Thái Bình: Lễ khai hội truyền thống đền Đồng Bằng
Triển khai hội thi Nét đẹp văn hóa công sở năm 2018 | |
Mở hội khai xuân Yên Tử 2018 | |
Sáng mai, khai hội xuân Yên Tử |
Di tích lịch sử văn hóa đền Đồng Bằng là nơi thờ Đức Vua Cha Bát Hải Động Đình, người có công giúp Vua Hùng đánh giặc ngoại xâm, chiêu dân, lập ấp, xây dựng giang sơn, xã tắc từ buổi sơ khai. Đây cũng là nơi tưởng niệm Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn cùng các danh tướng nhà Trần có công lãnh đạo nhân dân làm nên chiến thắng ba lần đánh quân Nguyên - Mông.
Vào ngày 29/10 (tức 20/8 âm lịch), hàng vạn người dân và du khách thập phương đã đổ về xã An Lễ, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình, để tham dự Lễ hội truyền thống đền Đồng Bằng. |
Đền Đồng Bằng là di tích lịch sử có kiến trúc nghệ thuật và có giá trị như một bảo tàng mỹ thuật kiến trúc gỗ tọa lạc bên dòng sông cổ Mai Diêm thuộc trang Đào Động, tổng Vọng Lỗ, huyện Phụ Phượng nay là thôn Đồng Bằng, xã An Lễ, huyện Quỳnh Phụ.
Năm 1986, di tích lịch sử văn hóa đền Đồng Bằng đã được Bộ Văn hóa công nhận và cấp bằng Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Ngày 16/9/2016, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ra quyết định số 3247/QĐ-BVHTTDL đưa Lễ hội truyền thống Đền Đồng Bằng vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
Tại buổi khai mạc, sau lễ rước của các đền Mẫu Sinh, Quan Đệ Nhất, Quan Đệ Nhị, Quan Đệ Tam, Quan Điều Thất, Quan Đệ Bát về đền Đức Vua là lễ dâng hương, rước bài vị, khai chiêng, trống mở hội. |
Tại buổi khai mạc, sau lễ rước của các đền Mẫu Sinh, Quan Đệ Nhất, Quan Đệ Nhị, Quan Đệ Tam, Quan Điều Thất, Quan Đệ Bát về đền Đức Vua là lễ dâng hương, rước bài vị, khai chiêng, trống mở hội.
Theo BTC lễ hội, Lễ hội đền Đồng Bằng có ý nghĩa rất lớn đối với đời sống tinh thần của nhân dân và du khách thập phương. Đây là hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian đặc thù và mang tính tổng hợp cao, pha trộn và đan xen nhiều tín ngưỡng dân gian bản địa, từ tục thờ thủy thần đến thờ Cha, thờ Mẹ, thờ Anh hùng dân tộc và Anh hùng văn hóa.
Ngay sau lễ khai mạc, Hội thi bơi chải đã diễn ra |
Suốt những ngày diễn ra lễ hội (từ 20 - 26/8 ÂL), ngoài các nghi lễ trang nghiêm, người dân và du khách còn được thưởng lãm và tham gia nhiều trò chơi dân gian đặc sắc: bơi chải, kéo co, cờ tướng, đấu vật, chọi gà...
Theo Đức Văn/ dantri.com.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn
Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số
Phối hợp nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn khối Giáo dục
Cần quyết liệt xử lý nạn “quái xế”
Bông mua tím
Sức khỏe người lao động là “vốn quý” của doanh nghiệp
Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa
Tin khác
Bông mua tím
Văn hóa 05/11/2024 09:09
Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa
Văn hóa 05/11/2024 09:05
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Văn hóa 04/11/2024 22:00
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Văn hóa 02/11/2024 20:28
Tạp chí điện tử Tiếp thị và Gia đình ra mắt bộ nhận diện mới
Văn hóa 02/11/2024 13:05
Sôi nổi Liên hoan nghệ thuật quần chúng "Hà Nội - Niềm tin và hy vọng" năm 2024
Văn hóa 01/11/2024 22:18
"Mùa hè năm ấy bên em là mãi mãi": Áng văn đẹp đẽ về tình yêu và nhân sinh giữa đại dịch
Văn hóa 31/10/2024 15:07
Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024: Hành trình kết nối "Dòng chảy di sản"
Văn hóa 30/10/2024 22:35
NSND Xuân Bắc được bổ nhiệm làm Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn
Văn hóa 30/10/2024 19:46
Ấn tượng Chung kết cuộc thi nhảy hiện đại “Nhịp sống trẻ” Hà Nội năm 2024
Văn hóa 28/10/2024 20:38