Tết ở làng bánh chưng Tranh Khúc

(LĐTĐ) Làng bánh chưng Tranh Khúc, xã Duyên Hà, huyện Thanh Trì, Hà Nội từ lâu đã được mọi người biết đến là làng nghề bánh chưng có tiếng. Mỗi dịp Tết đến, làng bánh chưng Tranh Khúc là nơi tìm về của những người thương buôn. Bánh chưng Tranh Khúc mang hương vị đặc trưng riêng mà không nơi nào có được, đặc trưng đó được tạo nên bởi vị ngọt của đỗ xanh, vị ngậy của thịt, mùi thơm của gạo nếp và lá dong.
tet o lang banh chung tranh khuc Làng bánh chưng Tranh Khúc hối hả chạy Tết

Men theo đường đê Hữu Hồng, chúng tôi tìm đến với gia đình bà Trần Thị Thịnh - một gia đình có truyền thống làm bánh chưng lâu năm tại làng Tranh Khúc. Từ ngoài cổng bước vào, chúng tôi đã cảm nhận được không khí tất bật trong công việc làm bánh vào những ngày cuối năm. Trong gia đình có bao nhiêu người thì bấy nhiêu người cùng tham gia vào công việc làm bánh, người rửa lá dong, người lau, xếp lá, người làm nhân cho bánh.

tet o lang banh chung tranh khuc
Làng nghề bánh chưng Tranh Khúc tất bật vào những ngày giáp Tết.

Dù đã bước vào cái tuổi 81 thế nhưng hiện tại bà vẫn là nhân lực chính đảm nhận các khâu về nguyên liệu cũng như gia giảm cho nhân để tạo nên những chiếc bánh chưng ngon nức tiếng Thủ đô. Đôi tay tỷ mẩn chọn từng miếng thịt ngon xếp đều thành các mô nhỏ, vừa làm vừa trò chuyện với chúng tôi, bà Thịnh cho biết, để làm nên một chiếc bánh chưng ngon thì điều quan trọng nhất là khâu lựa chọn nguyên liệu.

Người thôn Tranh Khúc thường chọn gạo nếp cái hoa vàng của vùng Hải Hậu (Nam Định) và một số nơi thuộc Thái Bình, Hải Dương; đỗ xanh chọn loại hạt tiêu rất mẩy, thơm và ngậy; thịt lợn thường được người dân đến các cơ sở mổ lợn sạch để mua. Còn với việc lựa chọn lá dong để gói bánh thì đó phải là thứ lá dong rừng vì loại lá này to, có màu xanh sẫm…

Bánh chưng làng Tranh phục vụ theo mùa nên cứ đến dịp mồng 1 hay ngày rằm thì cả làng nhà nào nhà nấy đều tất bật gói bánh, luộc bánh, nhà nào cũng thơm mùi lá dong và gạo nếp. Bà kể rằng, những ngày thường những gia đình ở đây chỉ làm theo đơn đặt hàng, không làm dư thừa, mỗi ngày túc tắc cũng được tầm khoảng trăm chiếc. Nhưng với ngày lễ thì làm không hết việc, nhiều nơi đặt tới vài trăm đến cả nghìn chiếc nên gia đình bà phải thuê thêm người phụ giúp những công việc như rửa lá, xếp lá, vo gạo…

Cũng có gần 20 năm làm nghề, chị Nguyễn Lệ Thắm - làng Tranh Khúc chia sẻ: “Với gia đình mình thì bí quyết để tạo nên những chiếc bánh chưng ngon đó là ở khâu gia giảm, những người làm lâu năm về bánh chưng thì có thể dùng tay áng chừng được việc nêm nếm gia vị để bánh không bị quá mặn hoặc quá nhạt. Việc nêm nếm gia vị có thể nói là khâu quyết định đến chất lượng của mỗi mẻ bánh chưng. Trong những ngày Tết, để đảm bảo gia giảm cho bánh, nhà mình phải cân đong đo đếm trước rồi để thợ làm những khâu còn lại.”

Một điều đặc biệt ở làng nghề bánh chưng Tranh Khúc là người gói bánh không cần dùng khuôn nhưng mỗi tiếng đồng hồ họ có thể làm ra hơn 100 chiếc bánh vuông vức. Kỹ thuật gói bánh bằng tay nhìn có vẻ đơn giản nhưng không phải ai cũng có thể thực hiện được, chị Thắm cho hay: “Kỹ thuật gói bánh chưng bằng tay cũng không quá khó nhưng đòi hỏi người làm phải quen tay, hơn nữa nếu gói bằng khuôn thì bánh sẽ không được chặt, luộc lên sẽ bị nhão, chiếc bánh sẽ không để được lâu.” Bên cạnh đó, người gói phải thao tác chặt tay, đúng quy cách, đong đúng trọng lượng, luộc phải đủ giờ. Làm bánh chưng tưởng như đơn giản nhưng thực ra đòi hỏi cao về kỹ thuật, chỉ cần một khâu làm không cẩn thận cũng ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

Làng Tranh Khúc ngày trước được biết đến là làng tập trung đa dạng các nghề như: Làm bánh chưng, làm tương, nấu rượu… thế nhưng, tới thời điểm hiện tại chỉ còn nghề làm bánh chưng được người dân lưu giữ tới tận bây giờ. Nghề làm bánh chưng xuất hiện khá lâu tại làng Tranh Khúc khiến những người lớn tuổi cũng phải lắc đầu trước câu hỏi nghề làm bánh chưng bắt đầu từ khi nào, chỉ biết rằng nghề này là của cha ông để lại. Vì yêu những chiếc bánh chưng, trân trọng nghề truyền thống của thế hệ trước nên mọi người trong làng gìn giữ và phát triển cho đến ngày nay.

