Tại sao lại cần duy trì kì thi THPT quốc gia?

“Nhìn lại kì thi THPT quốc gia năm 2018 với những điều được và mất, chúng ta khó có thể khẳng định đây là một kì thi thành công. Tuy nhiên xét trên bình diện chung, kết quả của kì thi vẫn là một thông số cần và quan trọng để đánh giá chất lượng giáo dục. Điều quan trọng bây giờ là cần phải siết chặt hơn nữa những tiêu chuẩn đầu ra…”
tai sao lai can duy tri ki thi thpt quoc gia Nghiêm túc rút kinh nghiệm về kỳ thi THPT quốc gia
tai sao lai can duy tri ki thi thpt quoc gia 3 học sinh cùng một lớp đạt điểm 10 môn Lịch sử

Nhìn nhận về công tác tổ chức và chất lượng của kì thi THPT quốc gia năm 2018, thầy Vũ Khắc Ngọc – một giáo viên có nhiều năm kinh nghiệm trong nghiên cứu về kỳ thi tuyển sinh Đại học - Cao đẳng ở Hà Nội cho rằng: “Kì thi THPT quốc gia năm nay có các sai phạm xảy ra ở Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình nghiêm trọng cả về số lượng và mức độ trong bài thi được sửa điểm. Do vậy, sẽ không thuyết phục nếu chúng ta dùng từ “thành công” với kì thi này.

tai sao lai can duy tri ki thi thpt quoc gia
Việc xét tốt nghiệp kết hợp 50% điểm số trong học bạ cũng tạo ra những kẽ hở khiến cho một số địa phương có tình trạng nâng điểm khống cho học sinh.

Tuy nhiên, chúng ta cũng cần nhìn nhận trên bình diện lớn hơn, với gần 1 triệu thí sinh tham gia kì thi thì sai phạm kể trên là không đáng kể và kết quả của kì thi THPT quốc gia vẫn là một thông số quan trọng và đáng tin cậy để các trường Đại học lấy làm cơ sở xét tuyển đầu vào.”

Xét về quy trình tổ chức, rõ ràng khi đã xảy ra sai phạm ai cũng thấy rằng vẫn tồn đọng những lỗ hổng, kẽ hở trong kì thi. Song nhìn chung quy trình thi từ khâu ra đề, bảo quản đề, coi thi và chấm thi đều rất chặt chẽ, có thể nói là còn có phần chặt chẽ hơn kì thi “3 chung” trước đây.

Chúng ta nên nhìn nhận những lỗ hổng sai phạm này đều xuất phát từ yếu tố con người, những yếu tố mà chúng ta chưa lường trước được và cũng không nên vì thế mà phủ nhận đi những tiến bộ trong kì thi THPT quốc gia.

Cần giữ ổn định kì thi THPT quốc gia

Trên cơ sở đưa ra những nhận định của kì thi THPT quốc gia năm 2018, thầy Vũ Khắc Ngọc cũng bày tỏ ý kiến về việc cần và nên duy trì một kì thi quốc gia chung trên cả nước với ba lí do:

Thứ nhất, việc đào tạo một học sinh cũng giống như một quá trình sản xuất, trong đó bắt buộc phải có khâu kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm. Kì thi THPT quốc gia chính là khâu kiểm tra cuối cùng của một công dân để đánh giá mức độ “đạt chuẩn” trước khi bước vào xã hội, nó chính là đầu ra của giáo dục. Nếu chúng ta bỏ qua khâu này hoặc làm một cách hời hợt thì chắc chắn chất lượng nền giáo dục đất nước sẽ đi xuống rất nhiều.

Đặc biệt là trong thực tiễn giáo dục Việt Nam hiện nay, chúng ta rất cần một kì thi như kì thi THPT quốc gia đó là một kì thi chung toàn quốc, chung đề, chung đợt, chung kết quả. Kết quả của kì thi không chỉ là căn cứ quan trọng tạo nguồn tuyển cho các trường Đại học, Cao đẳng mà còn là dịp để toàn xã hội có thể nhìn nhận lại chất lượng đào tạo, học tập của học sinh trên nhiều khía cạnh khác nhau.

