Thích hay không, hàng Trung Quốc cũng tràn ngập thị trường

Các nhà sản xuất Trung Quốc có lợi thế mà khó quốc gia nào cạnh tranh nổi, đó là có thể đáp ứng được khối lượng đơn hàng khổng lồ trong thời gian chỉ rất ngắn mà chi phí vô cùng thấp. Đó là lý do giới sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam ồ ạt sang Trung Quốc nhập từ sợi vải cho đến ô tô, máy móc.
thich hay khong hang trung quoc cung tran ngap thi truong Mũ bảo hiểm trẻ em: hàng Việt chiếm ưu thế, đánh bật hàng Trung Quốc
thich hay khong hang trung quoc cung tran ngap thi truong Những hàng hóa Việt thắng hàng Trung Quốc trên sân nhà
thich hay khong hang trung quoc cung tran ngap thi truong
Vẫn còn chênh lệch lớn về số liệu thống kê hàng hóa xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc

3,4 tỷ USD hàng hóa "tàng hình" giữa biên giới Việt - Trung trong 2 tháng?

Trong một báo cáo gần đây của Bộ Công Thương, cơ quan này đã cho thấy, tiếp tục có những bất nhất trong số liệu thống kê xuất nhập khẩu giữa cơ quan hải quan Việt Nam và Trung Quốc về tình hình thương mại song phương.

Cụ thể, theo thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong 2 tháng đầu năm, tổng kim ngạch thương mại song phương giảm 8,25% so với cùng kỳ 2015, đạt trên 8,89 tỷ USD. Trong đó, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc tăng 10,38% (đạt 2,44 tỷ USD) và nhập khẩu từ Trung Quốc giảm 13,69% (đạt 6,54 tỷ USD). Như vậy, tính chung 2 tháng, mặc dù Việt Nam vẫn nhập siêu từ Trung Quốc 4,09 tỷ USD nhưng đã giảm 23,62% so với cùng kỳ năm 2015.

Con số thống kê này có độ "vênh" nhất định với phía Trung Quốc. Cụ thể, theo số liệu thống của Tổng cục Hải quan Trung Quốc thì tổng kim ngạch xuất nhập khẩu song phương Trung Quốc - Việt Nam trong 2 tháng đầu năm 2016 lại đạt 12,27 tỷ USD (cao hơn 3,38 tỷ USD so với thống kê của Việt Nam).

Trong đó, Trung Quốc xuất khẩu sang Việt Nam đạt 7,58 tỷ USD, giảm 22,2% so cùng kỳ (cao hơn 1,04 tỷ USD so với thống kê của Hải quan Việt Nam) và Trung Quốc nhập khẩu từ Việt Nam 4,68 tỷ USD, tăng 14,3% so với cùng kỳ (cao hơn gần gấp đôi so với thống kê của Việt Nam).

Như vậy, theo thống kê của Hải quan Trung Quốc thì trong 2 tháng đầu năm 2016, Trung Quốc xuất siêu sang Việt Nam 2,9 tỷ USD và tỷ lệ giảm là tới 97,1% so với cùng kỳ chứ không phải chỉ giảm gần 24% như thống kê của phía Việt Nam.

Đây không phải là lần đầu tiên vấn đề "vênh" số liệu giữa hai nước được nêu ra. Trong năm 2014, số liệu xuất khẩu của Việt Nam thấp hơn nhập khẩu của Trung Quốc 5 tỷ USD, số liệu nhập khẩu của Việt Nam thấp hơn xuất khẩu của Trung Quốc 20 tỷ USD. Nguyên nhân được giải thích là do phương pháp thống kê và buôn lậu, gian lận thương mại.

Trao đổi với phóng viên Dân Trí, chuyên gia về kinh tế Trung Quốc, ông Phạm Sỹ Thành - Giám đốc chương trình Nghiên cứu Kinh tế Trung Quốc (VCES) của VEPR cũng cho rằng: "Chúng ta chưa bao giờ có được số liệu về hàng lậu và hàng tiểu ngạch từ phía Trung Quốc tuồn vào Việt Nam". Đây cũng là một trong những nguyên nhân lý giải vì sao người Việt "mở mắt ra là thấy hàng Trung Quốc".

