Siết chặt quản lý giết mổ gia súc, gia cầm

(LĐTĐ) Mặc dù thành phố Hà Nội đã có lệnh cấm giết mổ gia cầm tại các địa điểm không được cơ quan có thẩm quyền cho phép, thế nhưng, hiện nay, tại các chợ dân sinh của Thủ đô vẫn đang diễn ra tình trạng giết mổ gia cầm tràn lan gây gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nguy cơ mất vệ sinh an toàn thực phẩm.
siet chat quan ly giet mo gia suc gia cam 29 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung được phê duyệt
siet chat quan ly giet mo gia suc gia cam Hà Nội xây dựng lộ trình quản lý giết mổ gia súc, gia cầm

Tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm từ giết mổ gia cầm tại chỗ

Dù đã cảnh báo trước nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm từ việc giết mổ gia cầm tại chỗ, thế nhưng, tại các khu chợ dân sinh của Thủ đô, tình trạng giết mổ gia cầm tại chỗ vẫn đang tiếp diễn. Theo ghi nhận của phóng viên, không khó để bắt gặp những hình ảnh nhếch nhác, mất vệ sinh tại khu vực bán các loại gia cầm. Thực trạng chung của các khu giết mổ này là gia cầm được bày bán và giết mổ ngay tại chỗ nếu như khách hàng có nhu cầu.

siet chat quan ly giet mo gia suc gia cam
Gia cầm được bày bán, giết mổ ngay tại khu chợ ven đường Quốc lộ 6, gần khu vực cầu Mai Lĩnh (quận Hà Đông).

Để nắm rõ hơn tình trạng giết mổ gia cầm tại một số khu chợ dân sinh trên địa bàn thành phố Hà Nội, chúng tôi tìm đến một khu chợ họp ngay sát chân cầu Mai Lĩnh (quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội). Khu chợ dân sinh này tụ tập sát lòng đường, hầu hết người mua gia cầm tại khu chợ này đều có nhu cầu được giết, mổ thịt sẵn. Để đáp ứng nhu cầu của khách, những người bán hàng tại đây giết mổ gia cầm ngay tại nơi bán, ngay sát bên những chiếc lồng nhốt gia cầm.

Theo quan sát, toàn bộ gà, vịt sau khi được khách lựa chọn sẽ được tiểu thương cắt tiết tại chỗ và cho vào một nồi nước sôi màu vẩn đục. Gia cầm sau được nhúng vào nước nóng được các tiểu thương đặt ngay xuống nền đất để làm lông và mổ. Phần lông, nội tạng được vứt vương vãi trên nền đất, nước thải chảy khắp đoạn vỉa hè thậm chí tràn xuống cả ngoài lề đường. Nước thải không có chỗ thoát khiến cho nơi đây những ngày mưa bốc mùi xú uế, thu hút những loài sinh vật gây hại như ruồi, muỗi đến trú ngụ.

Sự nhếch nhác, mất vệ sinh đó không chỉ diễn ra tại khu vực chợ chân cầu Mai Lĩnh mà còn diễn ra ở nhiều khu chợ tạm khác. Đoạn đường Tố Hữu (khu vực lòng đường cạnh nghĩa trang Dương Nội thuộc địa phận phường Dương Nội, quận Hà Đông), đang bị một số tiểu thương biến thành khu chợ nhỏ bày bán đầy đủ các mặt hàng rau, củ, quả, gia cầm...

Tại đây người bán hàng vô tư giết mổ gia cầm ngay trên vỉa hè. Do họp chợ không đúng nơi quy định nên nguồn nước các tiểu thương sử dụng để rửa thực phẩm được lấy theo từng xô, chậu. Nguồn nước không thuận tiện nên các tiểu thương thường sử dụng một chậu nước để rửa chung cho nhiều lần giết mổ. Sau mỗi buổi họp chợ, tất cả các loại rác thải được tiểu thương vứt bừa bãi ngay ven đường, bốc mùi nồng nặc, ruồi nhặng vây quanh. Thực trạng trên cũng đang diễn ra tại một số khu chợ trên địa bàn huyện Thanh Trì, quận Thanh Xuân và nhiều khu chợ truyền thống trên địa bàn Thủ đô.

Chia sẻ về lý do lựa chọn gia cầm được giết mổ tại chỗ thay vì đến các siêu thị và cơ sở có giấy phép, chị Trần Thị Nhàn (người dân sinh sống tại phường Yên Lạc, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội) cho biết: “Mình thường mua gà, vịt tại chợ và nhờ họ mổ luôn tại chỗ. Trong khi chờ họ mổ thì mình có thể đi mua các thực phẩm khác như rau củ quả, chừng chục phút là họ đã làm xong gà, mình chỉ việc qua lấy là được. Mua gà ở chợ vừa tiện mà lại rẻ.

Đồng quan điểm với chị Nhàn, bà Phạm Kim Dung (phường Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng) cho hay: “Ở đâu cũng vậy, bất kỳ nơi nào bán gà thì họ sẽ mổ cho mình luôn. Mình được chọn gà sống và được chứng kiến họ làm nên không lo bị tráo gà, mỗi con chỉ mất 10.000 -15.000 đồng tiền công mổ. Như vậy thì mình đỡ phải về nhà làm vì nhà rất chật chội. Cùng đó, nếu làm không quen thì mất khá nhiều thời gian, công sức.”

Trái ngược với suy nghĩ của bà Dung, chị Nhàn, dù nhà ngay sát chợ dân sinh, thế nhưng nhiều năm nay, anh Lê Anh Thạch (quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội) thường tìm đến các siêu thị để mua các loại thực phẩm tươi sống. Anh Thạch chia sẻ: “ Mình chỉ mua rau hoặc một số đồ gia vị ở chợ, còn những thực phẩm tươi sống thì mình thường vào siêu thị mua. Dù gà, vịt ở ngoài tươi, giá rẻ hơn siêu thị, thế nhưng mình không biết rõ nguồn gốc xuất xứ. Trong khi đó, dịch bệnh H5N6 đang diễn biến phức tạp, do vậy, mình chỉ tin tưởng những nơi có giấy phép kinh doanh để đảm bảo sức khỏe cho gia đình.”

Tăng cường công tác quản lý giết mổ gia súc, gia cầm

Chia sẻ về nguyên nhân dẫn tới tình trạng gia cầm vẫn được giết mổ tại chỗ, ông Nguyễn Ngọc Sơn, Chi cục Trưởng Chi cục Thú y Hà Nội cho biết, việc xử lý các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ thuộc trách nhiệm quản lý chung của các cấp địa phương. Nếu các tiểu thương, hộ gia đình vi phạm thì phải bị xử lý vi phạm hành chính. Tuy nhiên, quá trình xử phạt vẫn gặp vướng do hầu hết hiện tại đều là các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ và chính quyền chưa vào cuộc xử lý triệt để.

Cùng đó, những năm qua, hoạt động quản lý các cơ sở giết mổ gặp không ít khó khăn. