghệ hiện đại, bảo vệ môi trường.

Ông cũng khuyến nghị, Việt Nam cần phát triển mạnh các dự án nhiệt điện khí, kể cả khí thiên nhiên hoá lỏng (LNG). Để thực hiện các dự án lớn nêu trên, cơ chế hợp tác đối tác công – tư (PPP) là hết sức cần thiết, trong đó có sự chia sẻ rủi ro cả hai phía Chính phủ và tư nhân. JBIC đang xem xét cho vay đối với một số tập đoàn của Việt Nam trong đầu tư phát triển các dự án điện lớn có sử dụng công nghệ hiện đại, tiên tiến, thân thiện môi trường.

Ghi nhận ý kiến của ông Tadashi Maeda, Thủ tướng nhấn mạnh, trong cơ cấu nguồn điện của Việt Nam vẫn có các nguồn nhiệt điện than, khí, thuỷ điện, năng lượng tái tạo…

Thủ tướng đánh giá cao công nghệ nhiệt điện hiện đại của Nhật Bản, giảm thiểu ô nhiễm môi trường; đồng thời nêu rõ, Chính phủ Việt Nam đang xem xét phát triển một số dự án nhiệt điện có công nghệ hiện đại.

Bày tỏ hoan nghênh đầu tư theo hình thức PPP trong lĩnh vực này, Thủ tướng mong JBIC với kinh nghiệm của mình, tham gia đóng góp ý kiến để hoàn thiện thể chế, chính sách trong đầu tư PPP cũng như hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam trong đầu tư phát triển các dự án năng lượng điện.

Cũng trong chiều 16/5, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Malaysia Saifuddin Abdullah.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, Việt Nam luôn coi trọng quan hệ với Malaysia, một trong những đối tác quan trọng hàng đầu ở khu vực. Hai nước có quan hệ chính trị tốt đẹp và tin cậy; chia sẻ nhiều lợi ích chiến lược chung.

Thủ tướng vui mừng được biết, Bộ trưởng đã có cuộc hội đàm hiệu quả, thực chất với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh về quan hệ song phương và các vấn đề quốc tế, khu vực cùng quan tâm.

Thủ tướng đề nghị, Bộ trưởng chỉ đạo Bộ Ngoại giao Malaysia tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Ngoại giao Việt Nam triển khai các biện pháp thiết thực thúc đẩy quan hệ và hợp tác giữa hai nước trong thời gian tới.

thu tuong tiep thong doc ngan hang hop tac quoc te nhat ban
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Malaysia Saifuddin Abdullah

Bộ trưởng Ngoại giao Saifuddin Abdullah cho biết, Malaysia mong muốn tăng cường quan hệ hợp tác với Việt Nam. Trong giới lãnh đạo Malaysia hiện nay, có rất nhiều người ủng hộ Việt Nam trong thập niên 70 của thế kỷ trước. Chiến thắng của Việt Nam trong công cuộc đấu tranh giành độc lập trước đây đã truyền cảm hứng cho Malaysia.

Bộ trưởng bày tỏ cảm kích Việt Nam vẫn tiếp tục mua dầu cọ của Malaysia trong bối cảnh khó khăn khi các quốc gia, nhất là châu Âu, giảm mua mặt hàng này. Ông đề xuất, ngoài những lĩnh vực truyền thống, hai nước cần tăng cường hợp tác trong lĩnh vực công nghệ 4.0, robot, là những lĩnh vực triển vọng lớn trong tương lai.

Thời gian tới, hai nước cũng cần có cách tiếp cận mới trong thúc đẩy quan hệ hợp tác. Ông cho rằng, hai nước có rất nhiều điều có thể học hỏi lẫn nhau.

Ghi nhận ý kiến của Bộ trưởng Saifuddin Abdullah, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, hợp tác giữa hai nước thời gian qua ngày càng sâu sắc, đặc biệt trên các lĩnh vực như như quốc phòng, an ninh, kinh tế, thương mại, đầu tư, hợp tác tư pháp, giáo dục đào tạo, lao động, du lịch.

Thủ tướng tin rằng, với nền tảng quan hệ hữu nghị tốt đẹp sẵn có và tiềm năng hợp tác giữa hai bên còn rất lớn, quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ.

Thời gian tới, hai nước cần đẩy mạnh kim ngạch thương mại song phương lên 15 tỷ USD hoặc cao hơn nữa vào năm 2020; đề nghị Malaysia tăng cường tiêu thụ các sản phẩm thuỷ sản, gạo, nông sản của Việt Nam; tăng cường hợp tác nghề cá…

Thủ tướng hoan nghênh đề xuất của Bộ trưởng về hợp tác công nghệ 4.0 và nêu rõ, Việt Nam có nhu cầu và cũng có tiềm năng rất lớn trên lĩnh vực này. Ngoài ra, hai bên cần đẩy mạnh hợp tác trên các lĩnh vực hạ tầng chất lượng cao, công nghệ cao, logistics, năng lượng.

Hợp tác thăm dò dầu khí là điểm sáng của hai nước, do đó cần thúc đẩy lĩnh vực này, nhất là hợp tác giữa Tập đoàn Petronas và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN). Chính phủ cam kết tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Malaysia làm ăn thành công ở Việt Nam.

Về vấn đề Biển Đông, Thủ tướng nhất trí quan điểm bảo đảm sự đồng thuận trong ASEAN về thúc đẩy đàm phán COC với Trung Quốc, trong đó tôn trọng luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982); bảo đảm an ninh, an toàn, tự do hàng không, hàng hải.

