Thăm vùng trồng rau hữu cơ ở xã Bình Yên
Huyện Đan Phượng rà soát các vùng chuyên canh tập trung | |
Vì sao rau hữu cơ lại có giá cao 'ngất ngưởng'? |
Mặc dù đã nghe nhiều về mô hình trồng rau hữu cơ, nhưng thời gian gần đây, khi cùng đoàn cán bộ phóng viên do Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức đi thực địa để nắm bắt tình hình phát triển nông nghiệp nông thôn ở các huyện ngoại thành Hà Nội, chúng tôi mới có dịp chứng kiến vùng trồng rau hữu cơ quy mô lớn của một trang trại đầu tiên trên địa bàn Hà Nội.
Chị Trương Kim Hoa đã quyết định bỏ phố lên rừng để trồng rau hữu cơ. (NC) |
Đến huyện Thạch Thất, đoàn được lãnh đạo huyện dẫn đi thực tế tại thôn Dục, xã Yên Bình. Ghé thăm trang trại Hoa Viên của chị Trương Kim Hoa, tại đây, chúng tôi đã được “mục sở thị” quy trình trồng rau hữu cơ đầu tiên trên vùng núi Hà Nội.
Có cả triệu gốc rau rừng với các giống rau quý hiếm. Nào là rau sắng (ngót rừng), được coi là thứ rau quý hiếm nổi tiếng chỉ có nhiều ở các sườn núi cheo leo, hiểm trở khu vực chùa Hương, huyện Mỹ Đức, thứ rau mà thi sĩ Tản Đà từng đưa vào thơ ca: “Muốn ăn rau sắng chùa Hương - Tiền đò thì tốn, con đường thì xa”. Nay cây rau sắng đã được nhân giống hàng nghìn gốc xanh tốt trên các sườn đồi, vách núi huyện Thạch Thất.
Không riêng rau sắng, nhiều loại rau rừng quý hiếm khác như bò khai (dạ hiến), rau mỏ, rau sau sau, rau dền chua đỏ, hoa và củ chuối rừng, măng rừng, sung nếp… cũng được nhân giống, trồng tại đây.
Ngoài rau rừng, các loại rau ăn lá, rau ăn củ, quả khác như : Rau chùm ngây, rau ngót, rau cải các loại, hoa thiên lý, rau muống tiến vua, rau lang ngọt, rau dền, mướp hương, bầu, bí, su su... cũng vươn tốt phủ xanh khắp cả một vùng đồi.
Dụng cụ để bẫy, bắt côn trùng gây hại rau. Ảnh Nguyễn Công. |
Nói về ý tưởng của vùng trồng rau hữu cơ, chị Trương Kim Hoa, chủ Trang trại Hoa Viên - Trang trại chăn nuôi lợn rừng kết hợp trồng rau hữu cơ cho biết: “Hơn chục năm trước, mình cũng từng làm nhân viên văn phòng, nhưng rồi một lần đến thăm vùng đất nay, tình yêu với những sản phẩm nông nghiệp đã thôi thúc mình sớm bắt tay vào thực hiện một việc gì đó. Vậy là, từ suy nghĩ giản đơn mong muốn mang đến những thực phẩm sạch cho người tiêu dùng, trong khi có điều kiện về “thiên thời, địa lợi” hoàn toàn phù hợp trồng những sản vật đó nên mình và gia đình đã bắt tay vào thực hiện.
Với 60ha đất bao trọn một quả đồi của xã Yên Bình, huyện Thạch Thất, 10 năm qua, đây là khu vực chăn nuôi lợn rừng quy mô lớn nhất Thành phố với quy mô 10 nghìn con. "Đó là một nguồn phân bón hữu cơ để nuôi giun quế và tiếp tục tận dụng phân chuồng hoại mục, được xử lý vệ sinh để chăm bón cho cây. Nước tưới rau lấy tại suối đầu nguồn Vua Bà, không dùng thuốc bảo vệ thực vật”, chị Hoa cho biết.
Trang trại rau hữu cơ của Trang trại Hoa Viên. Ảnh Nguyễn Công. |
Để mang đến người tiêu dùng những nông sản hữu cơ, đồng nghĩa với việc quy trình sản xuất rau của trang trại phải loại bỏ hoàn toàn các thành phần hóa học ra khỏi sản xuất. Do đó, tất cả các công đoạn sản xuất từ làm cỏ, bắt sâu, chăm bón trang trại đều phải hoàn toàn tự nhiên. Thay vì sử dụng thuốc diệt cỏ như đối với cây trồng khác, những công nhân của trang trại làm cỏ bằng phương pháp thủ công. Để ngăn ngừa sâu bệnh, trang trại sử dụng các loại bẫy bắt côn trùng bằng công nghệ sinh học, các loại thuốc trừ sâu làm bằng chế phẩm gừng, tỏi trưng cất và phát triển thiên địch…
Với quy trình sản xuất bài bản, ngặt nghèo, chi phí chăm sóc rau hữu cơ cao hơn hẳn nhưng cũng bởi vậy mà sản phẩm làm ra bảo đảm chất lượng mang theo hương vị của núi rừng xứ Đoài. Rau tươi, non, vị đậm đà do có thời gian sinh trưởng đủ dài. Với thương hiệu rau sạch Đại Ngàn, sản phẩm rau hữu cơ của Trang trại Hoa Viên đã đáp ứng một phần nhu cầu thực phẩm cho người dân Thủ đô.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Infographic 04/11/2024 20:52
EVNHANOI khẳng định, không sử dụng tài khoản cá nhân để thu tiền điện
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 17:32
Khởi công cụm công nghiệp hơn 1.100 tỷ đồng tại huyện Thanh Oai
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 16:36
Gần 400 tay vợt tranh tài tại Giải bóng bàn Báo Hànộimới mở rộng lần thứ XI
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 16:25
Thanh Trì: Bức tranh kinh tế tiếp tục khởi sắc
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 16:05
Điểm sáng trong xây dựng nông thôn mới
Nhịp sống Thủ đô 03/11/2024 07:16
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Nhịp sống Thủ đô 02/11/2024 23:19
Hội khoẻ Hội Nhà báo thành phố Hà Nội mở rộng năm 2024 đã thành công tốt đẹp
Nhịp sống Thủ đô 02/11/2024 17:25
Thanh Trì triển khai công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ
Nhịp sống Thủ đô 02/11/2024 12:17
Hà Nội: Phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Nhịp sống Thủ đô 02/11/2024 06:20