M&A - cơ hội sống còn trước sức ép cạnh tranh và hội nhập

Dù là bị thâu tóm hay "tự bán mình”, M&A dần được các nhà kinh tế và giới kinh doanh xem như một trong những cơ hội phát triển sống còn của doanh nghiệp.
ma co hoi song con truoc suc ep canh tranh va hoi nhap Chủ tịch INTA: “FTA sẽ giúp Việt Nam hội nhập kinh tế toàn cầu tốt hơn”
ma co hoi song con truoc suc ep canh tranh va hoi nhap Nguyên Tổng Giám đốc WTO chia sẻ về hội nhập kinh tế thế giới
ma co hoi song con truoc suc ep canh tranh va hoi nhap Năm 2017: Môi trường đầu tư và kinh doanh Việt Nam sẽ tiếp tục cải thiện
ma co hoi song con truoc suc ep canh tranh va hoi nhap Cần có giải pháp gỡ nút thắt cơ chế?
ma co hoi song con truoc suc ep canh tranh va hoi nhap
Ảnh minh hoạ.

Không phải ngẫu nhiên mà những năm gần đây, thị trường M&A ngày càng trở nên sôi động và thu hút sự quan tâm lớn của không chỉ giới doanh nhân mà còn cả các bộ ngành hữu quan. M&A không chỉ đơn giản là mang đến cơ hội tài chính cho bản thân những cổ đông hiện hữu hay đem về nguồn thu thuế cho ngân sách. Ở tầm xa hơn, M&A đang mở ra những cơ hội lớn cho các thương hiệu Việt khi hội nhập, với sức cạnh tranh mạnh mẽ, bền vững hơn.

Thông tin về thị trường M&A Việt Nam bắt đầu được dõi theo từ đầu những năm 2000, khi tổng giá trị các thương vụ M&A cả năm còn chưa quá vài chục triệu USD. Từ con số 50 triệu USD của năm 2002, thị trường M&A bất ngờ có bước nhảy vọt vào năm 2011 khi tổng giá trị các thương vụ M&A lên đến 4,7 tỷ USD, gấp 2,7 lần năm 2010.

Theo các nhà phân tích, thời điểm này, nhiều doanh nghiệp trong nước lâm vào khó khăn. Ở phía đầu vào thì lãi suất ngân hàng vượt mức 20%/năm, còn đầu ra thì đình đốn đã khiến không ít doanh nghiệp lao đao, phải tìm lối thoát thông qua M&A để chống đỡ khủng hoảng.

Trong những năm gần đây, cùng với chủ trương thúc đẩy cổ phần hóa của Chính phủ, thị trường M&A đã tiếp tục tăng dần đều về giá trị, đến năm 2016 đã vượt 5,8 tỷ USD. Tất nhiên, cùng với đó là những tiếc nuối về sự ra đi của những doanh nghiệp Việt “một thời vang bóng”.

Tuy nhiên, theo thống kê của Công ty Quản lý quỹ đầu tư Auxesia Holdings thì riêng trong năm 2016, giao dịch M&A nội địa đã chiếm đến 46%, còn lại là tỷ trọng của dòng tiền ngoại. Điều này cho thấy một sự trỗi dậy mạnh mẽ của dòng vốn đầu tư trong nước, mà đằng sau đó là nhu cầu sáp nhập lại để lớn mạnh hơn trước sức hấp dẫn lẫn sức ép của làn sóng hội nhập.

Làm sao để được giá?

Từ phía người bán, làm thế nào để có được mức giá cao nhất là một câu hỏi thường trực trong mỗi thương vụ M&A. Hãy bắt đầu từ 2 thương vụ khá nổi tiếng là sự kiện của Tập đoàn Y khoa Hoàn Mỹ và câu chuyện tự “bán mình” của Công ty Diana.

Nói về cơ duyên đưa đẩy cổ phần của Hoàn Mỹ vào tay các nhà đầu tư ngoại, nhà sáng lập Hoàn Mỹ, bác sĩ Nguyễn Hữu Tùng cho rằng đây là một bài học lớn minh chứng cho thất bại điển hình của một doanh nhân khi phát triển doanh nghiệp quá nhanh, lại chủ yếu dựa vào vốn vay ngân hàng.

