Thủ đô Những điều trăn trở
Không hạn chế... không được
Một trong những quy định được người dân, đặc biệt những cư dân đang sinh sống, làm việc tại Hà Nội, nhưng chưa có hộ khẩu là dự thảo luật sẽ quy định nhập cư vào Hà Nội một cách chặt chẽ, nhằm hạn chế mức độ gia tăng cơ học quá nhanh hiện nay.
Anh Nguyễn Chiêu, cán bộ Công an đã nghỉ hưu, cho hay, nếu cứ triển khai việc nhập cư theo NĐ197 của Chính phủ thì Hà Nội không bị “đông hóa” như hiện tại. Song vì Luật Cư trú ra đời, kéo theo các cơ chế thoáng dẫn đến dân số Hà Nội tăng nhanh, hạ tầng cơ sở không đáp ứng yêu cầu làm nảy sinh hàng loạt vấn đề xã hội phức tạp: Tắc đường, ô nhiễm môi sinh, tệ nạn xã hội... Vì thế, theo anh Chiêu, việc Quốc hội cho phép thành phố được siết chặt nhập cư để đảm bảo các yếu tố phát triển bền vững như quy định của dự án Luật Thủ đô là cần thiết.
Còn thèo anh Nguyễn Ngọc Thạch (Vĩnh Hồ, Đống Đa), việc hạn chế nhập khẩu vào Hà Nội là điều cực chẳng đã vì hạ tầng không theo kịp tốc độ phát triển kinh tế và tăng dân số. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, khi mà mỗi năm có cả vạn người ùn ùn kéo về Thủ đô, trụ lại Thủ đô lập nghiệp dẫn đến sự quá tải nghiêm trọng về giao thông, chất lượng sống thì hạn chế nhập cư là cần thiết. Không chỉ những cư dân đang sinh sống tại Hà Nội đồng ý với quan điểm hạn chế nhập cư mà ngay các công dân đang sinh sống tại các tỉnh có dịp về Hà Nội công tác cũng bày tỏ quan điểm. Đang lưu trú tại khách sạn Hacico (Thái Thịnh), anh Nguyễn Ngọc Hùng (Lào Cai) chia sẻ: Nếu không trực tiếp về Thủ đô mà chỉ nghe qua các phương tiện thông tin, đại chúng, nhất là báo mạng thì thấy việc hạn chế nhập khẩu như là một mệnh lệnh hành chính; thậm chí cửa quyền, đi ngược Hiến pháp, song đi thực tế mới thấy việc hạn chế nhập cư là đúng. Hà Nội đông quá, vào giờ cao điểm, di chuyển từ khách sạn đến nơi con trai học ở Đại học GT- VT mất cả giờ đồng hồ. Không ngờ chỉ hơn 10 năm, dân số Hà Nội lại đông thế.
Dù có hạn chế nhập cư thì nhu cầu sống và làm việc tại Hà Nội vẫn rất cao. Nhu cầu mua nhà... vẫn không giảm. Nếu dự án Luật Thủ đô được thông qua với những quy định hạn chế nhập cư e rằng 5 đến 10 năm tới Hà Nội sẽ xuất hiện một tầng lớp “2 không”. Không hộ tkhẩu, không có chỗ ở hợp pháp (sổ đỏ). |
Có xảy ra tình trạng...hai không?
Cơ bản đồng ý về mặt chủ trương, việc hạn chế nhập cư vào Thủ đô được đông đảo người dân tán đồng, song đi vào chi tiết, nhiều ý kiến vẫn rất trăn trở. Thực tiễn thời gian qua cho thấy, những người được nhập hộ khẩu làm công dân Thủ đô gồm những sinh viên học xong ra trường làm việc tại Hà Nội, lập gia đình; những cán bộ, viên chức chuyển công tác về Hà Nội làm việc và số lượng không nhỏ chuyển về Hà Nội làm kinh doanh, buôn bán, mua nhà.
Chính vì thế, mâu thuẫn xảy ra, với một Thủ đô như Hà Nội nhu cầu sử dụng lao động tri óc và lao động phổ thông (công nhân, nhân viên) rất lớn, vì thế hàng năm có đến cả chục ngàn sinh viên, người lao động trụ và đổ về Thủ đô tìm việc làm. Có việc làm, cần việc làm mà lại không được nhập hộ khẩu thì mất đi quyền công dân được quy định trong Hiến pháp. Anh Hoàng Ngọc Dũng, công tác tại Ngân hàng Liên Việt, hiện đang thuê nhà tại Vĩnh Hồ băn khoăn: Tôi đã công tác tại Hà Nội 5 năm, dự kiến vào năm tới sẽ mua nhà. Theo quy định, không có hộ khẩu thường trú vẫn mua được nhà. Nhưng mua được nhà nếu không có sổ hộ khẩu sẽ không làm được sổ đỏ. Vướng mắc nảy sinh ở chỗ, cũng là công dân, sống và việc hợp pháp, được luật pháp cho mua nhà, nhưng quyền sở hữu, sử dụng nhà thì lại không. Dù có hạn chế nhập cư thì nhu cầu sống và làm việc tại Hà Nội vẫn rất cao. Nhu cầu mua nhà... vẫn không giảm. Nếu dự án Luật Thủ đô được thông qua với những quy định hạn chế nhập cư e rằng 5 đến 10 năm tới Hà Nội sẽ xuất hiện một tầng lớp “2 không”. Không hộ khẩu, không có chỗ ở hợp pháp (sổ đỏ). Điều đó dẫn đến việc cả thế hệ con cái sinh ra, lớn lên vẫn không thể thành công dân Thủ đô?
Còn chị Phùng Thị Phương (chuyên gia pháp lý Tập đoàn Hòa Viên) nói rằng, theo quy định, những người có đủ điều kiện để nhập hộ khẩu phải có chỗ ở ổn định, làm việc trong các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp 5 năm trở lên. Giá nhà đất đắt đỏ, ra trường 5 năm có nhà chắc chỉ những con nhà giàu tỉnh lẻ, con các quan chức địa phương chứ “con dân” thật khó. Bởi thế, chiếu theo quy định, luật vô tình đã tạo điều kiện cho những người có tiền dễ dàng thành công dân Thủ đô, còn những công nhân lao động, tri thức nghèo… thật khó. Hạn chế nhập cư trong bối cảnh tăng dân số quá nhanh là điều phải làm, song cách làm như thế nào là điều quan trọng.
L. Hà
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Môi trường 23/12/2024 14:12
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Đô thị 23/12/2024 06:08
Chấn chỉnh lái xe buýt vi phạm Luật Giao thông đường bộ
Giao thông 22/12/2024 18:17
Đêm nay, Hà Nội cấm lưu thông trên đường Văn Khê
Giao thông 22/12/2024 18:11
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/12: Trời nhiều mây, sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Môi trường 22/12/2024 06:29
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/12: Ngày nắng nhẹ, nhiệt độ thấp nhất 12 độ C
Môi trường 21/12/2024 08:41
Xây mới, cải tạo chợ trên địa bàn Hà Nội: Công khai, minh bạch để người dân biết và giám sát
Trật tự đô thị 20/12/2024 20:45
Hà Nội lên phương án phân luồng phương tiện dịp Tết 2025
Giao thông 20/12/2024 13:50
Hà Nội: Cháy ngùn ngụt kho lốp ô tô trên phố Nguyễn Cảnh Dị
Phòng chống cháy nổ 20/12/2024 08:24
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 20/12: Trời ít mây không mưa, ngày nắng nhẹ
Môi trường 20/12/2024 06:48