Tháo gỡ các rào cản để logistics phát triển
Logistics bứt phá mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng | |
Logistics mắt xích để phát triển thương mại điện tử |
Cơ hội cho thương mại điện tử - bán lẻ
Theo đánh giá của Bộ Công Thương, năm 2018 ngành logistics (kiểm soát vận chuyển, dự trữ hàng hóa, hoạch định kế hoạch…) có mức độ tăng trưởng khoảng 12 - 14%. Trong đó, các doanh nghiệp vận tải chiếm thị phần tương đối lớn với hơn 3.000 doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực như: Đường sắt, đường bộ, đường hàng không, đường thủy… kéo theo đó là sự gia tăng lưu lượng hàng hóa giao dịch qua các kênh trực tuyến, khiến nhu cầu vận tải và logistics, đặc biệt là dịch vụ giao hàng nhanh tăng đột biến.
Số liệu từ Bộ Công Thương cho thấy, với sự phát triển nhanh chóng của hoạt động logistics đã thúc đẩy quy mô thị trường thương mại điện tử phát triển. Trong năm 2017 đạt 6,2 tỉ USD, tăng trưởng 24%, số lượng đơn hàng qua công ty giao hàng nhanh tăng trưởng trung bình 45% giai đoạn 2015 – 2020 và có thể đạt 530 triệu đơn hàng vào năm 2020.
Bên cạnh đó, kéo theo sự phát triển của nhiều doanh nghiệp bán lẻ như: Thế giới di động, FPT, Lotte, Aeon… thậm chí nhiều doanh nghiệp lớn trên thế giới trong ngành thương mại điện tử như Alibaba, Amazon… cũng gia nhập vào thị trường Việt Nam, đẩy thị trường logistics sôi động hơn.
Cần tháo gỡ những rào cản đề logistics thực sự phát triển tại các thành phố trọng điểm. |
Cùng với xu hướng phát triển của thương mại điện tử, những năm gần đây, các thương vụ M&A (mua bán sáp nhập) với các doanh nghiệp bán lẻ, cũng trở thành một trong những “miếng bánh” hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài.
Đặc biệt hiện nay, Việt Nam hiện đang có chủ trương huy động vốn từ khu vực tư nhân để đầu tư hạ tầng thông qua phương thức chuyển nhượng quyền khai thác một số hạ tầng (logistics, sân bay, cảng biển…) thu hút nhiều nhà đầu tư lớn với các thương vụ được dự tính sẽ có quy mô hàng tỉ USD.
Tính riêng từ năm 2017 – 2018, thị trường Việt Nam chứng kiến nhiều thương vụ M&A lớn như: Trần Anh sáp nhập với Thế giới di động, hay thương vụ M&A Sabeco, Fivimart về Vingroup… có thể thấy, với tiềm năng lớn và có nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa; việc tham gia thị trường của các doanh nghiệp lớn từ nước ngoài và trong nước được kỳ vọng sẽ “vá” lỗ hổng về vốn, nhân sự, công nghệ… cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, cũng như các doanh nghiệp trong nước cạnh tranh với các doanh nghiệp từ nước ngoài.
Tuy nhiên, sự gia nhập thị trường Việt Nam của các doanh nghiệp lớn bán lẻ nước ngoài làm gia tăng nguy cơ thâu tóm các kênh logistics địa phương, khiến các doanh nghiệp trong nước gặp nhiều bất lợi. Và để hạn chế vấn đề này cần bổ sung hành lang pháp lý (như quy định về giới hạn tỉ lệ sở hữu nước ngoài trong các doanh nghiệp thương mại điện tử, logistics… từ đó tạo môi trường cạnh tranh công bằng cho các doanh nghiệp logistics.
Phát triển logistics tại các đô thị còn nhiều “rào cản”
Theo thống kê của Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam, cả nước hiện có khoảng 4.000 doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ logistics, trong đó 1.300 doanh nghiệp đang hoạt động tích cực và Thủ đô Hà Nội có khoảng 1.000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics. Tuy nhiên, để Hà Nội trở thành trung tâm phát triển logistics của cả nước, theo ông Nguyễn Tương, cố vấn cao cấp Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam, thì Hà Nội cần tháo gỡ những rào cản về cơ sở hạ tầng, hệ thống pháp luật, nguồn nhân lực. “Hà Nội có đủ điều kiện phát triển thành trung tâm dịch vụ Logistics của cả nước. Song những rào cản về cơ sở hạ tầng chưa tương ứng, hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động logistics như chuỗi dịch vụ chuyên chở, lưu trữ và cung ứng hàng hóa còn chồng chéo, thiếu tính ổn định, nguồn nhân lực không chuyên nghiệp… đang là lỗ hổng lớn làm chậm sự phát triển của ngành dịch vụ logicstics của Hà Nội”, ông Nguyễn Tương cho hay. |
Trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, có thể nói, hoạt động logistics đã và đang phát triển rất nhanh chóng tại các thành phố lớn trong đó có Hà Nội.
Tuy nhiên, hiện nay rất nhiều vấn đề như: Cơ sở hạ tầng, hệ thống pháp luật, quỹ đất… đã và đang trở thành những rào cản khiến hoạt động logistics khó phát triển.
Theo thống kê của Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam, cả nước hiện có khoảng 4.000 doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ logistics, trong đó 1.300 doanh nghiệp đang hoạt động tích cực và Thủ đô Hà Nội có khoảng 1.000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics.