Ngòi nổ của những rắc rối về quản trị tài chính đã khiến Hoàn Mỹ cần có nhà đầu tư mua bớt một phần vốn để giải quyết khủng hoảng. “Nhiều nhà đầu tư phát giá vô cùng thấp vì họ đều biết chúng tôi không còn con đường nào khác khi nợ nần ngân hàng chồng chất”, ông Tùng tự nhận xét. Thật vậy, ở thời điểm được bán cho 2 cổ đông lớn đầu tiên vào cuối năm 2009, Hoàn Mỹ chỉ được định giá 30 triệu USD. Nhưng chỉ hơn một năm sau đó, với tên tuổi lớn của của những cổ đông này, một phần lớn vốn của Hoàn Mỹ ngay lập tức được bán lại cho đối tác Ấn Độ với mức định giá doanh nghiệp tăng vọt lên đến 100 triệu USD.

Nếu như bà Mã Thanh Loan, Tổng giám đốc Công ty Quản lý Quỹ Auxesia Holdings nói một cách hình ảnh rằng “Hoàn Mỹ cưới gấp quá không chọn được đối tác tương xứng”, thì TS. Trần Đắc Sinh, nguyên Chủ tịch HĐQT Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM cho rằng trong trường hợp này, dù doanh nghiệp sau M&A chưa đầu tư gì thêm cho tài sản nhưng cách thức quản trị với sự tham gia của cổ đông tên tuổi đã khác đi nhiều. Từ đó làm giá trị doanh nghiệp thay đổi tích cực.

Xa hơn thương vụ của Hoàn Mỹ, luật sư Bùi Ngọc Hồng từ Công ty Tư vấn LNT & Partners nêu kinh nghiệm tư vấn M&A cho thấy giá trị doanh nghiệp cũng sẽ tự động giảm xuống trong mắt nhà đầu tư nếu không chứng minh được sự minh bạch và đầy đủ trong các quyết định của Hội đồng quản trị đương nhiệm. Từng có thương vụ bị “gãy” giữa chừng chỉ vì doanh nghiệp khiến nhà đầu tư nghi ngại trước một khoản chi có tên là “chi để giải quyết nhanh quyết toán thuế”, vị luật sư nhớ lại.

Trong khi đó, câu chuyện "tự bán mình” của Công ty Diana cho đối tác Unicharm của Nhật Bản lại được Tạp chí The Assets đánh giá là thương vụ thành công nhất Châu Á năm 2011, với mức giá 184 triệu USD.

Theo ông Lê Minh Trung, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ & Phát triển doanh nghiệp, trong trường hợp này, Diana hoàn toàn nằm ở thế chủ động với những bước đi bài bản. Trước tiên là bán một phần vốn cho nhà đầu tư chiến lược Goldman Sachs (20%) - 1 trong 3 tập đoàn tài chính lớn nhất của Mỹ - để được hỗ trợ cơ cấu lại doanh nghiệp, minh bạch hóa tài chính, đầu tư thêm dây chuyền sản xuất sản phẩm mới. Từ đó dần đưa giá trị doanh nghiệp tăng lên. Đến lúc “bán mình” cho Unicharm thì Diana đã có tiếng nói với sức nặng đáng kể trên bàn đàm phán.

ma co hoi song con truoc suc ep canh tranh va hoi nhap
Ảnh minh hoạ.

Ngừng lấn cấn với suy nghĩ “cha truyền con nối”

M&A ngày nay vừa là câu hỏi lớn và cũng là mâu thuẫn của không ít ông chủ doanh nghiệp khi gọi vốn cổ phần. Một mặt vừa muốn được nhà đầu tư rót vốn, một mặt lại lo sợ bị thâu tóm bởi dòng tiền ngoại. Nhưng nếu nhìn vào khía cạnh tích cực của M&A thì tự chủ động bán mình với giá cao để doanh nghiệp có cơ hội vươn ra biển lớn vẫn là lựa chọn khôn ngoan của không ít doanh nhân.

Sau thương vụ M&A “để đời”, bác sĩ Nguyễn Hữu Tùng tin rằng quan điểm kế thừa doanh nghiệp kiểu cha truyền con nối có lẽ đang gặp thách thức không nhỏ. Nhưng để doanh nghiệp lớn mạnh hơn, phục vụ nhiều hơn cho xã hội thì M&A là con đường khả dĩ lúc này. “Sau khi bán Hoàn Mỹ, tôi thanh thản hơn vì thấy bệnh viện phục vụ được ngày càng nhiều bệnh nhân, với tên tuổi và uy tín ngày càng lớn”, ông chủ của Tập đoàn Hoàn Mỹ chia sẻ.

Nhà sáng lập của Diana cũng từng nói “một công ty đang phát triển gia nhập một đế chế để toàn cầu hóa là điều bình thường. Tôi chỉ nỗ lực làm sao để khi nhắc đến Diana, người tiêu dùng hiểu ngay đó là nhãn hiệu toàn cầu có xuất xứ từ Việt Nam”.