Hội nhập sâu không giúp Việt Nam giảm nhập từ Trung Quốc

Nói về hiện tượng Việt Nam tăng xuất và giảm nhập từ Trung Quốc trong hai tháng đầu năm, ông Thành cho biết, chủ yếu là do tính mùa vụ. Hai tháng đầu năm là hai tháng Tết, lượng tiêu thụ nông sản và thực phẩm từ phía Trung Quốc rất lớn nên Việt Nam tăng xuất trong khi các doanh nghiệp ít nhập khẩu hàng linh phụ kiện hơn.

Theo vị chuyên gia, hai tháng đầu năm rất khó để nói lên điều gì đó. Ông Thành lưu ý rằng, nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc chủ yếu là do nhập máy móc, thiết bị. Không chỉ doanh nghiệp nội mà doanh nghiệp FDI, các tổng thầu cũng nhập máy móc, linh kiện từ Trung Quốc để phục vụ sản xuất, vận hành. Có thể giai đoạn 2 tháng đầu năm rơi vào dịp Tết nên các doanh nghiệp thường "nghỉ ngơi", dẫn đến giảm nhập những hàng hóa này.

Hàng tiêu dùng mặc dù chỉ chiếm tỉ trọng khoảng 10% nhập khẩu từ Trung Quốc song về con số tuyệt đối cũng đã lên tới 4,9 tỷ USD. So với quy mô nhỏ bé của thị trường Việt Nam thì 4,9 tỷ USD đủ để nhập hàng tiêu dùng cho 90 triệu dân, đó là chưa kể một lượng rất lớn hàng hóa đi qua tiểu ngạch và từ buôn lậu.

thich hay khong hang trung quoc cung tran ngap thi truong

Cũng theo ông Phạm Sỹ Thành, kể cả khi Việt Nam đã ký kết hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới với các đối tác phát triển thì cũng rất khó để thay đổi tình trạng nhập khẩu từ Trung Quốc, vì bản chất là những hiệp định này chỉ giúp Việt Nam tăng xuất chứ không giảm nhập. Hơn nữa, "các FTA mà Việt Nam ký chủ yếu là các FTA chất lượng cao, cao vời vợi".

"Người ta nói sẽ có sự chuyển hướng nhập từ Ấn Độ, Bangladesh, hay hình thành chuỗi sản xuất trong TPP, nhưng những tiêu chí như chi phí, khả năng đáp ứng trên quy mô lớn và đúng hạn thì Trung Quốc vẫn có ưu thế rất lớn. Trong 5 - 7 năm tới thì câu chuyện này vẫn rất nan giải", ông Thành đánh giá.

Theo vị chuyên gia, Trung Quốc có thể đáp ứng được khối lượng đơn hàng khổng lồ trong thời gian chỉ rất ngắn mà chi phí lại thấp, điều này Ấn Độ và hầu hết các đối tác khác không làm được. Chưa kể là chi phí về vận tải giữa hai bên lại tiết kiệm, cho nên không phải cứ vào được TPP là sẽ có được sự thay đổi đáng kể trong thực tế.

Ngoài ra, chuyên gia Phạm Sỹ Thành cũng "lật bài ngửa" rằng, bản chất là nhà sản xuất ở Việt Nam đang đi tìm nhà cung ứng Trung Quốc chứ không phải phía Trung Quốc đến chào hàng Việt Nam.

"Ở vào vị trí nhà sản xuất, chúng ta mới thấy rằng Trung Quốc họ không tự đi tìm nhà sản xuất Việt Nam vì dung lượng thị trường Việt Nam so với nguồn cung khổng lồ của họ là rất khiêm tốn. Họ là công xưởng của cả thế giới, cung cấp nguyên vật liệu, linh phụ kiện và cả hàng tiêu dùng cho toàn cầu chứ không riêng gì thị trường Việt Nam nhỏ bé. Một mình Trung Quốc sản xuất 90% lượng giày thế giới thì họ quan tâm gì đến lượng 1 - 2% cung cấp cho Việt Nam? Còn việc hàng Trung Quốc vì sao rẻ như vậy thì đó lại là một câu chuyện khác ở một phạm trù khác", ông Thành chia sẻ.

