Thành quả của niềm tin và hy vọng
Nghe dân kể, nhìn thấy từ hiện trường
Nhớ lại đầu xuân năm 2013, cả cơ quan đi trẩy hội chùa Hương, trong lúc chờ đò, người viết có dịp trò chuyện với một số bác chuyên hành nghề viết sớ, người là lão nông chính gốc, người cán bộ về hưu làm thêm. Khi được hỏi cảm nhận thế nào về việc hợp nhất địa giới, tất cả mọi người đều ồ lên: “Anh chắc đi chùa Hương nhiều thấy đấy, dẫu xã và huyện chúng tôi hàng năm thu ngân sách không phải ít nhờ có chùa Hương, song hạ tầng cơ sở kém lắm. Còn nay hạ tầng cơ sở từ đường xá, trường học, bệnh viện... tất cả đã được đổi mới rất nhiều. Thử hỏi nếu không hợp nhất địa giới hành chính thì có được vậy không, chúng tôi tin rất khó.
Nhờ áp dụng KH-CN Nông nghiệp có bước phát triển mạnh mẽ
Không chỉ người dân mà ngay lãnh đạo các địa phương cũng nhìn nhận như vậy. Có lần trao đổi với đoàn công tác của báo Lao động Thủ đô, Chủ tịch UBND huyện Ứng Hòa nói rằng: Nếu không có sự đầu tư của thành phố từ việc mở rộng địa giới hành chính thì những lĩnh vực điện- đường- trường- trạm và nông nghiệp nông thôn không thể có bước phát triển này. Cùng chung quan điểm với vị lãnh đạo huyện Ứng Hòa, Bí thư huyện ủy Thạch Thất cũng có góc nhìn tương tự.
Có thể nói giờ đây, đi khắp ngõ ngách làng quê nào của những huyện ngoại thành Hà Nội, đặc biệt là các huyện thuộc Hà Tây (cũ) từ Ứng Hòa, Chương Mỹ, Quốc Oai, Thạch Thất... đến những xã Yên Bình, Yên Trung đâu đâu chúng ta cũng cảm nhận được sự đổi mới thực sự. Đường xá được bê tông hóa; đường điện được đầu tư khá hoàn chỉnh. Chẳng nói đâu xa, tại xã Hợp Đồng- Chương Mỹ, cách đây hơn 4 năm hệ thống trường lớp, điện, trụ sở UBND còn khá xập xệ thì nay đã thay đổi hẳn. Trường mầm non xã rất khang trang không kém gì ở nội thành; trạm y tế xã cũng được cải tạo, hệ thống điện chiếu sáng được làm mới, trụ sở xã cũng được xây mới, xóm làng đầm ấm, đông vui. Bác Đệ, cán bộ về hưu tâm sự: Trước đây khi hay tin mở rộng địa giới hành chính Thủ đô dân cũng cảm thấy rất buồn. Vì đang là người Hà Tây sáng ngủ dậy thành người Hà Nội, không phải sợ cuộc sống bị đảo lộn mà chỉ lo đời sống sẽ ra sao? Nhưng đến nay nhìn sự phát triển quá nhanh chóng, cái cũ vẫn được bảo tồn, duy tu, cái mới ngày càng phát triển, đời sống nhân dân khấm khá hơn.. ai ai cũng mừng.
Nông thôn thì lên phố, nhà cửa, xây dựng phát triển tự phát, tốc độ đô thị hóa nhanh khiến môi trường sống bị ô nhiễm trầm trọng. |
Và những con số biết nói...