Có thể nói, thiên nhiên đã góp phần không nhỏ để tạo nên thương hiệu bánh chưng Tranh Khúc như hiện tại. Với vị trí đắc địa, làng Tranh Khúc được thiên nhiên ban tặng cho nguồn nước ngầm tinh khiết, với những người con làng Tranh Khúc thì chỉ có nguồn nước này mới tạo nên màu xanh như màu của cốm và tạo nên hương vị đặc trưng của bánh chưng làng Tranh Khúc.

Đến với làng Tranh Khúc thời điểm hiện tại, chúng ta hiếm thấy những bếp than hồng đang rực lửa với nồi bánh chưng bằng gang đang sôi lục bục mà thay vào đó là hệ thống luộc bằng điện. Ông Nguyễn Duy Thành - làng Tranh Khúc cho biết: “Trước đây, người thôn Tranh Khúc luộc bánh bằng than, củi nhưng hiện tại đã chuyển sang luộc bằng nồi điện và hơi nước, luộc bằng điện có nhiều cái lợi đó là người làm được thảnh thơi hơn, không cần thức đêm để trông nồi bánh chưng hay sợ bánh chưng hấy do bị tắt lửa, bếp điện sôi liên tục trong thời gian quy định sẽ giúp bánh chín đều và ngon hơn. Công nghệ luộc bánh này có vốn đầu tư ban đầu tương đối lớn, nhưng vì ưu điểm là bớt được sức người nên hầu hết các gia đình làm bánh thôn Tranh Khúc đều có hệ thống luộc bằng điện.”

Xuân về, vượt qua những khó nhọc về mệt mỏi đó không làm cho những người con làng Tranh Khúc nản lòng với nghề truyền thống, họ vẫn đang ngày đêm miệt mài với những nồi bánh chưng để giữ vững hương vị đặc trưng trong từng chiếc bánh, tạo nên một loại đặc sản không nơi nào có được ngoài làng Tranh Khúc.

Lương Hằng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội: Tổ chức Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực

Hà Nội: Tổ chức Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực

(LĐTĐ) Thành phố Hà Nội đặt ra yêu cầu, 100% Ủy ban nhân dân (UBND) các quận, huyện, thị xã ban hành kế hoạch chỉ đạo và tổ chức các hoạt động vui Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
Tăng mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu cho người lao động

Tăng mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu cho người lao động

(LĐTĐ) Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua có nhiều thay đổi nhằm đảm bảo chính sách an sinh xã hội, tăng độ bao phủ toàn dân, trong đó đáng chú ý là quy định điều kiện hưởng lương hưu, điều chỉnh giảm dần độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội, và tăng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu.
Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

(LĐTĐ) Thực hiện nhiệm vụ tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử, chính trị quan trọng của đất nước và Thủ đô năm 2024, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị nghệ thuật trực thuộc tổ chức các đêm diễn phục vụ nhân dân một số quận, huyện trên địa bàn thành phố trong dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024).
500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ ngày 14/6 đến ngày 10/7, cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen" năm 2024 đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân và 500 thí sinh nữ tham gia.
Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

(LĐTĐ) Trong 6 tháng đầu năm 2024, có 20/23 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thạch Thất tổ chức chiến dịch cung cấp dịch vụ dân số. Các mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng; chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên... tiếp tục được nhân rộng qua đó góp phần nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn.
Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ban Tuyên giáo Trung ương và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách “Quốc hội trong tiến trình đổi mới đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
LĐLĐ huyện Sóc Sơn: Biểu dương 114 gia đình công nhân viên chức lao động tiêu biểu

LĐLĐ huyện Sóc Sơn: Biểu dương 114 gia đình công nhân viên chức lao động tiêu biểu

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Sóc Sơn đã tổ chức hội nghị biểu dương Chủ tịch Công đoàn cơ sở xuất sắc tiêu biểu; biểu dương gia đình công nhân, viên chức, lao động tiêu biểu năm 2024; tặng quà cán bộ công đoàn là thương binh, con liệt sỹ năm 2024; kỷ niệm 95 năm Ngày Thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024).

