Tết Trung Thu và hoạt động văn hóa múa Lân của người Hà Nội
Đảm bảo mọi trẻ em sống trên địa bàn TP đều được vui Tết Trung thu | |
Tết Trung thu "sát nút", thanh kiểm tra ráo riết an toàn thực phẩm |
Trên các tuyến phố như Hàng Mã , Lý Thái Tổ, Đinh Tiên Hoàng, Hàng Bài, Tôn Đức Thắng, các khu đô thị… luôn có nhiều đoàn múa lân biểu diễn khuấy động làm không khí Trung thu thêm rộn ràng. Người dân túm tụm vào xem, đôi khi chỉ nghe thấy tiếng trống chứ không nhìn thấy đoàn múa nhưng ai cũng háo hức, nhất là trẻ em.
Múa Lân. Ảnh: Nguyễn Công |
Các đoàn múa Lân thường có khoảng 10 - 15 người, bao gồm cả người lớn, trẻ nhỏ, mang theo chiêng, trống và đầu lân để biểu diễn, diễu hành qua các tuyến phố rồi tập trung ở những điểm công cộng để bắt đầu các tiết mục nhảy múa, thi thoảng có đoàn còn biểu diễn kèm theo các tiết mục ảo thuật như thổi lửa, nhào lộn… khiến các em nhỏ rất thích thú. Ở những tụ điểm rộng rãi đông người xem như phố đi bộ Hồ Gươm, tượng đài Lý Thái Tổ… thì còn có nhiều em nhỏ tham gia vào để cùng trải nghiệm, cùng nhau nhảy với đoàn múa. Đa phần người dân Thủ đô tỏ ra khá hào hứng với các tiết mục trình diễn múa Lân. Xem các đội biểu diễn, trẻ em thích thú reo hò, người lớn cũng như được sống lại không khí tết Trung thu rộn ràng của những năm tháng tuổi thơ.
Hoạt động múa Lân thường kéo dài từ ngày 1/8 Âm lịch đến hết ngày Rằm tháng Tám. Mỗi tối, một nhóm múa lân thường di chuyển từ 5 - 6 địa điểm. Mỗi địa điểm biểu diễn từ 15 - 30 phút. Bà Trần Thị Thanh (Tân Ấp, Phúc Xá, Ba Đình, Hà Nội) cho biết: “Ngày nào nghe tiếng trống tùng tùng của đoàn múa Lân là các cháu tôi nhớn nhác cả lên. Trẻ con ở xóm này rất đông, có lúc chúng kéo theo đoàn múa Lân thành một hàng dài đi khắp phố trông rất vui. Tôi thích hoạt động này, dường như chỉ thấy ở Hà Nội vào những ngày trước đêm rằm”.
Tuy nhiên, hoạt động múa Lân ngoài tạo không khí lễ hội sôi động, vui vẻ cũng gây ra một số phiền toái cho người tham gia giao thông. Ông Huỳnh Tấn Tài (Phố Hàng Giấy, Hoàn Kiếm, Hà Nội) đưa ra ý kiến: “Hoạt động múa Lân rất hay nhưng cần quán triệt các đoàn múa Lân dạo nên múa ở những địa điểm vắng, không nền múa dưới lòng đường khiến người lớn và trẻ em tụ tập gây ách tắc giao thông hoặc gây nguy hiểm cho trẻ nhỏ.”
Liên quan đến việc tổ chức hoạt động vui tết Trung thu cho trẻ em, ngày 7/9 vừa qua UBND thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch số 198/KH-UBND tổ chức hoạt động “Tết Trung thu năm 2017” trên địa bàn Thành phố. Với mục đích tổ chức tết Trung thu vui tươi, an toàn cho trẻ em trên địa bàn thành phố, đặc biệt là trẻ em sống trong các gia đình nghèo, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em tại các địa bàn khó khăn, trẻ em vùng dân tộc thiểu số; tạo cơ hội để trẻ em chủ động, tích cực tham gia các vấn đề liên quan đến trẻ em, thu hút các em tham gia các hoạt động vui chơi lành mạnh, bổ ích và an toàn để trẻ em có điều kiện phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần; phòng ngừa, hạn chế tối đa những tác động tiêu cực đến trẻ em, phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em; thực hiện hiệu quả chính sách, chương trình và vận động xã hội nhằm xây dựng môi trường an toàn, lành mạnh, thân thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống cho trẻ em.
