Dự thảo Luật Báo chí 2015

Siết chặt và cụ thể hóa hoạt động báo chí

Chỉ còn vài ngày nữa là hết  thời hạn lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Luật Báo chí 2015, thế nhưng những ý kiến đóng góp cho dự thảo vẫn còn nhiều tranh cãi. Dự thảo được đánh giá là tạo điều kiện để báo chí phát triển bằng việc cho phép cơ quan báo chí liên kết hoạt động báo chí. Tuy nhiên, dự thảo cũng nêu rõ sự liên kết này có giới hạn, như trong lĩnh vực xuất bản, chỉ liên kết khâu in, phát hành, sơ bộ bản thảo; chỉ liên kết xuất bản sách khoa học kỹ thuật, giải trí, không liên kết xuất bản các ấn phẩm sách chính trị, tôn giáo, hồi ký, tiểu sử
Những bức ảnh báo chí gây tranh cãi nhất mọi thời đại
Lễ kỷ niệm 90 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

Nhiều điểm mới

Bản dự thảo Luật Báo chí gồm 6 chương, 58 điều (thêm nhiều điều so với Luật Báo chí 1989, được sửa đổi bổ sung năm 1999 gồm 7 chương, 30 điều). Dự thảo Luật Báo chí 2015 quy định rất chi tiết về hoạt động của nhà báo; vai trò, chức năng của báo chí; tiêu chuẩn của người đứng đầu cơ quan báo chí, cấp phó của người đứng đầu cơ quan báo chí; tiêu chuẩn của tổng biên tập, phó tổng biên tập; những hành vi bị cấm trong hoạt động báo chí, vấn đề liên kết trong hoạt động báo chí... Đáng chú ý, điều 11 dự thảo quy định cụ thể "Những nội dung và hành vi bị cấm trong hoạt động báo chí". Trong đó cấm thông tin bí mật đời tư cá nhân và bí mật khác mà pháp luật Việt Nam quy định; thông tin sai sự thật, xuyên tạc lịch sử; phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, anh hùng dân tộc; thông tin không phù hợp với lợi ích của đất nước và nhân dân...

Dự thảo cũng quy định rõ về quyền và trách nhiệm của cơ quan báo chí đối với việc thông tin về vụ án: "Đối với vụ án đang trong quá trình điều tra, truy tố, chưa xét xử thì các cơ quan tiến hành tố tụng có quyền không cung cấp thông tin cho báo chí; báo chí có quyền thông tin theo các nguồn tài liệu của mình nhưng không được quy kết tội danh; phải nêu rõ là nguồn tin riêng của báo, nhà báo và báo chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông tin”.

Siết chặt và cụ thể hóa hoạt động báo chí
Nhiều đóng góp xác đáng tại Hội thảo góp ý xây dựng Luật Báo chí

Về nghĩa vụ giữ bí mật nguồn tin, dự thảo nêu rõ: “Cơ quan báo chí và nhà báo có quyền và nghĩa vụ không tiết lộ tên người cung cấp thông tin nếu có hại cho người đó, trừ trường hợp có yêu cầu của viện trưởng viện kiểm sát nhân dân, chánh án tòa án nhân dân cấp tỉnh và tương đương trở lên cần thiết cho việc điều tra, xét xử tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng".

Đặc biệt, trong dự thảo Luật Báo chí 2015, tại điều 26 qui định về văn phòng đại diện, phóng viên thường trú của cơ quan báo chí, yêu cầu phóng viên thường trú hoạt động ở các địa phương phải có thẻ nhà báo và không bị kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên trong thời hạn một năm tính đến khi đề nghị đặt văn phòng đại diện hoặc cử phóng viên thường trú;…Trong bối cảnh “loạn” nhà báo như hiện nay, thì qui định này được xem là siết chặt hoạt động báo chí qui củ hơn.

Theo ông Nguyễn Quang Thông, Tổng Biên tập báo Thanh Niên, khi quan niệm báo chí là hành chính sự nghiệp có thu thì trong phần Tài chính (kinh tế) của cơ quan báo chí nên có điều khoản áp dụng Luật Phá sản nếu báo chí trong 2-4 năm không đảm bảo thu chi. Bởi lẽ, sản phẩm báo chí là loại hàng hóa đặc biệt và hàng hóa này có thể không được thị trường, bạn đọc chấp nhận .

