Thâu tóm doanh nghiệp Việt: Đại gia Thái thích “nuốt” cá lớn

Sau những ồn ào vụ thâu tóm một số doanh nghiệp Việt Nam của Thái Lan, không khó để nhận ra rằng các đại gia nước bạn luôn nhắm tới những doanh nghiệp lớn, những cái tên vốn dĩ rất có tiếng ở nước ta.
thau tom doanh nghiep viet dai gia thai thich nuot ca lon M&A - cơ hội sống còn trước sức ép cạnh tranh và hội nhập
thau tom doanh nghiep viet dai gia thai thich nuot ca lon Đại gia Thái tính 'xóa tên' Big C Việt Nam sau thâu tóm
thau tom doanh nghiep viet dai gia thai thich nuot ca lon Tỷ phú Thái tiếp tục mua cổ phần Sabeco?

Sự bão hòa của thị trường trong nước khiến các tập đoàn Thái Lan phải tìm kiếm cơ hội phát triển ở nước ngoài, nhất là thị trường Đông Nam Á. Đầu tư mạnh mẽ vào Việt Nam trong những năm gần đây, các ông lớn của Thái Lan đã nắm trong tay những doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam về nhiều lĩnh vực có tiềm năng tăng trưởng cao trong tương lai như: Bán lẻ, nông nghiệp, vật liệu xây dựng và bia, đồ uống...

Năm 2017, ước tính tổng giá trị M&A (mua bán và sáp nhập) tại Việt Nam đạt trên 8 tỷ USD, con số cao nhất từ trước đến nay. Đáng nói là các thương vụ của doanh nghiệp Thái thâu tóm doanh nghiệp Việt luôn đi đầu, mà điển hình là ThaiBev của TCC Group mua lại cổ phần bia Sài Gòn (Sabeco) và gần đây là Nawaplastic - một thành viên của SCG chuyên sản xuất ống nhựa tại Thái Lan đã xác nhận hoàn tất mục tiêu nắm chi phối Nhựa Bình Minh.

thau tom doanh nghiep viet dai gia thai thich nuot ca lon
Chuỗi siêu thị Metro thuộc Tập đoàn Metro của Đức đã được TCC Group Thái Lan mua lại 100%

“Thương vụ” của các ông lớn

Các tỷ phú, các doanh nghiệp Thái Lan đầu tư vào Việt Nam ngày càng nhiều, trong đó nổi bật có SCG, TCC Group và Central Group. Năm 2016, các nhà đầu tư Thái Lan nổi lên với 3 thương vụ M&A đình đám, đó là: Central Group mua lại Big C, TCC Group hoàn tất mua Metro và Singha đầu tư vào Masan Consumer, Masan Brewery.

Tập đoàn SCG của Thái Lan là doanh nghiệp hàng đầu Đông Nam Á, hoạt động đa ngành, trong đó tập trung vào 5 lĩnh vực chính là hóa dầu, giấy, xi măng, vật liệu xây dựng và phân phối. SCG bắt đầu mở rộng hoạt động sang Việt Nam như một quốc gia chiến lược từ năm 1992. Đến nay, tập đoàn này đã có trong tay hơn 20 thương vụ mua bán, sáp nhập.

Cuối năm 2012, SCG đã chi một khoản tiền lớn để thâu tóm Prime Group, công ty gạch men lớn nhất Việt Nam. Đến năm 2015, SCG hoàn tất mua lại 80% cổ phần của Công ty cổ phần Bao bì nhựa Tín Thành (Batico) – 1 trong 5 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất bao bì. Năm 2017, SCG tiếp tục mua lại công ty Xi măng StarCemt từ phía Kusto Group. Đến đầu tháng 4/2018, Nawaplastic, một thành viên của SCG đã xác nhận nắm giữ vốn tại Nhựa Bình Minh.

Bên cạnh SCG thì TCC Group cũng là một cái tên “chịu chơi” không kém. TCC là một trong những tập đoàn đầu tư hàng đầu Thái Lan. Đây chính là tập đoàn đã thực hiện thương vụ mua lại hệ bán buôn Metro Cash & Carry Việt Nam và Phú Thái Group.