Còn về phía người kinh doanh Việt Nam, dù là nhà sản xuất hay phân phối thì họ cũng chỉ quan tâm đến tính kinh tế chứ họ sẽ không quan trọng là nguồn hàng Trung Quốc hay không Trung Quốc, đó là thực tế mà chúng ta phải thừa nhận, vị chuyên gia kết luận.

dantri.com.vn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam

Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam

Trung tâm Lao động ngoài nước thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa thông báo đợt tuyển chọn lao động đầu tiên đi làm việc tại Australia trong ngành Nông nghiệp.
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi

Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi

(LĐTĐ) Với mục tiêu đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, những năm qua, cùng với việc đảm bảo và nâng cao chất lượng giáo dục đại trà, Trường THPT Quang Trung (huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng) luôn chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi. Nhờ sự nỗ lực, quyết tâm và đồng lòng của tập thể thầy và trò, số lượng và chất lượng giải tại các kỳ thi chọn học sinh giỏi các cấp của nhà trường ngày càng tăng, nhiều năm liền nằm trong Top 10 của thành phố.
Cải tạo một loạt chung cư cũ góp phần hạ nhiệt giá nhà

Cải tạo một loạt chung cư cũ góp phần hạ nhiệt giá nhà

(LĐTĐ) Tại Quyết định phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 của Chính phủ có đề cập tới nhiệm vụ của Hà Nội trong việc cải tạo các khu chung cư cũ, các khu nhà ở không bảo đảm tiêu chuẩn. Nhằm hiện thực hoá mục tiêu này, ngay trong năm 2024 Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã có nhiều hành động thể hiện quyết tâm đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn Thành phố, đảm bảo chỗ ở cho người dân, góp phần hạ nhiệt giá chung cư.
Gắn kết tự nhiên và phát triển bền vững nhờ nông nghiệp sinh thái ở Tây Bắc

Gắn kết tự nhiên và phát triển bền vững nhờ nông nghiệp sinh thái ở Tây Bắc

Tại các tỉnh Sơn La, Điện Biên, mô hình nông nghiệp sinh thái đang giúp gắn kết chặt chẽ giữa con người và thiên nhiên, mang lại giải pháp phát triển bền vững cho khu vực miền núi. Nhờ áp dụng các kỹ thuật nông lâm kết hợp, canh tác hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn, người dân không chỉ cải thiện năng suất cây trồng mà còn bảo vệ đất đai, giảm thiểu ô nhiễm và bảo tồn đa dạng sinh học.
Chấn chỉnh lái xe buýt vi phạm Luật Giao thông đường bộ

Chấn chỉnh lái xe buýt vi phạm Luật Giao thông đường bộ

(LĐTĐ) Trung tâm Quản lý giao thông công cộng thành phố Hà Nội cho biết, đơn vị vừa xử lý và yêu cầu tài xế xe buýt nghiêm chỉnh chấp hành Luật Giao thông đường bộ, vận hành xe buýt an toàn cho hành khách.
Doanh nhân Vũ Minh Châu được vinh danh vì sự nghiệp phát triển ngành mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam

Doanh nhân Vũ Minh Châu được vinh danh vì sự nghiệp phát triển ngành mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam

(LĐTĐ) Mới đây, tại TP. Đà Nẵng, Doanh nhân văn hóa, Nghệ nhân quốc gia Vũ Minh Châu - Tổng Giám đốc Công ty TNHH Vàng bạc đá quý Bảo Tín Minh Châu đã vinh dự được Hội Mỹ nghệ Kim hoàn Đá quý Việt Nam trao tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp phát triển ngành mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam và nhiều giải thưởng cao quý khác.
Đêm nay, Hà Nội cấm lưu thông trên đường Văn Khê

Đêm nay, Hà Nội cấm lưu thông trên đường Văn Khê

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội cho biết, sẽ cấm tất cả các phương tiện và người tham gia giao thông lưu thông trên tuyến đường Văn Khê (trước tòa nhà V3 Victoria Văn Phú, Hà Đông) trong khung giờ từ 23h ngày 22/12.

Tin khác

Hôm nay (21/12): Giá vàng thế giới bật tăng trở lại

Hôm nay (21/12): Giá vàng thế giới bật tăng trở lại

(LĐTĐ) Sáng 21/12, giá vàng thế giới bật tăng trở lại sau phiên giảm sâu. Giá vàng trong nước phục hồi nhẹ sau 2 ngày giảm mạnh.
Tỷ giá USD hôm nay (21/12): Đồng USD giảm nhẹ

Tỷ giá USD hôm nay (21/12): Đồng USD giảm nhẹ

(LĐTĐ) Hôm nay (21/12), Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD tăng 20 đồng, hiện ở mức 24.324 đồng. Trong khi đó, trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt giảm 0,59%, hiện ở mức 107,82.
Giá xăng dầu hôm nay (21/12): Giá dầu thế giới quay đầu bật tăng