Một số chuyên gia kinh tế cho rằng M&A là một xu thế gần như tất yếu của vòng xoáy kinh tế đương đại. Theo đó, hoặc doanh nghiệp phải hòa vào dòng chảy ấy hoặc chấp nhận bị các đối thủ lớn đè bẹp, đối mặt với rủi ro mất dần thị phần và dần ra đi “không kèn, không trống”.

Theo Phương Hiền/Báo điện tử Chính phủ

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Người dân Thủ đô đánh giá cao iHanoi nhờ tính tiện dụng và hiệu quả xử lý

Người dân Thủ đô đánh giá cao iHanoi nhờ tính tiện dụng và hiệu quả xử lý

(LĐTĐ) Ứng dụng iHanoi đã có hơn 52.000 tài khoản đăng ký, vượt mốc 20.000 lượt truy cập hằng ngày. Ứng dụng này đã tiếp nhận và xử lý nhanh chóng 338 phản ánh, tỷ lệ hài lòng đạt trên 48%. Người dân đánh giá cao iHanoi nhờ tính tiện dụng và hiệu quả xử lý.
Đào tạo về dinh dưỡng khoa học trong thể thao cho các câu lạc bộ bóng đá Việt Nam

Đào tạo về dinh dưỡng khoa học trong thể thao cho các câu lạc bộ bóng đá Việt Nam

(LĐTĐ) Liên đoàn Bóng đá Việt Nam vừa phối hợp với Herbalife Việt Nam tổ chức buổi đào tạo về dinh dưỡng khoa học thể thao cho các đại diện của 58 câu lạc bộ bóng đá Việt Nam.
Hà Nội: Gần 1.100 tỷ đồng chi trả trợ cấp cho người có công

Hà Nội: Gần 1.100 tỷ đồng chi trả trợ cấp cho người có công

(LĐTĐ) 6 tháng đầu năm 2024, Hà Nội chi cho công tác trợ cấp ưu đãi người có công với tổng kinh phí 1.252 tỷ đồng, trong đó, thực hiện chi trả đầy đủ, kịp thời trợ cấp cho gần 80.000 người có công và thân nhân người có công số tiền 1.094 tỷ đồng.
Hơn 200 cán bộ được tập huấn công tác kiểm soát nhiễm khuẩn

Hơn 200 cán bộ được tập huấn công tác kiểm soát nhiễm khuẩn

(LĐTĐ) Vừa qua, tại Bệnh viện đa khoa Đức Giang, Sở Y tế Hà Nội tổ chức lớp tập huấn nâng cao năng lực cho 238 cán bộ làm công tác kiểm soát nhiễm khuẩn tại các cơ sở y tế trực thuộc ngành.
Tập huấn kỹ năng thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể cho cán bộ Công đoàn huyện Phúc Thọ

Tập huấn kỹ năng thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể cho cán bộ Công đoàn huyện Phúc Thọ

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Phúc Thọ phối hợp với Trung tâm Chính trị huyện tổ chức lớp tập huấn kiến thức về công tác An toàn, vệ sinh lao động; bồi dưỡng kỹ năng, quy trình, phương pháp xây dựng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể cho các đồng chí trong Ban Chấp hành, Ủy ban Kiểm tra LĐLĐ huyện và cán bộ Công đoàn cơ sở trực thuộc LĐLĐ huyện.
Thời tiết ngày 17/7: Khu vực Hà Nội có nơi mưa rất to

Thời tiết ngày 17/7: Khu vực Hà Nội có nơi mưa rất to

(LĐTĐ) Dự báo thời tiết ngày 17/7, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, ngày có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to.
Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Trong các ngày 15 và 16/7/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 43. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:

Tin khác

Giá vàng hôm nay: Xu hướng tiếp tục tăng

Giá vàng hôm nay: Xu hướng tiếp tục tăng

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay tại thời điểm 6h sáng, giá vàng SJC trong nước quanh ngưỡng 74,98 - 76,98 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Giá vàng nhẫn quanh mức 75,15 - 77,45 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, kiểm soát lạm phát

Tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, kiểm soát lạm phát

(LĐTĐ) Sáng nay (15/7), Bộ Tài chính tổ chức Hội nghị Sơ kết công tác Tài chính - Ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm 2024 theo hình thức trực tuyến. Theo đó, nhấn mạnh công tác điều hành giá cả, thị trường bám sát thực tế, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, kiểm soát lạm phát, ổn định đời sống của người dân; tăng cường quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, bảo hiểm.
Mỗi năm giảm tiền thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất gần 200 nghìn tỷ đồng