Đầu năm 2016, TCC đã hoàn tất việc mua lại hệ thống Metro Cash & Carry Việt Nam sau gần 2 năm theo đuổi và đổi tên thành Mega Market. Trước đó trong năm 2013, một thành viên khác trong TCC Group cũng đã mua lại cổ phần của Phú Thái Group - một doanh nghiệp có thế mạnh về phân phối, bán lẻ tại Việt Nam. Với việc nắm quyền kiểm soát tại Mega Market và Phú Thái Group, TCC đang ngày càng có được vị thế vững chắc trong lĩnh vực phân phối, bán lẻ tại Việt Nam.

Về lĩnh vực đồ uống, TCC Group cũng để lại dấu ấn lớn tại Việt Nam với thương vụ đầu tư vào Vinamilk, đến nay sở hữu lên đến hơn 19% cổ phần tại Vinamilk. Cuối năm 2017, doanh nghiệp bia hàng đầu Đông Nam Á ThaiBev thuộc tập đoàn TCC đã mua thành công 53,59% cổ phần của Tổng Công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco). Trong mảng bất động sản, TCC sở hữu những dự án thương mại có hiệu quả sinh lời cao là khách sạn Melia Hà Nội và cao ốc văn phòng Mê Linh Point Tower tại trung tâm Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh,

Một cái tên nữa đó là Central Group - một trong những tập đoàn lớn nhất Thái Lan cũng đang thâm nhập mạnh mẽ vào thị trường bán lẻ Việt Nam với việc thâu tóm hệ thống siêu thị Big C Việt Nam cũng như mua lại chuỗi điện máy Nguyễn Kim, siêu thị Lan Chi...

Và câu chuyện chỗ đứng cho hàng Việt

Cục diện bán lẻ tại Việt Nam đang thay đổi với lợi thế phần nào nghiêng về hàng Thái. Các siêu thị lớn sau khi bị các đối tác nước ngoài thâu tóm như Big C, Metro… đã áp dụng từng bước “ép” doanh nghiệp nội nhằm loại khỏi cuộc chơi của họ. Vậy số phận doanh nghiệp nội sẽ về đâu?

Ngay trên sân nhà, hàng Việt Nam đang phải cạnh tranh “mướt mồ hôi” với hàng hóa của Thái Lan, Hàn Quốc và Nhật Bản. Đặc biệt, một số doanh nghiệp Thái đã nắm trọn từ sản xuất đến phân phối hàng hóa nên dễ dàng chi phối thị trường. Hàng Thái đã âm thầm vào chợ truyền thống Việt Nam cách đây hàng chục năm và ngày càng được người tiêu dùng lựa chọn từ mỹ phẩm, nhựa gia dụng đến quần áo, túi xách... với giá chỉ cao hơn các sản phẩm Việt cùng loại 10-20%, nhưng rẻ hơn nhiều so với hàng hóa xuất xứ từ Châu Âu.

Người Thái đang sở hữu nhiều chuỗi bán lẻ lớn ở Việt Nam nên “cơn lốc” hàng Thái chiếm lĩnh thị trường đang hiện hữu. Thực tế, việc các tập đoàn phân phối nước ngoài lần lượt thâu tóm thị phần bán lẻ nội trong thời gian qua đang dẫn đến những hệ lụy đối với các ngành sản xuất nội địa.

Hệ thống siêu thị giữ vai trò trung gian và đóng vai trò kết nối cực kỳ quan trọng quyết định đến sự phát triển của hai đầu sản xuất và tiêu dùng, thúc đẩy toàn bộ quá trình sản xuất. Các nhà bán lẻ dù đi đâu cũng luôn có những nhà cung cấp “mối ruột”, đó là tâm lý, nguyên tắc kinh doanh hết sức bình. Và thực tế khi Metro được chuyển giao cho TCC Holdings, người ta đã thấy những thương hiệu Thái trên kệ của siêu thị này, điều đó đồng nghĩa cơ hội cho hàng Việt trở nên ít hơn. Sự lép vế của bán lẻ Việt Nam về lâu dài còn làm mất cơ hội bán hàng của nhà sản xuất trong nước cũng như cơ hội lựa chọn cho người tiêu dùng.