Ngoài ra, dự thảo luật lần này cũng quy định về việc quảng cáo trên báo chí và việc liên kết trong hoạt động báo chí. Điều 43 của dự thảo, nhấn mạnh: "Cơ quan báo chí được phép liên kết trong hoạt động với cơ quan báo chí khác, pháp nhân, cá nhân có đăng ký kinh doanh phù hợp với lĩnh vực liên kết theo quy định của pháp luật sau khi được sự đồng ý của cơ quan chủ quản”. Theo đó, một số lĩnh vực mà báo chí được liên kết: Sản xuất chương trình, kênh chương trình phát thanh, truyền hình... Mua các chương trình phát thanh, chương trình truyền hình nước ngoài để biên tập, biên dịch, truyền dẫn, phát sóng tại Việt Nam. Dự thảo quy định cụ thể về thời lượng các chương trình liên kết trên mỗi kênh phát sóng, chương trình phát thanh, truyền hình giải trí, trò chơi truyền hình, truyền hình thực tế có bản quyền, định dạng nước ngoài không vượt quá 10% tổng thời lượng của kênh chương trình.

Cụ thể hóa hoạt động liên kết báo chí

Trao đổi về qui định liên kết trong hoạt động báo chí, đại diện Đài Truyền hình Việt Nam kiến nghị, cần quy định rõ hơn khái niệm về liên kết, cụ thể “liên kết là cùng hợp tác sản xuất và phân chia lợi nhuận”. Bổ sung hành vi vi phạm quyền tác giả, quyền liên quan và các quy định khác của Luật Sở hữu trí tuệ vào "các hành vi bị cấm trong hoạt động báo chí". "Một số chương trình liên kết có cái sai. Chúng tôi xác định sai thì phải sửa và đang ngày càng quản lý chặt hơn. Nhưng cần lưu ý VTV có 6 kênh thì đang có tới 4 kênh quảng bá. Đài đều tự túc về kinh phí để sản xuất, không thu phí của khán giả. Có nguồn tiền từ hoạt động liên kết chương trình thì chúng tôi mới có thể có đội ngũ phóng viên, biên tập viên có mặt ở các điểm nóng trên thế giới; hoặc đầu tư trang thiết bị để truyền hình trực tiếp từ biển đảo. Nếu hạn chế các chương trình có nguồn thu cao thì sẽ hạn chế khả năng thực hiện các chương trình công ích chính trị”, đại diện Đài Truyền hình VN chia sẻ.

Xoay quanh qui định này, luật sư Trần Trung Kiên (Công ty Luật TNHH Kiên và cộng sự), cho rằng, liên kết báo chí là hoạt động không có gì mới trong lĩnh vực báo chí. Trước đây và hiện nay, nhiều cơ quan báo chí đã có những hoạt động này. Tuy nhiên, cụ thể hóa nó thành một điều luật thì tại Luật Báo chí năm 1989, được sửa đổi bổ sung năm 1999 chưa có và các văn bản hướng dẫn, Luật Báo chí cũng chưa nêu. Trong khi đó, đây là những hoạt động hoàn toàn phù hợp với thực tiễn trong lĩnh vực báo chí. Nó làm cho hoạt động báo chí nhanh nhạy, hiệu quả hơn.

Thời gian qua Chính phủ đã ban hành Nghị định 159/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản. Và tại điều 17 Nghị định 159/2013/NĐ-CP có quy định về một số hành vi vi phạm hoạt động về liên kết báo chí nhưng chỉ là "trong hoạt động sản xuất chương trình phát thanh, truyền hình" nên cũng chưa thể bao quát được hết hoạt động liên kết trong lĩnh vực báo chí .

Vì vậy, việc ban soạn thảo đưa nội dung về liên kết báo chí thành một điều luật trong dự thảo Luật Báo chí là việc làm cần thiết, phù hợp với thực tiễn. Điều này sẽ giúp cho hoạt động liên kết báo chí được rõ ràng, minh bạch hơn, tạo ra hành lang cần thiết để các cơ quan báo chí phát huy hết sức mạnh của mình trong hoạt động báo chí.

Mặc dù đến thời điểm hiện tại, trên trang web của Bộ Thông tin & Truyền thông, vẫn trắng trơn phần ý kiến đóng góp cho dự thảo Luật Báo chí 2015, thế nhưng, tại các hội thảo xung quanh vấn đề này và các cuộc họp bên lề, những ý kiến đóng góp cho dự thảo hết sức sôi động và có nhiều ý kiến rất xác đáng. Có ý kiến cho rằng nên thêm chức năng quyền hạn cho báo chí. Cụ thể, báo chí có quyền được thực hiện các quyền hạn liên quan đến kinh tế báo như phát hành, liên doanh liên kết, quảng cáo, thành lập các công ty cổ phần; được tổ chức các hoạt động văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao để phục vụ bạn đọc hoặc để phục vụ các hoạt động vì cộng đồng, đối ngoại. Vì vậy đề nghị chuyển tên gọi từ “tài chính” của cơ quan báo chí thành “kinh tế” của cơ quan báo chí.