Mỗi năm giảm tiền thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất gần 200 nghìn tỷ đồng

(LĐTĐ) Bên cạnh việc tập trung thực hiện đầy đủ, đồng bộ các giải pháp tài chính - ngân sách đã đề ra, Bộ Tài chính đã điều hành chính sách tài khóa chủ động, linh hoạt, hỗ trợ nền kinh tế, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân, phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Xúc tiến thương mại: “Đòn bẩy” cho doanh nghiệp Thủ đô phát triển

Xúc tiến thương mại: “Đòn bẩy” cho doanh nghiệp Thủ đô phát triển

(LĐTĐ) Năm 2024, mặc dù thị trường thế giới còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, thách thức, song công tác xúc tiến thương mại đã mang lại hiệu quả rõ rệt cho cộng đồng doanh nghiệp cả nước nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng. Trong đó, với việc chương trình xúc tiến thương mại liên tục được tổ chức, được xem là “đòn bẩy” giúp các doanh nghiệp giới thiệu, quảng bá các sản phẩm thế mạnh, sản phẩm đặc trưng của Hà Nội vươn ra thị trường thế giới.
Hà Nội: Doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng 6 tháng năm 2024 tăng 10,7%

Hà Nội: Doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng 6 tháng năm 2024 tăng 10,7%

(LĐTĐ) Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng quý II/2024 của Hà Nội ước đạt 208,8 nghìn tỷ đồng, tăng 4,6% so với quý trước, tăng 12,2% so với cùng kỳ năm 2023. Tính chung 6 tháng đầu năm 2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trên địa bàn Hà Nội đạt 408,4 nghìn tỷ đồng, tăng 10,7% so với cùng kỳ.
Chung tay nâng cao vai trò của phụ nữ trong chuyển đổi xanh

Chung tay nâng cao vai trò của phụ nữ trong chuyển đổi xanh

(LĐTĐ) Tại Hội thảo “Thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ và doanh nghiệp do nữ làm chủ trong quá trình chuyển đổi xanh” được tổ chức ngày 10/7/2024 tại Hà Nội, đại diện Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã tham gia chia sẻ nhiều kinh nghiệm, giải pháp thiết thực.
Sơn Tây: Giá trị sản xuất ngành thương mại - dịch vụ 6 tháng đầu năm ước đạt 3.324 tỷ đồng

Sơn Tây: Giá trị sản xuất ngành thương mại - dịch vụ 6 tháng đầu năm ước đạt 3.324 tỷ đồng

(LĐTĐ) Theo Ủy ban nhân dân thị xã Sơn Tây, trong 6 tháng đầu năm 2024, giá trị sản xuất ngành thương mại - dịch vụ ước đạt 3.324 tỷ đồng, tăng 15,1% so với cùng kỳ.
Xây dựng TP.HCM thành trung tâm tài chính quốc tế

Xây dựng TP.HCM thành trung tâm tài chính quốc tế

(LĐTĐ) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ trở thành một trung tâm tài chính (TTTC) quốc tế, đóng vai trò cung cấp các dịch vụ tài chính bao gồm huy động vốn, đầu tư, tiết kiệm, thanh toán, phát hành sản phẩm tài chính…; ban đầu là phát triển các nền tảng vững chắc của một TTTC quốc gia (NFC), sau đó trở thành TTTC khu vực (RFC), tiến tới TTTC quốc tế (IFC) và toàn cầu (GFC).
Hà Nội: Chỉ số giá tiêu dùng 6 tháng đầu năm tăng hơn 5,32%

Hà Nội: Chỉ số giá tiêu dùng 6 tháng đầu năm tăng hơn 5,32%

(LĐTĐ) Theo số liệu từ Cục Thống kê Hà Nội, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2024 của thành phố Hà Nội tăng 0,07% so với tháng 5 và tăng 5,39% so với cùng kỳ năm 2023. Bình quân 6 tháng đầu năm 2024, CPI của Thành phố tăng 5,32% so với bình quân cùng kỳ năm trước.
Giá vàng thị trường quốc tế vượt qua ngưỡng 2.400 USD/ounce

Giá vàng thị trường quốc tế vượt qua ngưỡng 2.400 USD/ounce

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay (12/7), thị trường quốc tế tiếp tục tăng mạnh, vượt qua ngưỡng 2.400 USD/ounce.
Xem thêm
Phiên bản di động