Rõ ràng nếu không có một kì thi chung với kết quả được công khai, minh bạch như kì thi THPT quốc gia, chúng ta sẽ không thể nào phát hiện được những sai phạm ở Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình. Chỉ khi kỳ thi được tổ chức thống nhất, với cùng đề thi chúng ta mới có cơ hội để so sánh, phân tích chất lượng và kết quả giáo dục của địa phương này với địa phương khác từ đó dễ dàng đưa ra các đánh giá, khuyến nghị để điều chỉnh chính sách cũng như phát hiện ra các bất thường, tiêu cực.

Thứ hai, ở nước ta hiện nay khâu đánh giá quá trình học tập của học sinh thông qua các bài kiểm tra 15 phút, 1 tiết, kiểm tra cuối kì vẫn chưa đạt được độ tin cậy cao, nhất là nếu như bây giờ chúng ta lại gán cho những điểm số ấy những quyền lợi.

Đặt trường hợp bỏ kì thi THPT quốc gia, để cho các trường Đại học và Cao đẳng xét tuyển bằng học bạ thì chắc chắn kết quả ghi trên học bạ sẽ kém trung thực, thậm chí nếu chúng ta chỉ sử dụng kết quả học bạ để xét tốt nghiệp THPT cũng đã xảy ra tình trạng nâng điểm, sửa điểm và lúc đó vấn đề sai phạm sẽ còn xảy ra nghiêm trọng hơn nhiều, mức độ kiểm soát vấn đề sẽ càng khó khăn hơn.

Thứ 3, đặt trong bối cảnh cả nước có hơn 200 trường Đại học và Cao đẳng, nhưng đa số các trường đều chưa đủ điều kiện để có thể tự tin trong tự chủ tuyển sinh, tự tổ chức thi. Đơn cử như Đại học Quốc gia sau rất nhiều năm nỗ lực, xây dựng một kì thi đánh giá năng lực cũng chỉ tổ chức và duy trì được trong 2 năm, sau đó cũng phải dừng lại.

Hơn nữa, chúng ta đang trong quá trình đổi mới Giáo dục Đại học để các trường Đại học, Cao đẳng tự chủ trong nhiều khía cạnh không chỉ là về tuyển sinh mà còn các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và rất nhiều yêu cầu khác cần ưu tiên hơn. Do vậy, trong thời điểm hiện tại một kì thi quốc gia độc lập với các trường đại học vẫn là điều hết sức cần thiết.

tai sao lai can duy tri ki thi thpt quoc gia
Thầy Vũ Khắc Ngọc

Thắt chặt đầu ra, nâng chất lượng xét tốt nghiệp

Từ thực tiễn kết quả của kì thi THPT quốc gia năm 2018 và để chuẩn bị cho kì thi THPT quốc gia năm 2019, thầy Vũ Khắc Ngọc đưa ra ý kiến cần phải siết chặt hơn nữa những tiêu chuẩn đầu ra của kì thi hay nói cách khác là cần phải nâng ngưỡng chuẩn đầu ra cho học sinh.

Thực tế, trong bài thi trắc nghiệm hiện nay, tỉ lệ xác suất khoanh bừa được đáp án đúng của học sinh là 2.5 điểm tuy nhiên điểm liệt là 1 điểm, rõ ràng chúng ta đang buông lỏng để học sinh dễ dàng vượt qua ngưỡng điểm liệt đó.

Bên cạnh đó, việc xét tốt nghiệp kết hợp 50% điểm số trong học bạ cũng tạo ra những kẽ hở khiến cho một số địa phương có tình trạng nâng điểm khống cho học sinh. Nên chăng, vào thời điểm hiện tại khi mà chất lượng kiểm định giáo dục ở các địa phương còn chưa thực sự tốt chúng ta có thể bỏ đi yếu tố học bạ khi xét tuyển tốt nghiệp.