Lê Mai

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy

Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy

(LĐTĐ) Chiều 23/11, xảy ra vụ cháy tại ngôi nhà trên phố Trúc Bạch, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội. Khói bốc lên cao đến tầng 8 tòa nhà, tại đây đang có 7 người, trong đó có 1 phụ nữ đang mang bầu. Tổ cứu nạn đã nhanh chóng tiếp cận; chiến sĩ Cảnh sát ngay lập tức nhường mặt nạ dưỡng khí để thai phụ này hô hấp. Sau đó toàn bộ số người đã được hướng dẫn thoát nạn an toàn...
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Đoàn Thanh niên - Hội đồng Đội thành phố Hà Nội tổ chức chương trình Tuyên dương người con hiếu thảo lần thứ II, năm 2024.
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

(LĐTĐ) Chiều 23/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), với 413/422 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 86,22% tổng số đại biểu Quốc hội).
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game

Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game

(LĐTĐ) Quen bạn qua mạng xã hội, anh C bị Phạm Như Long hỏi mượn xe "đi có chút việc". Sau đó kẻ gian mang đi cầm cố lấy tiền trả nợ, nạp tiền chơi game và chi tiêu cá nhân...
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Chiều 23/11, thực hiện Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về “Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội”, với 421/423 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 87,89 % tổng số đại biểu Quốc hội.
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

(LĐTĐ) Những năm gần đây, huyện Thường Tín (Hà Nội) chú trọng việc định hình thương hiệu và phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù nhằm khai thác tối đa lợi thế về văn hóa và tự nhiên.
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Thông tư ban hành Quy chế về tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

Tin khác

Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực

Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực

(LĐTĐ) Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị chủ trì, phối hợp với Công đoàn cơ sở tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức (CB,CC,VC), người lao động (NLĐ) của cơ quan, đơn vị, đảm bảo dân chủ, thiết thực, đúng trình tự, nội dung, hình thức, thành phần quy định tại Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022.
LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn

LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Những ngày qua, Liên đoàn Lao động quận Đống Đa đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực chăm lo cho đoàn viên, người lao động, như tổ chức tọa đàm nâng cao nghiệp vụ hoạt động công đoàn; thăm, tặng quà đoàn viên công đoàn, người lao động có hoàn cảnh khó khăn; khám sức khoẻ miễn phí cho đoàn viên, người lao động…
Dư âm đẹp từ Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội năm 2024

Dư âm đẹp từ Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Sau nhiều trận tranh tài sôi nổi và không kém phần gay cấn, ngày 23/11, tại Sân bóng Đền Lừ 3 (quận Hoàng Mai, Hà Nội), Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội lần thứ XVII, năm 2024 chính thức khép lại. Mùa giải năm 2024, đội bóng xuất sắc giành chức vô địch thuộc về đội Xí nghiệp Xe buýt Yên Viên.
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

(LĐTĐ) Làm việc với các đơn vị trong Cụm Thi đua số 7, lãnh đạo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đề nghị, từ nay đến cuối năm, các đơn vị cần nắm chắc tình hình tư tưởng, đời sống, việc làm của người lao động, tập trung chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động, nhất là khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang tới gần.
Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện

Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện

(LĐTĐ) Năm 2024, phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), hoạt động công đoàn của Cụm thi đua số 6 Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đạt nhiều kết quả quan trọng, trong đó nổi bật là các đơn vị thành viên thuộc Cụm đều đã thực hiện tốt chức năng đại diện, chăm lo đời sống, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn

Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Đoàn khảo sát của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố làm trưởng đoàn, đã có buổi khảo sát kết quả phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và hoạt động công đoàn năm 2024 tại Cụm thi đua số 5.
Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn

Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn

(LĐTĐ) Các cấp Công đoàn Thủ đô đã và đang tích cực triển khai công tác giám sát, phản biện xã hội, sau một thời gian triển khai, đã mang lại hiệu quả thiết thực.
Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Công đoàn Viên chức Việt Nam

Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Công đoàn Viên chức Việt Nam

(LĐTĐ) Từ ngày 21 đến 23/11, tại Quốc Oai (Hà Nội), Công đoàn Viên chức Việt Nam phối hợp với Bộ Nội vụ tổ chức Hội nghị tập huấn cho gần 250 cán bộ công đoàn các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương.
Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh

Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh

(LĐTĐ) Sáng nay (21/11), Công đoàn Y tế Việt Nam đã tổ chức Chung kết Tuyên truyền kết quả triển khai phong trào “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” và giải pháp giai đoạn 2 "Thấu hiểu, tận tâm - Nâng tầm, đổi mới". Dự và chỉ đạo tại Cuộc thi có Thứ trường Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương.
Cụm thi đua số 4 triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho đoàn viên

Cụm thi đua số 4 triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho đoàn viên

(LĐTĐ) Ngày 21/11, Đoàn khảo sát của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố làm trưởng đoàn, đã có buổi khảo sát kết quả phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và hoạt động công đoàn năm 2024 tại Cụm thi đua số 4.
Xem thêm
Phiên bản di động