Phương Nguyễn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Liên đoàn Lao động huyện Gia Lâm có thêm 8 Công đoàn cơ sở

Liên đoàn Lao động huyện Gia Lâm có thêm 8 Công đoàn cơ sở

(LĐTĐ) Sau khi thực hiện sắp xếp Công đoàn Cơ quan Dân Đảng và Công đoàn Cơ quan Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Gia Lâm, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Gia Lâm đã ra quyết định thành lập 8 Công đoàn cơ sở trực thuộc.
Chia sẻ kinh nghiệm hoạt động công đoàn tại các khu công nghiệp

Chia sẻ kinh nghiệm hoạt động công đoàn tại các khu công nghiệp

(LĐTĐ) Ngày 28/3, Đoàn công tác của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Lê Đình Hùng - Ủy viên Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam, Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc, trao đổi kinh nghiệm về hoạt động công đoàn tại Công đoàn các Khu chế xuất và công nghiệp (KCX&CN) Thành phố Hồ Chí Minh.
Đề xuất giải pháp thúc đẩy triển khai các dự án giao thông trọng điểm

Đề xuất giải pháp thúc đẩy triển khai các dự án giao thông trọng điểm

(LĐTĐ) Sáng 29/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo) chủ trì họp phiên thứ 10 của Ban Chỉ đạo.
Nhân viên xe buýt kịp thời đưa người gặp nạn đi cấp cứu

Nhân viên xe buýt kịp thời đưa người gặp nạn đi cấp cứu

(LĐTĐ) Rạng sáng 29/3, xe buýt tuyến 101B đã kịp thời đưa 2 người bị thương do tai nạn giao thông vào bệnh viện cấp cứu.
Bắt giữ đối tượng đánh tử vong bạn vì từ chối nhậu

Bắt giữ đối tượng đánh tử vong bạn vì từ chối nhậu

(LĐTĐ) Đem rượu qua nhà rủ nhậu nhưng bị từ chối, Vũ Văn Xuyên dùng gậy gỗ đánh tử vong ông N.V.N.
Xây dựng người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới

Xây dựng người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới

(LĐTĐ) Mới đây, Công đoàn Trường Mầm non thị trấn Phú Xuyên tổ chức chuyên đề “Xây dựng người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới”.
Hà Nội giao bổ sung 2. 648 biên chế giáo dục từ năm học 2023 - 2024

Hà Nội giao bổ sung 2. 648 biên chế giáo dục từ năm học 2023 - 2024

(LĐTĐ) Tại kỳ họp thứ 15, HĐND Thành phố khoá XVI, diễn ra ngày 29/3, HĐND Thành phố đã thông qua Nghị quyết "Về việc điều chỉnh tổng biên chế sự nghiệp Thành phố năm 2024 và giao bổ sung biên chế viên chức giáo dục từ năm học 2023- 2024". Theo đó Nghị quyết quyết định bổ sung 2.648 biên chế giáo dục năm học 2023 - 2024 ở các cấp học.

Tin khác

Vì sao SJC được chọn để sản xuất vàng miếng?

Vì sao SJC được chọn để sản xuất vàng miếng?

(LĐTĐ) Căn cứ Nghị định 24, Ngân hàng Nhà nước đã triển khai tổ chức sản xuất vàng miếng thông qua việc thuê Công ty TNHH Vàng bạc đá quý Sài Gòn (Công ty SJC) trực thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh gia công vàng miếng SJC cho Ngân hàng Nhà nước.
Vàng tăng phi mã, lại vượt đỉnh lịch sử 2.200 USD/ounce

Vàng tăng phi mã, lại vượt đỉnh lịch sử 2.200 USD/ounce

(LĐTĐ) Hôm nay (29/3), giá vàng SJC nhích nhẹ, đưa giá vàng vượt mức 81 triệu đồng/lượng, vàng thế giới tăng phi mã, vượt đỉnh lịch sử hơn 2.200 USD/ounce.
Yêu cầu thực hiện nghiêm quy định hóa đơn điện tử với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu

Yêu cầu thực hiện nghiêm quy định hóa đơn điện tử với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Công điện hỏa tốc số 2036/CĐ-BCT gửi Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) và Cục QLTT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.
Tăng chuyến bay phục vụ khách dịp nghỉ lễ 30/4 và cao điểm hè

Tăng chuyến bay phục vụ khách dịp nghỉ lễ 30/4 và cao điểm hè

(LĐTĐ) Để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân dịp nghỉ lễ 30/4, Quốc tế Lao động 1/5 và cao điểm hè, một số cảng hàng không, hãng bay đồng loạt điều chỉnh tăng slot, chuyến bay.
Giá xăng tăng, tiến sát 25.000 đồng/lít

Giá xăng tăng, tiến sát 25.000 đồng/lít

(LĐTĐ) Liên Bộ Tài chính - Công Thương vừa phát đi thông báo cho biết, trong kỳ điều hành giá ngày 28/3, giá xăng E5RON92 được điều chỉnh tăng 406 đồng/lít và xăng RON95 tăng 532 đồng/lít. Trong khi đó, giá dầu diesel giảm 320 đồng/lít.
Gấp rút nâng thị phần vận tải hàng hải

Gấp rút nâng thị phần vận tải hàng hải

(LĐTĐ) Việt Nam có lợi thế lớn để phát triển vận tải hàng hải và đường thủy nội địa. Thế nhưng thời gian qua, thị phần vận tải trong lĩnh vực này so với đường bộ chỉ chiếm chưa tới 20%. Điều này đang đặt ra bài toán phải gấp rút nâng thị phần vận tải hàng hải và đường thủy nội địa để khai thác hiệu quả kinh tế, cũng như “chia lửa” cho vận tải đường bộ đang trong tình trạng quá tải, mất cân đối như hiện nay.
Xử lý doanh nghiệp xăng dầu không thực hiện xuất hóa đơn điện tử

Xử lý doanh nghiệp xăng dầu không thực hiện xuất hóa đơn điện tử

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương phối hợp với các đơn vị liên quan xem xét xử lý các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu không thực hiện đúng quy định về hóa đơn điện tử. Kể cả việc yêu cầu tạm dừng hoạt động kinh doanh và thu hồi giấy phép.
Xử phạt 12 cơ sở vi phạm trong hoạt động kinh doanh vàng

Xử phạt 12 cơ sở vi phạm trong hoạt động kinh doanh vàng

(LĐTĐ) Trên cơ sở rà soát, kiểm tra 127 cơ sở kinh doanh vàng, trong thời gian hơn 1 tháng, Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh đã phát hiện 12 cơ sở vi phạm, xử phạt gần 222 triệu đồng.
Trước giờ "G", nhiều doanh nghiệp xăng dầu "chạy nước rút" xuất hóa đơn điện tử bán lẻ

Trước giờ "G", nhiều doanh nghiệp xăng dầu "chạy nước rút" xuất hóa đơn điện tử bán lẻ

(LĐTĐ) Sau khi Bộ Tài chính và Bộ Công Thương đề nghị, đến hết 31/3, sẽ xem xét tạm dừng hoạt động kinh doanh đối với các doanh nghiệp kinh doan xăng dầu chưa thực hiện xuất hóa đơn bán lẻ, nhiều doanh nghiệp đã "chạy nước rút" để hoàn thành tiến độ trước "giờ G".
Nguyên nhân từ đâu?

Nguyên nhân từ đâu?

(LĐTĐ) Thời gian qua, các chuyên gia và giới truyền thông tốn không biết bao nhiêu giấy mực cho câu chuyện về bất cập giữa mặt bằng thu nhập chung của người dân hiện nay với giá cả... song thực tế, nó vẫn cứ diễn ra “nghịch lý”: Việc làm, thu nhập khó khăn, giá vẫn… cứ tăng!
Xem thêm
Phiên bản di động