Duy trì một kì thi chung trên toàn quốc trong năm 2019 và nhiều năm sau nữa là hoàn toàn phù hợp với bối cảnh và thực tế của nền giáo dục Việt Nam. Những sai phạm trong kì thi THPT quốc gia năm 2018 là bài học để chúng ta rút ra kinh nghiệm, hoàn thiện hơn nữa về mặt quy trình, tổ chức cho chặt hơn. Đó là tiền đề để có được một kì thi quốc gia công khai, minh bạch, đáng tin cậy và nhận được sự đồng thuận của dư luận xã hội.

Theo Nhật Hồng/ dantri.com.vn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ IV

Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ IV

(LĐTĐ) Ngày 5/11, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô đã diễn ra phiên chính thức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ IV năm 2024 với sự tham dự của 250 đại biểu chính thức đại diện cho cộng đồng các dân tộc trên địa bàn Thủ đô.
Đại biểu đề nghị giám sát các quỹ để quản lý, sử dụng hiệu quả

Đại biểu đề nghị giám sát các quỹ để quản lý, sử dụng hiệu quả

(LĐTĐ) Phát biểu tại phiên thảo luận của Quốc hội về tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước, kế hoạch đầu tư công, kế hoạch tài chính... sáng 5/11, đại biểu Nguyễn Quang Huân đề nghị tiến hành giám sát các quỹ để có đánh giá cụ thể, đảm bảo quản lý, sử dụng một cách hiệu quả.
Tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm sởi trong bệnh viện

Tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm sởi trong bệnh viện

(LĐTĐ) Sở Y tế Hà Nội vừa có Công văn số 5405/SYT-NVY gửi các bệnh viện trong và ngoài công lập trên địa bàn Thành phố về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống lây nhiễm bệnh sởi trong bệnh viện.
Xem trực tiếp chung kết Miss Universe 2024 ở đâu?

Xem trực tiếp chung kết Miss Universe 2024 ở đâu?

(LĐTĐ) FPT Play vừa chính thức trở thành đơn vị phát sóng độc quyền Bán kết và Chung kết Miss Universe 2024 tại Việt Nam sau khi đàm phán thành công với Tổ chức Miss Universe (MUO). Chương trình sẽ được trực tiếp từ 9 giờ sáng các ngày 15/11 và 17/11 trên hệ thống FPT Play.
Cơ quan Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội: Phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt” luôn thực chất, hiệu quả

Cơ quan Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội: Phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt” luôn thực chất, hiệu quả

(LĐTĐ) Thời gian qua, các phong trào thi đua nói chung, trong đó có phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt” đã được Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội triển khai sâu rộng, đạt hiệu quả thiết thực. Để hiểu rõ hơn về những kết quả đã đạt được cũng như phương hướng tiếp tục đẩy mạnh, phát triển phong trào trong thời gian tới, phóng viên Báo Lao động Thủ đô đã có cuộc phỏng vấn đồng chí Lê Đình Hùng - Ủy viên Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam, Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội.
Thị xã Cửa Lò nhập vào Thành phố Vinh từ ngày 1/12/2024

Thị xã Cửa Lò nhập vào Thành phố Vinh từ ngày 1/12/2024

(LĐTĐ) Từ ngày 1/12/2024, Thị xã Cửa Lò sẽ chính thức không còn là một đơn vị hành chính cấp huyện của Nghệ An, mà sẽ nhập vào và trở thành một phần của Thành phố Vinh
Năm 2024 cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên

Năm 2024 cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên

(LĐTĐ) Để giảm chi thường xuyên, Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành, đơn vị giảm công tác phí, chi tiêu ở các hội nghị, hội thảo, tiếp khách. Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, trong năm nay, Chính phủ cũng đã trình là cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên.

