Tạo sự đồng thuận để Thủ đô phát triển bền vững
Cùng chung tay bảo vệ môi trường và phát triển bền vững khu vực nông thôn | |
Chung tay xây dựng Thủ đô xanh, sạch và phát triển bền vững |
Kiến nghị nhiều vấn đề dân sinh
Tại buổi tiếp xúc, cử tri 2 huyện Phúc Thọ, Thạch Thất kiến nghị với các đại biểu Quốc hội nhiều vấn đề về phát triển sản xuất nông nghiệp, bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa, giải quyết bền vững vấn đề xử lý rác thải… Cử tri Trần Đình Lương, xã Hát Môn (huyện Phúc Thọ) cho biết, địa bàn xã có đền thờ Hát Môn được công nhận là di tích đặc biệt cấp quốc gia, cử tri mong muốn Thành phố nghiên cứu, xây dựng để kết nối du lịch di tích này với các tour Đường Lâm, K9…
Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải giải đáp những kiến nghị của cử tri. |
Cử tri Nguyễn Văn Mạnh, xã Thanh Đa (huyện Phúc Thọ) phản ánh: Trên địa bàn hiện phát triển rất mạnh nghề mộc và nghề cơ khí, tuy nhiên, vẫn còn tình trạng sản xuất trong khu dân cư, dẫn đến ô nhiễm môi trường. Do đó, cử tri kiến nghị Thành phố và huyện sớm quy hoạch các điểm công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp để phát triển sản xuất nghề, xa khu dân cư đảm bảo môi trường. Đặc biệt, cử tri 2 huyện phản ánh tình trạng rác thải ùn ứ, không được thu gom về bãi rác Xuân Sơn để xử lý từ hơn 1 tháng nay…
Cử tri 2 huyện Thạch Thất, Phúc Thọ hoan nghênh sự quyết liệt của huyện và Thành phố trong việc hoàn thành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp sau dồn điền đổi thửa, trên cơ sở đó, cử tri đề nghị Thành phố nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả kinh tế cao. Đồng thời tạo cơ chế khuyến khích tích tụ ruộng đất, quan tâm quy hoạch, định hướng sản xuất cho người nông dân để tránh rơi vào tình trạng được mùa mất giá. Một số ý kiến khác của cử tri huyện Phúc Thọ phản ánh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng rất chậm, nên nhiều cơ sở đã xuống cấp nhưng không được cấp phép xây dựng, tu bổ, sửa chữa.
Cử tri Hoàng Trung Kiên xã Yên Bình, huyện Thạch Thất nêu ý kiến tại buổi tiếp xúc. Ảnh: NC |
Về nội dung này, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Nguyễn Hữu Nghĩa cho biết, huyện Phúc Thọ hiện có 107 cở sở tín ngưỡng, tôn giáo thì mới chỉ có 2 cơ sở được cấp giấy chứng nhận. Vướng mắc hiện nay là không xác định được pháp nhân để cấp, cùng với đó là vướng trong việc xác định ranh giới giữa các cơ sở tôn giáo với nhau, hay giữa cơ sở tôn giáo với các hộ dân và về khoanh vùng bảo vệ di tích… Để tháo gỡ, trước mắt, UBND TP cho áp dụng điều 95 Luật Đất đai để các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng kê khai lần đầu, làm cơ sở cấp phép xây dựng. Hiện nay, Sở Tài nguyên và Môi trường đang xin ý kiến Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng, Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch để có căn cứ tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thời gian tới.
Cần sự đồng lòng của người dân
Tiếp thu ý kiến các cử tri, Bí thư Thành ủy Hoàng Trung Hải cho rằng 2 huyện Thạch Thất, Phúc Thọ đều rất nỗ lực trong xây dựng nông thôn mới, đặc biệt huyện Phúc Thọ đang phấn đấu hoàn thành 2 xã còn lại để đạt huyện nông thôn mới vào năm sau. Những băn khoăn, phản ánh của cử tri về vấn đề môi trường là rất đúng, Bí thư Thành ủy cho rằng các tiêu chí xây dựng nông thôn mới mặc dù đã đạt được, nhất là tiêu chí môi trường nhưng không phải là bất biến, đòi hỏi cấp ủy, chính quyền và cộng đồng dân cư phải thường xuyên chăm lo để giữ vững. Việc chuyển đổi sản xuất nông nghiệp trước tiên phải xuất phát từ chính bà con nông dân. Hiện nay, trên địa bàn huyện Phúc Thọ có một số mô hình chuyển đổi sang trồng cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, huyện cần tiếp tục làm mạnh theo hướng này, bởi tỷ lệ đất lúa của Thành phố hiện còn rất lớn.