Theo báo cáo của Chính phủ trước Quốc hội về kết quả 5 năm thực hiện mở rộng địa giới hành chính Thủ đô tại kỳ họp thứ 8 thì những gì đạt được là không thể phủ nhận. Cụ thể, 2009, tăng trưởng GDPR của Hà Nội đạt 6,7%, cao hơn mức bình quân chung của cả nước; Thu ngân sách vượt 4,7% so với chỉ tiêu Chính phủ giao (trên 73.000 tỷ đồng), thu hút đầu tư tăng 18%... Với đà phát triển, cùng với việc tổ chức thành công Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, năm 2010, kinh tế Thủ đô vượt qua hậu quả của cuộc khủng hoảng, suy thoái kinh tế thế giới, đạt mức tăng trưởng 11%, gấp hơn 1,6 lần so với mức tăng bình quân chung của cả nước. GDPR bình quân đầu người đạt khoảng 37 triệu đồng/năm (tương đương 1.950USD). Lần đầu tiên thu ngân sách của Hà Nội vượt ngưỡng 100.000 tỷ đồng, tăng 31,2% so với năm 2009; huy động vốn đầu tư xã hội đạt trên 175.000 tỷ đồng, tăng 18,5%. Năm 2011, năm đầu tiên thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015, tổng sản phẩm nội địa (GRDP) của Hà Nội tăng 10,1%, vốn đầu tư phát triển 193.587 tỷ đồng, tăng 13,5%; Tổng thu ngân sách trên địa bàn dự kiến cả năm 2011 đạt 123.610 tỷ đồng, vượt 7,1% dự toán năm, tăng 14,1% so năm 2010.Năm 2012, GDP của Hà Nội tiếp tục tăng trưởng khá và đạt 8,1%, gấp 1,5 lần so bình quân chung cả nước; tổng thu ngân sách đạt 146.513 tỷ đồng, vượt kế hoạch được giao. Thu hút đầu tư xã hội đạt 222.500 tỷ đồng, tăng 13,2%.
Đô thị ngày một khang trang.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, 100% huyện, thị xã và cơ sở đã lập xong đề án xây dựng nông thôn mới (NTM) và quy hoạch… 4 xã điểm xây dựng NTM đã cơ bản hoàn thành 19 tiêu chí, 34 xã đạt từ 14 đến 18 tiêu chí, 80 xã đạt từ 10 đến 13 tiêu chí… TP đầu tư 22.000 tỷ đồng xây hạ tầng, giao thông, thủy lợi, xử lý ô nhiễm môi trường nông thôn; hỗ trợ 23.000 hộ thoát nghèo và đào tạo, giải quyết việc làm cho 135.000 lượt lao động; xây mới 22 trường học công lập, đầu tư thêm 100 trường chuẩn quốc gia; 17 xã, phường chuẩn quốc gia về y tế…Năm 2013, mặc dù tình hình kinh tế - xã hội phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức lớn, nhưng GDPR tăng từ 8,6% , thu ngân sách đạt 123 ngàn tỷ đồng. Và dẫu kinh tế có khó khăn, nhưng TP vẫn duy trì mức trợ cấp, hỗ trợ từ ngân sách và từ nguồn huy động gần 359 tỷ đồng; dư nợ cho vay tín dụng hỗ trợ an sinh xã hội 4.134 tỷ đồng, giúp 7.930 hộ thoát nghèo; thực hiện giải ngân nguồn vốn bổ sung có mục tiêu cho các huyện, thị xã 508 tỷ đồng hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp và xây dựng hạ tầng nông thôn… Đến nay thu nhập của người dân đạt gần 50 triệu đồng/năm.
Nhìn lại năm qua, có thể nói Hà Nội đã đạt được những thành tựu to lớn, toàn diện, tạo sự chuyển biến căn bản trong đời sống xã hội, góp phần rất quan trọng vào thành tựu chung của vùng và cả nước. Đó là, kinh tế liên tục tăng trưởng cao; cơ cấu kinh tế dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp chuyển dịch tích cực ngày càng rõ nét; quy mô kinh tế được mở rộng; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và đô thị phát triển theo hướng hiện đại. Bộ mặt TP, kể cả khu vực đô thị và vùng nông thôn có nhiều thay đổi. Văn hoá - xã hội tiếp tục phát triển, đạt nhiều kết quả quan trọng, nhất là về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh; giữ gìn và phát huy những giá trị văn hoá tiêu biểu của Thăng Long - Hà Nội. Hệ thống giáo dục, đào tạo, y tế được mở rộng quy mô đi đôi với nâng cao chất lượng; giải quyết việc làm được quan tâm, tỷ lệ hộ nghèo ngày càng giảm. Đời sống của nhân dân Thủ đô, đặc biệt là ở vùng nông thôn, xa trung tâm được cải thiện rõ rệt. Hệ thống chính trị được củng cố, tăng cường; năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ, hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước của các cấp chính quyền được nâng cao, nội dung và phương thức hoạt động của MTTQ, các đoàn thể nhân dân có những đổi mới, hướng về cơ sở. Bởi vậy, trong báo cáo Chính phủ khẳng định “Đến nay nhìn lại chặng đường 5 năm phát triển có thể nói việc QH ban hành NQ 15 về mở rộng địa giới hành chính Thủ đô là đúng đắn”.