Tin khác

Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội được đặc biệt chú trọng. Bám sát đặc điểm, điều kiện địa phương, nội dung, hình thức tuyên truyền từng bước được đổi mới theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, sinh động và phù hợp với tâm lý, nhận thức của học sinh.
Năm 2025, Đại học Bách khoa Hà Nội dự kiến tổ chức 3 đợt thi đánh giá tư duy

Năm 2025, Đại học Bách khoa Hà Nội dự kiến tổ chức 3 đợt thi đánh giá tư duy

(LĐTĐ) Kỳ thi đánh giá tư duy (TSA) của Đại học Bách khoa Hà Nội được tổ chức theo hướng tinh gọn, hiệu quả, ứng dụng những công nghệ khảo thí tiên tiến, tiếp cận với các kỳ thi đánh giá tư duy hiện đại trên thế giới.
Bộ GD&ĐT cảnh báo việc giả mạo văn bản thông báo tổ chức Giải đạp xe

Bộ GD&ĐT cảnh báo việc giả mạo văn bản thông báo tổ chức Giải đạp xe

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) khẳng định, Bộ không tổ chức hoặc phối hợp tổ chức Giải đạp xe “Ride To Insprise”.
Nhiều điểm mới trong xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên

Nhiều điểm mới trong xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư số 13/2024/TT-BGDĐT quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập và giáo viên dự bị đại học.
Kiến tạo chính sách để thu hút, phát triển đội ngũ nhà giáo

Kiến tạo chính sách để thu hút, phát triển đội ngũ nhà giáo

(LĐTĐ) Luật Nhà giáo kiến tạo một số chính sách mới, chính sách đột phá để thu hút, phát triển đội ngũ nhà giáo, giúp nhà giáo yên tâm công tác, cống hiến với nghề; đảm bảo sự thống nhất trong quản lý nhà giáo công lập và nhà giáo ngoài công lập; chuẩn hóa và nâng cao chất lượng nhà giáo, lấy đó làm yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục.
Giải quyết trên tinh thần bảo đảm quyền lợi cho học sinh

Giải quyết trên tinh thần bảo đảm quyền lợi cho học sinh

(LĐTĐ) Liên quan đến việc Trường Trung học phổ thông (THPT) Tô Hiến Thành (quận Hà Đông) tuyển sinh lớp 10 năm học 2024 - 2025 khi chưa được phép của cơ quan quản lý, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã khẩn trương làm việc với các bên liên quan để tìm hướng giải quyết trên tinh thần bảo đảm quyền lợi cho học sinh.
Bác bỏ tin lộ đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn Toán tại quận Hai Bà Trưng

Bác bỏ tin lộ đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn Toán tại quận Hai Bà Trưng

(LĐTĐ) Liên quan đến nghi vấn lộ đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn Toán khi có thông tin phản ánh đề thi giống đề ôn tập của học sinh ở quận khác, Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) quận Hai Bà Trưng đã khẩn trương triệu tập các thành viên có trách nhiệm để kiểm tra, xác minh.
Lễ biểu dương học sinh, sinh viên xuất sắc tiêu biểu thành phố Hải Phòng năm 2024  sẽ diễn ra vào ngày 9/11

Lễ biểu dương học sinh, sinh viên xuất sắc tiêu biểu thành phố Hải Phòng năm 2024 sẽ diễn ra vào ngày 9/11

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hải Phòng vừa ban hành Kế hoạch 242/KH-UBND tổ chức Lễ biểu dương học sinh, sinh viên xuất sắc tiêu biểu thành phố Hải Phòng năm 2024 để biểu dương, tôn vinh các em học sinh, sinh viên có thành tích đặc biệt xuất sắc trong năm học 2023 - 2024.
Tăng cường quản lý các trường tư thục và trường có yếu tố nước ngoài

Tăng cường quản lý các trường tư thục và trường có yếu tố nước ngoài

(LĐTĐ) Việc tăng cường quản lý các trường tư thục và trường có yếu tố nước ngoài xuất phát từ đòi hỏi thực tế khi mạng lưới các trường này trên địa bàn thành phố Hà Nội phát triển nhanh, cũng như nhu cầu, nguyện vọng học tập của con em nhân dân Thủ đô cũng ngày càng đa dạng.
Trường THCS Quang Lãng với phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”

Trường THCS Quang Lãng với phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”

(LĐTĐ) Không chỉ thực hiện tốt vai trò đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đội ngũ cán bộ, nhà giáo và người lao động, Công đoàn Trường THCS Quang Lãng còn tham gia tổ chức tốt phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học, nâng cao chất lượng giáo dục ở địa phương.
Xem thêm
Phiên bản di động