Về kiến nghị đầu tư mở rộng di tích đền Hát Môn, Bí thư Thành ủy cho biết lãnh đạo Thành phố đã xem xét dự án này, tuy nhiên, tổng mức đầu tư khá lớn, 350 tỷ đồng nên Hà Nội đang làm việc với Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch để xin thêm nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương kết hợp với vốn Thành phố. Đối với việc phát triển các cụm công nghiệp, Bí thư Thành ủy Hoàng Trung Hải cho rằng đây là hướng đi đúng đắn và là ưu tiên của Thành phố. Bí thư Thành ủy giao UBND TP tiếp thu ý kiến cử tri, chỉ đạo kiểm tra, xử lý sớm để phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và chuyển đổi nghề nghiệp cho nhân dân.
Về vấn đề tồn đọng rác thải, Bí thư Thành ủy cho rằng, thời gian qua, mặc dù Thành phố đã giải quyết tối đa chế độ chính sách cho nhân dân vùng ảnh hưởng của bãi xử lý rác thải Xuân Sơn, nhưng nhân dân vẫn chưa chấp thuận. Trong tuần tới, lãnh đạo UBND TP sẽ làm việc trực tiếp với 2 huyện Ba Vì và thị xã Sơn Tây để xử lý dứt điểm vấn đề này. Về lâu dài, Thành phố sẽ đẩy mạnh triển khai công nghệ đốt rác phát điện thay chôn lấp. Dự kiến, từ nay đến cuối năm, sẽ khởi công một nhà máy đốt rác phát điện tại Sóc Sơn công suất 4 nghìn tấn/ngày và 1 nhà máy tương tự tại khu xử lý rác thải Xuân Sơn. Cùng với đó, đang đấu thầu, triển khai thêm Dự án nhà máy xử lý rác tại Đồng Ké và tại Châu Can, Phú Xuyên…
Đặc biệt, Bí thư Thành ủy Hoàng Trung Hải đồng tình với cử tri khi cho rằng để xây dựng xã hội phát triển, phải xây dựng được hệ thống pháp luật và thực thi pháp luật đủ mạnh. Trong đó, mỗi người dân cần góp phần hình thành nếp văn hoá thượng tôn pháp luật, biết nhắc nhở nhau tuân thủ pháp luật, xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư. Theo Bí thư Thành ủy Hà Nội, hiện nay, trên địa bàn thành phố có trên 90 xã không có tệ nạn ma tuý. Đó chính là những nơi người dân biết bảo ban, cùng nhau đoàn kết xây dựng nếp sống văn hoá, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Có được sự đồng lòng của người dân, Thành phố mới có thể phát triển bền vững.
Hoàng Phúc
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Luật Thủ đô 2024 04/11/2024 22:12
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Infographic 04/11/2024 20:52
EVNHANOI khẳng định, không sử dụng tài khoản cá nhân để thu tiền điện
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 17:32
Luật Thủ đô 2024: Thêm cơ chế, chính sách đặc thù để thu hút đầu tư xã hội
Luật Thủ đô 2024 04/11/2024 17:26
Khởi công cụm công nghiệp hơn 1.100 tỷ đồng tại huyện Thanh Oai
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 16:36
Gần 400 tay vợt tranh tài tại Giải bóng bàn Báo Hànộimới mở rộng lần thứ XI
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 16:25
Thanh Trì: Bức tranh kinh tế tiếp tục khởi sắc
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 16:05
Bí thư Thành ủy Hà Nội trao Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng tặng cán bộ tiền khởi nghĩa
Thủ đô 04/11/2024 15:24
Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc với 5 dự án đầu tư kéo dài, chậm triển khai
Chỉ đạo - Điều hành 04/11/2024 13:36
Phát triển nông nghiệp Thủ đô theo hướng nông nghiệp sinh thái, bền vững
Luật Thủ đô 2024 04/11/2024 12:25