Tuy nhiên, để Hà Nội trở thành trung tâm phát triển logistics của cả nước, theo ông Nguyễn Tương, cố vấn cao cấp Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam, thì Hà Nội cần tháo gỡ những rào cản về cơ sở hạ tầng, hệ thống pháp luật, nguồn nhân lực.
“Hà Nội có đủ điều kiện phát triển thành trung tâm dịch vụ Logistics của cả nước. Song những rào cản về cơ sở hạ tầng chưa tương ứng, hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động logistics như chuỗi dịch vụ chuyên chở, lưu trữ và cung ứng hàng hóa còn chồng chéo, thiếu tính ổn định, nguồn nhân lực không chuyên nghiệp… đang là lỗ hổng lớn làm chậm sự phát triển của ngành dịch vụ logicstics của Hà Nội”, ông Nguyễn Tương cho hay.
Cùng chung quan điểm với đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam, ông Trần Thanh Hải, Phó cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cũng cho rằng, Hà Nội có vị trí quan trọng trong bản đồ logistic cả nước song, hiện mới các trung tâm logistics còn yếu và thiếu.
Do đó, cần phải nâng số lượng và mở rộng quy mô, áp dụng công nghệ hiện đại. Làm thế nào để Hà Nội phát huy đầu tàu trong liên kết vùng, để xứng đáng là trung tâm kinh tế của đất nước. Đây là bài toán đặt ra cho Hà Nội và các cơ quan liên quan.
Cũng theo ông Hải, các trung tâm logistics của Hà Nội số lượng thiếu, quy mô, tính liên kết chưa cao, chưa thể hiện bàn tay quy hoạch, sắp xếp không chỉ phục vụ cho giai đoạn hiện nay mà còn trong gian đoạn 15 - 20 năm nữa.
Đặc biệt, cần tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp tiếp cận được với các quỹ đất của thành phố, bởi đây là một trong những vấn đề khó khăn của logistics; nếu không giải quyết được thì không doanh nghiệp nào dám đầu tư. Cách thức tốt nhất để giải quyết đó là tăng nguồn cung, chuyển đổi mục đích sử dụng đất công nghiệp trên địa bàn Hà Nội.
Trước thực trạng trên nhiều doanh nghiệp cũng kiến nghị, cần có chính sách cụ thể hóa luật pháp và quyết định của Chính phủ về phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn thành phố. Phát triển dịch vụ logistics đô thị trong điều kiện xây dựng thành phố thông minh và hợp tác liên kết kinh tế vùng và cả nước.
Đặc biệt, cần có chính sách ưu tiên phát triển kết cấu hạ tầng logistics, như ICD (cảng cạn) và các trung tâm dịch vụ logistics của thành phố (dành quỹ đất, ưu đãi về thuế thu nhập và thuế thiết bị).
Nghiên cứu xây dựng các trung tâm dịch vụ tập kết hàng ngoài thành phố sau đó dùng xe tải nhỏ đưa hàng vào thành phố, giải quyết ách tắc và an toàn giao thông nội đô, nhất là giờ cao điểm. Giao thông đường sông cũng được tính đến…
Có thể nói, hiện hoạt động logistics Việt Nam, đặc biệt là trong ngành vận tải tại các thành phố lớn còn nhiều dư địa để phát triển. Do đó, đối với các doanh nghiệp, ngoài việc chú trọng đầu tư nâng cao chất lượng dịch vụ, thì việc xây dựng uy tín thương hiệu cũng quan trọng.
Đối với các doanh nghiệp sản xuất nước ngoài khi đặt chân vào Việt Nam, tìm kiếm và hợp tác với doanh nghiệp logistics uy tín là cầu nối trung gian kết nối vận chuyển an toàn hàng hóa tới tay đối tác và khách hàng, góp phần hoàn thiện chuỗi sản xuất - phân phối, tác động ngược trở lại giúp các doanh nghiệp vận tải và logistics Việt Nam tham gia sâu hơn, định vị tốt hơn trên bản đồ logistics toàn cầu.
Đỗ Đạt
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Thị trường 23/12/2024 08:58
Giá xăng dầu hôm nay (23/12): Giá dầu thế giới đầu tuần bật tăng
Thị trường 23/12/2024 07:08
Hôm nay (21/12): Giá vàng thế giới bật tăng trở lại
Thị trường 21/12/2024 10:20
Tỷ giá USD hôm nay (21/12): Đồng USD giảm nhẹ
Thị trường 21/12/2024 10:20
Giá xăng dầu hôm nay (21/12): Giá dầu thế giới quay đầu bật tăng
Thị trường 21/12/2024 09:53
Ngày đông, ngô khoai nướng đắt hàng
Thị trường 20/12/2024 12:22
Ngày hôm nay (20/12): Giá xăng dầu thế giới giảm, trong nước tăng mạnh
Thị trường 20/12/2024 08:18
Tỷ giá USD hôm nay (20/12): Đồng USD tăng "nóng"
Thị trường 20/12/2024 06:56
Giá vàng hôm nay (20/12): Giá vàng thế giới và vàng trong nước cùng lao dốc
Thị trường 20/12/2024 06:46
Giá vàng lấy lại đà tăng sau động thái của Fed
Thị trường 19/12/2024 16:28