Thách thức và niềm tin
Bên cạnh những thành công có thể nói thách thức đặt ra với Đảng bộ, chính quyền thành phố là không nhỏ; trong đó có 3 vấn đề lớn cần phải giải quyết đó là yếu tố con người, cơ cấu kinh tế và cấu trúc đô thị, làng xã.
Về yếu tố con người, nếu như trước thời điểm mở rộng (1/8/2008), tổng biên chế hành chính, sự nghiệp của Hà Nội chỉ có hơn 57.000 biên chế thì sau 1/8/2008, con số này đã vọt lên hơn 102.700 (hơn 8.100 cho khối hành chính và hơn 94.600 cho khối sự nghiệp), tăng gần gấp đôi so với trước. Tuy nhiên, nhìn một cách tổng thể về trình độ, năng lực chuyên môn của không ít cán bộ, công chức vẫn chưa đáp ứng nhu cầu. Là Thủ đô, trung tâm đào tạo của cả nước nhưng sức hút lao động cao vẫn chưa nhiều. Lao động qua đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp.
Về cơ cấu kinh tế vẫn chưa có sự dịch chuyển lớn. Là Thủ đô nhẽ ra tỷ trọng công nghệ và dịch vụ trong GDPR phải cao, nhưng đến nay hai lĩnh vực này còn chiếm tỷ trọng thấp. Còn nông nghiệp đa số vẫn sản xuất đơn lẻ, chưa ứng dụng khoa học công nghệ để cho giá trị gia tăng cao. Đã thế, cấu trúc đô thị từ nội thành, đến ngoại thành còn nhiều bất cập. Nông thôn thì lên phố, nhà cửa, xây dựng phát triển tự phát, tốc độ đô thị hóa nhanh khiến môi trường sống bị ô nhiễm trầm trọng. Trên là những vấn đề được cho là cần làm ngay của TP.
Thành công bao giờ cũng đi liền với thác thức. Đầu xuôi, đuôi lọt, với những gì đã đạt được trong 5 năm qua, tin tưởng dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sáng suốt của Đảng bộ, sự điều hành năng động của UBND và sự vào cuộc của các cấp các ngành; đặc biệt sự đồng thuận của nhân dân, tin tưởng chắc chắn rằng, Thủ đô sẽ gặt hái nhiều hơn nữa thành công trong mùa xuân mới và những năm tiếp theo. Một Thủ đô văn minh song vẫn giữ được bản sắc văn hóa riêng làm nên một Hà Nội hòa hoa, thanh lịch...
TUỆ GIANG
Nên xem
Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ IV
Đại biểu đề nghị giám sát các quỹ để quản lý, sử dụng hiệu quả
Tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm sởi trong bệnh viện
Xem trực tiếp chung kết Miss Universe 2024 ở đâu?
Cơ quan Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội: Phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt” luôn thực chất, hiệu quả
Thị xã Cửa Lò nhập vào Thành phố Vinh từ ngày 1/12/2024
Năm 2024 cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên
Tin khác
Thị xã Cửa Lò nhập vào Thành phố Vinh từ ngày 1/12/2024
Giao thông 05/11/2024 11:32
Tu sửa hè đường: Giải pháp nào giảm ảnh hưởng dân sinh?
Giao thông 05/11/2024 09:54
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 5/11: Sáng sớm có mưa rào, trời chuyển rét
Môi trường 05/11/2024 06:25
Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh
Trật tự đô thị 04/11/2024 15:34
Cháy nhà 5 tầng lúc rạng sáng, giải cứu 2 người mắc kẹt
Phòng chống cháy nổ 04/11/2024 09:41
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 4/11: Trời chuyển rét, có mưa rào
Môi trường 04/11/2024 05:59
Không khí lạnh tăng cường, Hà Nội chuyển rét với nhiệt độ thấp nhất 18-20 độ
Môi trường 03/11/2024 19:32
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 3/11: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Môi trường 03/11/2024 06:09
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Môi trường 02/11/2024 20:30
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Longform 02/11/2024 20:16