Giá xăng dầu hôm nay (21/12): Giá dầu thế giới quay đầu bật tăng

(LĐTĐ) Hôm nay (21/12), giá dầu thế giới quay đầu bật tăng trước thông tin lạm phát tại Mỹ hạ nhiệt đúng như Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) mong muốn, làm dấy lên hy vọng Fed sẽ điều chỉnh lộ trình cắt giảm lãi suất dự kiến vào năm 2025. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 69,50 USD/thùng, tăng 0,19%, giá dầu Brent ở mốc 72,92 USD/thùng, tăng 0,07%.
Ngày đông, ngô khoai nướng đắt hàng

Ngày đông, ngô khoai nướng đắt hàng

(LĐTĐ) Thời tiết lạnh giá khiến nhiều hàng quán vắng khách hơn thường ngày, nhưng cũng có những món ăn nhờ ngày đông mà trở nên đắt hàng hơn bình thường, những thức quà đông mang tên ngô, khoai nướng.
Ngày hôm nay (20/12): Giá xăng dầu thế giới giảm, trong nước tăng mạnh

Ngày hôm nay (20/12): Giá xăng dầu thế giới giảm, trong nước tăng mạnh

(LĐTĐ) Hôm nay (20/12) giá xăng dầu thế giới giảm khi triển vọng kinh tế ảm đạm làm tăng thêm lo ngại về tình trạng cung vượt quá cầu. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 69,85 USD/thùng, giảm 1,03%, giá dầu Brent ở mốc 72,66 USD/thùng, giảm 1,02%. Trong nước vừa được điều chỉnh tăng đáng kể từ phiên ngày 19/12, đánh dấu lần tăng giá thứ 20 kể từ đầu năm 2024.
Tỷ giá USD hôm nay (20/12): Đồng USD tăng "nóng"

Tỷ giá USD hôm nay (20/12): Đồng USD tăng "nóng"

(LĐTĐ) Hôm nay (20/12), tỷ giá trung tâm tăng mạnh, lập kỷ lục mới. Ngân hàng Nhà nước bán ngoại tệ, phát hành tín phiếu để hạ nhiệt tỷ giá.
Giá vàng hôm nay (20/12): Giá vàng thế giới và vàng trong nước cùng lao dốc

Giá vàng hôm nay (20/12): Giá vàng thế giới và vàng trong nước cùng lao dốc

(LĐTĐ) Giá vàng thế giới giảm xuống mức thấp nhất tháng. Giá vàng trong nước cũng theo đà lao dốc, đồng loạt giảm cả triệu đồng mỗi lượng. Qua đó cho thấy thị trường vàng đang dần bớt “nóng” và ổn định hơn.
Giá vàng lấy lại đà tăng sau động thái của Fed

Giá vàng lấy lại đà tăng sau động thái của Fed

(LĐTĐ) Chiều nay (19/12), giá vàng tại thị trường châu Á đã lấy lại đà tăng sau khi giảm xuống mức thấp nhất trong một tháng vào sáng nay khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) bóng gió về khả năng tốc độ cắt giảm lãi suất sẽ chậm lại vào năm tới.
Ngày 19/12: Giá dầu thế giới giảm, trong nước giá xăng dự báo tăng chiều nay?

Ngày 19/12: Giá dầu thế giới giảm, trong nước giá xăng dự báo tăng chiều nay?

(LĐTĐ) Hôm nay (19/12), giá dầu thế giới giảm sau khi dự trữ dầu thô của Hoa Kỳ giảm, triển vọng năm 2025 của Fed hạn chế mức tăng. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 70,00 USD/thùng, giảm 0,11%, giá dầu Brent ở mốc 72,86 USD/thùng, giảm 0,44%. Trong nước giá xăng được dự báo có thể tăng 1,8%.
Giá xăng dầu hôm nay (18/12): Giá dầu thế giới tiếp đà giảm

Giá xăng dầu hôm nay (18/12): Giá dầu thế giới tiếp đà giảm

(LĐTĐ) Hôm nay (18/12/2024), giá dầu thế giới giảm 1% xuống mức thấp nhất trong một tuần. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 70,18 USD/thùng, giảm 0,75%; giá dầu Brent ở mốc 73,26 USD/thùng, giảm 0,89%.
Xem thêm
Phiên bản di động