Tin khác

“Chạm” iHanoi để trải nghiệm văn hóa, du lịch Thủ đô

“Chạm” iHanoi để trải nghiệm văn hóa, du lịch Thủ đô

(LĐTĐ) Ứng dụng iHanoi giúp người dân có thể khám phá các địa điểm du lịch, văn hóa lịch sử tiêu biểu của Thủ đô Hà Nội.
Kết nạp đảng viên từ nguồn học sinh ưu tú: Góc nhìn từ Đảng bộ huyện Thanh Trì

Kết nạp đảng viên từ nguồn học sinh ưu tú: Góc nhìn từ Đảng bộ huyện Thanh Trì

(LĐTĐ) Sau quá trình rèn luyện và phấn đấu, được trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam là niềm vinh dự, tự hào của nhiều đoàn viên, thanh niên. Càng ý nghĩa hơn khi lễ kết nạp "Đảng viên mới" được tổ chức ở ngôi trường trung học phổ thông, nơi những trái tim đầy nhiệt huyết đang nỗ lực theo đuổi lý tưởng của tuổi trẻ.
Giữ hương trà sen Tây Hồ

Giữ hương trà sen Tây Hồ

(LĐTĐ) Trong một đận mải miết đi tìm văn hóa thưởng thức trà của người Hà Nội, tôi tình cờ gặp được không ít người đã và đang dành nhiều tâm huyết với nghề ướp trà sen. Họ làm trà không hẳn vì lợi nhuận kinh tế, thay vào đó là tâm niệm muốn lưu giữ nghề truyền thống, một nét đẹp văn hóa tinh tế mang thương hiệu trà sen Tây Hồ.
Phụ nữ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Phụ nữ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), các cấp Hội Phụ nữ Hà Nội đã và đang tổ chức triển khai nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực ý nghĩa.
Hun đúc giá trị, cốt cách của người Hà Nội trong ứng xử qua Cuộc vận động “Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp”

Hun đúc giá trị, cốt cách của người Hà Nội trong ứng xử qua Cuộc vận động “Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp”

(LĐTĐ) Nhằm phát huy vai trò của phụ nữ Thủ đô trong tuyên truyền, vận động thực hiện nếp sống, lối sống văn hóa, trọng tâm là các Bộ Quy tắc ứng xử của Thành phố; các cấp hội phụ nữ Hà Nội đã cùng nhau hun đúc nên giá trị cốt cách của người Hà Nội trong ứng xử, thông qua Cuộc vận động “Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp”.
Báo chí trong tuyên truyền xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh

Báo chí trong tuyên truyền xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh

(LĐTĐ) Sáng nay (26/6), Báo Phụ nữ Thủ đô tổ chức Toạ đàm "Phát huy vai trò của báo chí truyền thông trong tuyên truyền xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh gắn với cuộc vận động Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp"
Quận Nam Từ Liêm: Khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho các đối tượng chính sách

Quận Nam Từ Liêm: Khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho các đối tượng chính sách

(LĐTĐ) Hướng tới kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), các địa phương trên địa bàn quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) tập trung triển khai việc thực hiện chính sách, chế độ đối với người có công với cách mạng. Trong đó, có chương trình tư vấn kiến thức chăm sóc sức khỏe, cấp thuốc, tặng quà cho các đối tượng chính sách...
Trao tặng Huy hiệu Tuổi trẻ dũng cảm cho 4 thanh niên trong vụ cháy nhà trọ ở Trung Kính

Trao tặng Huy hiệu Tuổi trẻ dũng cảm cho 4 thanh niên trong vụ cháy nhà trọ ở Trung Kính

(LĐTĐ) Ghi nhận hành động dũng cảm của 4 thanh niên đã cứu người trong vụ cháy tại số 1, hẻm 31, ngách 98, ngõ 43 đường Trung Kính, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy xảy ra gần đây, Ban Chấp hành Trung ương Đoàn đã Quyết định trao tặng Huy hiệu Tuổi trẻ dũng cảm cho các thanh niên.
Phát triển Thủ đô từ văn hóa

Phát triển Thủ đô từ văn hóa

(LĐTĐ) Trong chiến lược phát triển, thành phố Hà Nội hướng đến tập trung phát triển công nghiệp văn hóa, du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Trong đó, ưu tiên bảo tồn, khai thác, phát huy hiệu quả một số không gian văn hóa, tạo động lực, nền tảng quan trọng phát triển Thủ đô.
Tìm những đột phá về hạ tầng trong quy hoạch Thủ đô

Tìm những đột phá về hạ tầng trong quy hoạch Thủ đô

(LĐTĐ) Quy hoạch Thủ đô vừa được Bộ Chính trị cho ý kiến kết luận đã đưa ra 20 mục tiêu cụ thể nhằm phát triển Thủ đô xứng tầm. Trong 20 mục tiêu này, Quy hoạch đã dành riêng 2 mục tiêu cho phát triển hạ tầng đô thị, hạ tầng cũng là 1 trong 5 trụ cột phát triển, 1 trong 4 đột phá phát triển. Những cơ sở này, là minh chứng cho nhiệm vụ ưu tiêu về đột phá hạ tầng, các đột phá tiếp theo sẽ bổ sung cho đột phá này.
Xem thêm
Phiên bản di động