"Sức nóng" từ ô tô ngoại
Ô tô ngoại sẽ thống lĩnh thị trường |
Ô tô nhập khẩu về Cảng khu công nghiệp Hiệp Phước (TP Hồ Chí Minh). Ảnh: Gia Khiêm |
Tác động lên cán cân thương mại
Theo Bộ Công Thương, 2 tháng đầu năm, Việt Nam nhập khẩu gần 9.500 xe ô tô nguyên chiếc dưới 9 chỗ. Riêng tháng 1, mặc dù mức tiêu thụ ô tô sụt giảm so với tháng 12-2016, nhưng vẫn đạt con số 20.232 xe, trong đó có 14.749 xe du lịch. Lượng nhập khẩu xe nguyên chiếc dưới 9 chỗ ngồi tăng mạnh trong 2 tháng đầu năm cho thấy sức nóng của thị trường ô tô trong nước.
Cùng với mức tăng nhập khẩu từ điện thoại di động, rau quả và một số mặt hàng khác, kim ngạch nhập khẩu ô tô đã góp phần đẩy tổng kim ngạch nhập khẩu 2 tháng đầu năm tăng 20% so với cùng kỳ. Sau 2 tháng, cả nước nhập siêu ước đạt 46 triệu USD, bằng 0,2% kim ngạch xuất khẩu. Đáng chú ý, trong khi khu vực doanh nghiệp nội nhập siêu 3,5 tỷ USD thì khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) vẫn xuất siêu 3,4 tỷ USD.
Theo Bộ Công Thương, việc gia tăng nhập khẩu các mặt hàng xa xỉ (mặt hàng hạn chế nhập khẩu) có thể tác động lên cán cân thương mại nếu không có giải pháp cân đối ngay từ đầu năm. Thực tế, mức nhập khẩu xe ô tô của Việt Nam tăng mạnh không gây bất ngờ, bởi ngành Sản xuất ô tô trong nước còn hạn chế, chủ yếu là lắp ráp với tỷ lệ nội địa hóa thấp. Trong khi, với mức tăng gần 40%/năm trong hai năm gần đây, thị trường ô tô Việt Nam được đánh giá là có nhiều tiềm năng phát triển. Hiện tổng năng lực lắp ráp ô tô của Việt Nam đạt khoảng 500.000 xe/năm, với 12 hãng xe nước ngoài có hoạt động sản xuất, lắp ráp, đáp ứng được khoảng 70% nhu cầu xe trong nước.
Sẽ có giải pháp quản lý kịp thời
Khách hàng chọn mua xe nhập khẩu tại một gara ô tô. Ảnh: Như Ý |
Dù được đánh giá là thị trường có nhiều tiềm năng nhưng ngành Sản xuất ô tô trong nước gặp nhiều khó khăn, giá ô tô còn cao, khả năng cạnh tranh hạn chế, công nghiệp hỗ trợ kém phát triển, tỷ lệ nội địa hóa thấp. Việc thuế suất nhập khẩu ô tô nguyên chiếc từ khu vực ASEAN lùi xuống mức 0% sẽ là sức ép lớn đối với các doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp xe trong nước.
Các nhà sản xuất sẽ buộc phải tính toán, đưa ra quyết định mới, sắp xếp lại hệ thống sản xuất trong khu vực, thậm chí cân nhắc việc rút cơ sở lắp ráp khỏi Việt Nam. Theo Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), nếu thuế nhập khẩu xe từ các nước ASEAN chỉ còn 0%, ngành Sản xuất ô tô trong nước không thể cạnh tranh, thậm chí phá sản, do hầu hết các doanh nghiệp mới dừng lại ở lắp ráp đơn giản, dây chuyền sản xuất chủ yếu là hàn, sơn, kiểm tra, chưa đáp ứng được những công đoạn phức tạp hơn.
