Tăng cường phối hợp phát triển chuỗi cung cấp rau thịt an toàn cho Hà Nội
Ngày 21/12, Sở NN&PTNT Hà Nội đã tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả chương trình phối hợp phát triển chuỗi cung cấp rau thịt an toàn cho thành phố Hà Nội năm 2018.
Theo Sở NN&PTNT, hiện nay nhu cầu tiêu thụ thực phẩm trong một tháng của người dân Thủ đô là rất lớn, trung bình khoảng trên 7 nghìn tấn lương thực thực phẩm nông lâm sản và thủy sản. Trong khi đó, khả năng sản xuất các mặt hàng thiết yếu về sản phẩm thực phẩm trên địa bàn thành phố như thịt lợn, thịt gà Hà Nội cơ bản sản xuất đủ nhu cầu, các mặt hàng khác như gạo chỉ đáp ứng khoảng 35%, thịt bò đáp ứng khoảng 15% nhu cầu, thủy hải sản đáp ứng 5%... Số lượng còn lại nhập từ các tỉnh, thành phố và nhập khẩu.
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Văn Sửu đi thăm gian hàng tại chương trình. Ảnh M.Q |
Để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của người dân Thủ đô, thời gian qua Hà Nội đã đẩy mạnh kết nối với các tỉnh, thành để phát triển chuỗi cung cấp rau thịt an toàn. Cụ thể, Sở NN&PTNT Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị liên quan tiếp tục thực hiện tốt Thỏa thuận hợp tác về phòng chống dịch bệnh, kiểm dịch, kiểm soát giết mổ động vật và sản phẩm động vật, rau an toàn, quản lý chất lượng an toàn thực phẩm giữa Sở NN&PTNT Hà Nội- Sở NN&PTNT các tỉnh và Hợp tác xúc tiến thương mại nông nghiệp giữa Hà Nội và một số tỉnh, thành Đông Bắc, vùng Đồng bằng sông Hồng.
Đồng thời Sở NN&PTNT các tỉnh thành viên trong Ban điều phối Chuỗi cung cấp rau thịt an toàn cho thành phố Hà Nội đã tiếp tục tham mưu cho UBND các tỉnh, thành phố rà soát, quy hoạch phát triển nông nghiệp đến năm 2020, tầm nhìn 2030 và triển khai thực hiện công tác phát triển các vùng chuyên canh rau tập trung, tăng tỷ lệ vùng rau đạt theo tiêu chuẩn GAP, quy hoạch vùng chăn nuôi, giết mổ tập trung, vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, theo hướng hữu cơ... nhằm mục đích phát triển sản xuất nông nghiệp đảm bảo an toàn thực phẩm và phát triển bền vững.
Năm 2018, Sở NN&PTNT và 21 tỉnh, thành phố trong Ban điều phối đã tích cực, chủ động trong công tác kết nối sản xuất, quản lý chất lượng và phát triển chuỗi cung ứng thực phẩm nông lâm thủy sản. Xây dựng và phát triển được 543 chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, tăng 166 chuỗi đạt tỷ lệ 44% so với năm 2017. Trong đó có 198 chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn được xác nhận theo tiêu chí của Bộ NN&PTNT. Riêng thành phố Hà Nội duy trì và phát triển 121 chuỗi, trong đó có 52 chuỗi sản phẩm có nguồn gốc động vật và 69 chuỗi sản phẩm có nguồn gốc thực vật.
Quang cảnh hội nghị. Ảnh M.Q |
Tuy nhiên, trong công tác phối hợp một số địa phương thực hiện quy hoạch vùng sản xuất vẫn còn lỏng lẻo do có vùng sản xuất chuyên canh hiện còn phù hợp với quy hoạch, có vùng được quy hoạch lại không phát triển được... Bên cạnh đó sản xuất nông nghiệp còn manh mún, nhỏ lẻ, đặc biệt là trong trồng trọt chưa giải quyết được về vấn đề tích tụ ruộng đất, thu hút doanh nghiệp tham gia vào đầu tư sản xuất.Việc quy hoạch giết mổ gia súc, gia cầm tập trung tại các tỉnh, thành còn chậm, công tác xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh của một số địa phương còn chưa được chú trọng. Công tác kiểm soát quản lý, cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật của một số tỉnh thành chưa chặt chẽ.
Phát biểu kết luận chỉ đạo tại Hội nghị, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Văn Sửu đã đánh giá cao kết quả về công tác phối hợp giữa Hà Nội và các tỉnh, thành trong thời gian qua. Trên cơ sở đạt được, trong thời gian tới cần thực hiện đồng bộ các giải pháp để tháo gỡ khó khăn và đẩy mạnh việc phát triển chuỗi nhiều hơn nữa để tiếp tục đạt kết quả cao. Đồng thời thực hiện kết nối cung cầu các sản phẩm hàng hóa nông sản an toàn trên thị trường cũng như đẩy mạnh chương trình Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam. Bên cạnh đó tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chống buôn lậu hàng giả, hàng nhái.
Nhân dịp này hệ thống thông tin điện tử truy xuất nguồn gốc nông sản an toàn của UBND thành phố Hà Nội đã được ra mắt nhằm giúp người tiêu dùng truy xuất được nguồn gốc, thông tin sản phẩm, góp phần bảo đảm an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng. Đồng thời tại Hội nghị đã diễn ra lễ trao Biên bản ghi nhớ hợ tác về quản lý chất lượng sản phẩm nông lâm thủy sản có truy xuất nguồn gốc giữa Sở NN&PTNT Hà Nội với Sở NN&PTNT 21 tỉnh, thành.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả
Tin mới 21/11/2024 16:43
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao
Tin mới 21/11/2024 16:32
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica
Tin mới 21/11/2024 10:28
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia
Tin mới 20/11/2024 20:22
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất
Tin mới 19/11/2024 19:35
Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô
Tin mới 19/11/2024 14:31