UBND Thành phố yêu cầu các sở, ban, ngành, đoàn thể Thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức các hoạt động vui tết Trung thu cho trẻ em tại các Trung tâm văn hóa, thể thao và các điểm vui chơi tại cộng đồng, thu hút trẻ em tham gia các hoạt động vui chơi bổ ích, lành mạnh.
Tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí như: chương trình văn nghệ, tổ chức các trò chơi dân gian, hoạt động thể dục thể thao như bóng đá, cầu lông, bơi lội, tìm hiểu di tích lịch sử, chiếu phim, sinh hoạt câu lạc bộ, tọa đàm thu hút trẻ em tham gia vào các hoạt động vui chơi bổ ích, lành mạnh.
Tăng cường các hoạt động truyền thông, giáo dục và vận động xã hội qua các phương tiện thông tin đại chúng như: truyền hình, phát thanh, báo viết, báo mạng; sản xuất và cấp phát pano, áp phích, tờ rơi, tài liệu truyền thông nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, các sở, ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức, gia đình và bản thân trẻ đối với công tác bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em…
Hoạt động múa Lân truyền thống được xem là một nét văn hóa đặc sắc của người dân Thủ đô trước và trong ngày Rằm tháng Tám. Theo đó, các cấp chính quyền cũng cần kiểm soát chặt chẽ hơn đối với những đoàn múa Lân dạo để tránh gây phiền toái cho người dân mà vẫn mang đến cho các em nhỏ những đêm vui chơi bổ ích trong ngày lễ được chờ đón này.
Bảo Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá xăng dầu hôm nay (5/11): Giá dầu thế giới tiếp đà tăng mạnh
Tỷ giá USD hôm nay (5/11): Đồng USD thị trường tự do quay đầu giảm
Giá vàng hôm nay (5/11): Vàng trong nước đồng loạt giảm mạnh
Tuyên truyền Luật Thủ đô năm 2024 đến người lao động ngành Xây dựng Hà Nội
Ngắm nhìn vẻ đẹp của Hà Nội với loạt tranh vẽ bằng bút bi
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 5/11: Sáng sớm có mưa rào, trời chuyển rét
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Tin khác
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Luật Thủ đô 2024 04/11/2024 22:12
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Infographic 04/11/2024 20:52
EVNHANOI khẳng định, không sử dụng tài khoản cá nhân để thu tiền điện
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 17:32
Luật Thủ đô 2024: Thêm cơ chế, chính sách đặc thù để thu hút đầu tư xã hội
Luật Thủ đô 2024 04/11/2024 17:26
Khởi công cụm công nghiệp hơn 1.100 tỷ đồng tại huyện Thanh Oai
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 16:36
Gần 400 tay vợt tranh tài tại Giải bóng bàn Báo Hànộimới mở rộng lần thứ XI
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 16:25
Thanh Trì: Bức tranh kinh tế tiếp tục khởi sắc
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 16:05
Bí thư Thành ủy Hà Nội trao Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng tặng cán bộ tiền khởi nghĩa
Thủ đô 04/11/2024 15:24
Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc với 5 dự án đầu tư kéo dài, chậm triển khai
Chỉ đạo - Điều hành 04/11/2024 13:36
Phát triển nông nghiệp Thủ đô theo hướng nông nghiệp sinh thái, bền vững
Luật Thủ đô 2024 04/11/2024 12:25