Theo VAMA, tháng 1-2017, toàn thị trường bán ra 20.232 xe (giảm 39% so với tháng 12-2016 và giảm 13% so với cùng kỳ năm trước), bao gồm 14.749 xe du lịch (giảm 35%), 5.098 xe thương mại (giảm 45%) và 385 xe chuyên dụng (giảm 64%). Trong đó, xe lắp ráp trong nước đạt 15.504 xe, giảm 34% so với tháng trước; xe nhập khẩu nguyên chiếc là 4.728 xe, giảm 51% so với tháng trước. |
Nhận rõ những khó khăn này, các doanh nghiệp đều khá lo lắng. Công ty Ford Việt Nam thừa nhận, chi phí sản xuất ô tô tại Việt Nam đang cao hơn các nước trong khu vực khoảng 20%, do đó, một số nhà sản xuất sẽ chọn cách sản xuất ô tô tại một số nước ASEAN rồi mới nhập về Việt Nam. Muốn sản xuất ô tô trong nước phát triển, cần có giải pháp để giảm chi phí sản xuất.
Theo THACO Trường Hải, cần phải rà soát, đánh giá hạn chế, thế mạnh của từng doanh nghiệp, từ đó xác định hướng tốt nhất cho sự phát triển nền công nghiệp ô tô. Toyota Việt Nam cũng cho biết đang có kế hoạch cắt giảm sản xuất các dòng xe. Tuy nhiên, doanh nghiệp này vẫn tiếp tục cố gắng nâng cao tỷ lệ nội địa hóa.
Nhiều doanh nghiệp khác cũng chia sẻ, thị trường ô tô Việt Nam còn nhỏ, hạ tầng giao thông chưa đồng bộ, chính sách hỗ trợ chưa rõ ràng, nên doanh nghiệp sản xuất ô tô gặp không ít khó khăn. Bởi vậy, để phát triển ngành Công nghiệp ô tô, Việt Nam cần nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ doanh nghiệp giảm chênh lệch giá xe trong và ngoài nước bằng cách điều chỉnh thuế tiêu thụ đặc biệt một cách phù hợp, nâng cao tính cạnh tranh. Trong cuộc họp Chính phủ thường kỳ tháng 2, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng cảnh báo việc gia tăng nhập khẩu ô tô trong 2 tháng đầu năm; đồng thời yêu cầu các bộ, ngành tăng cường quản lý để hài hòa nhập khẩu và sản xuất trong nước đối với ngành Công nghiệp ô tô trong bối cảnh hội nhập, thực hiện cắt giảm thuế suất.
Bộ Công Thương cũng cho biết, Bộ sẽ đề xuất giải pháp quản lý kịp thời đối với một số mặt hàng có kim ngạch tăng đột biến như điện thoại di động, thép phế liệu, ô tô dưới 9 chỗ, đá quý - kim loại, rau quả... nhằm bảo đảm kiểm soát nhập khẩu theo mục tiêu đề ra từ đầu năm.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ IV
Đại biểu đề nghị giám sát các quỹ để quản lý, sử dụng hiệu quả
Tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm sởi trong bệnh viện
Xem trực tiếp chung kết Miss Universe 2024 ở đâu?
Cơ quan Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội: Phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt” luôn thực chất, hiệu quả
Thị xã Cửa Lò nhập vào Thành phố Vinh từ ngày 1/12/2024
Năm 2024 cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên
Tin khác
Hyundai Thành Công xuất khẩu xe sang Thái Lan
Ô tô 29/10/2024 21:53
Ford Ranger: Biểu tượng của sức mạnh vượt trội, cùng khách hàng chinh phục mọi thử thách
Ô tô 29/10/2024 14:32
Ford Ranger - Người bạn đồng hành lý tưởng trong công việc
Ô tô 28/10/2024 12:33
Cơ hội sở hữu SUV B+ đẳng cấp cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn
Ô tô 25/10/2024 12:22
OMODA & JAECOO Việt Nam được trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Ô tô 22/10/2024 20:02
ICAR giới thiệu dòng camera hành trình Ellicam mới
Ô tô 13/10/2024 07:17
Hyundai Tucson mới chính thức giới thiệu tại Việt Nam
Ô tô 12/10/2024 21:02
Mạng lưới siêu nhà máy sản xuất toàn cầu của Chery
Ô tô 24/09/2024 16:03
Porsche 930 Turbo phủ lớp vải caro mang tính biểu tượng đặc biệt kỷ niệm 50 năm
Ô tô 22/09/2024 15:18
Chủ xe VF 9: Xe siêu sang cũng không bằng VF 9
Ô tô 20/09/2024 17:30