P.V

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Trong các ngày 15 và 16/7/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 43. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:
Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã tiếp xúc cử tri huyện Chương Mỹ sau Kỳ họp thứ 17, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

(LĐTĐ) Ngày 16/7, tại Quận ủy Hai Bà Trưng, Cụm thi đua số 1 Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị sơ kết phong trào thi đua 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm.
Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Trung tâm Văn hoá - Thông tin, Thể thao và Du lịch quận Cầu Giấy, Hội khoẻ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024 chính thức bế mạc. Hội khỏe đã để lại dấu ấn, khơi dậy khí thế, nhiệt huyết của đông đảo đoàn viên, người lao động quận Cầu Giấy.
Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

(LĐTĐ) Tính đến ngày 15/7/2024, ứng dụng iHanoi đã hơn 52.000 tài khoản, tiếp nhận 338 phản ánh kiến nghị của người dân. Hiện ứng dụng đã lọt top 7 trên Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Apple và top 12 Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Android.
Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ban Chỉ đạo Chương trình số 01-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội (khóa XVII) về “Tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị thành phố trong sạch, vững mạnh; đẩy mạnh cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2025”, tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức tổ chức Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), 45 năm thành lập Công đoàn huyện Hoài Đức (28/7/1979 - 28/7/2024) và phát hành cuốn "Lịch sử phong trào công nhân viên chức lao động và Công đoàn huyện Hoài Đức giai đoạn 1979 - 2024".

Tin khác

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Trong các ngày 15 và 16/7/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 43. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:
Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã tiếp xúc cử tri huyện Chương Mỹ sau Kỳ họp thứ 17, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ban Tuyên giáo Trung ương và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách “Quốc hội trong tiến trình đổi mới đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
"Chỉ bàn làm, không bàn lùi" để thúc đẩy giải ngân trên 95% vốn đầu tư công

"Chỉ bàn làm, không bàn lùi" để thúc đẩy giải ngân trên 95% vốn đầu tư công

(LĐTĐ) Biểu dương những nơi làm tốt và phê bình nghiêm khắc những bộ, ngành, địa phương chưa làm tốt công tác giải ngân vốn đầu tư công, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh "5 quyết tâm", "5 bảo đảm" để phấn đấu giải ngân trên 95% kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2024 đã được giao (gần 670 nghìn tỷ đồng).
TP.HCM: Giải ngân hơn 711 tỷ đồng vốn ODA

TP.HCM: Giải ngân hơn 711 tỷ đồng vốn ODA

(LĐTĐ) Theo Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), trong 6 tháng đầu năm 2024, Thành phố đã giải ngân được 711,162 tỷ đồng vốn ODA, đạt 13,24% so với kế hoạch năm 2024.
Bồi dưỡng kiến thức về công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế cho cán bộ Bảo hiểm xã hội

Bồi dưỡng kiến thức về công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế cho cán bộ Bảo hiểm xã hội

(LĐTĐ) Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua, trong nội dung về hợp tác quốc tế được bổ sung và đưa thành điều riêng. Cùng đó, với nhiều cơ hội hội nhập quốc tế trong lĩnh vực an sinh xã hội hiện nay, đòi hỏi cán bộ ngành BHXH Việt Nam cần được nâng cao, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng trong công tác đối ngoại.
Thành phố Hà Nội kiến nghị bỏ yêu cầu Phiếu Lý lịch tư pháp trong một số thủ tục hành chính

Thành phố Hà Nội kiến nghị bỏ yêu cầu Phiếu Lý lịch tư pháp trong một số thủ tục hành chính

Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội kiến nghị Bộ Tư pháp xem xét bỏ yêu cầu Phiếu Lý lịch tư pháp trong các thủ tục hành chính về giáo dục, quản lý hồ sơ, lao động phổ thông… và một số giao dịch hành chính, thủ tục hành chính ở trong nước.
Hà Nội phải phấn đấu là địa phương đi đầu trong phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số

Hà Nội phải phấn đấu là địa phương đi đầu trong phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số

(LĐTĐ) Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo, với vai trò, vị thế đặc biệt quan trọng là thủ đô, trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, đầu tàu kinh tế - văn hoá - khoa học - giáo dục của cả nước, Hà Nội phải phấn đấu là địa phương đi đầu trong công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số, hướng tới xã hội văn minh, hiện đại.
Thí điểm thành lập Ban Công tác Mặt trận ở các tòa chung cư lớn để lắng nghe nguyện vọng nhân dân

Thí điểm thành lập Ban Công tác Mặt trận ở các tòa chung cư lớn để lắng nghe nguyện vọng nhân dân

(LĐTĐ) Nhiệm kỳ 2024 - 2029, thành phố Hà Nội cần xem xét thí điểm thành lập Ban Công tác Mặt trận ở những tòa chung cư lớn để góp phần lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của các hộ gia đình trên địa bàn. Đó là gợi mở của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam Đỗ Văn Chiến với thành phố Hà Nội.
Đẩy mạnh cải cách hành chính, huy động mọi nguồn lực cho phát triển

Đẩy mạnh cải cách hành chính, huy động mọi nguồn lực cho phát triển

(LĐTĐ) Với tinh thần "không nói không, không nói khó, không nói có nhưng không làm", Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị các bộ, ngành, địa phương… nêu cao tinh thần trách nhiệm, phát huy khí thế đang có, tiếp tục "giữ lửa", triển khai thực hiện ngay các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh cải cách hành chính (CCHC) một cách thực chất, mang lại hiệu quả thiết thực, rõ ràng…
Xem thêm
Phiên bản di động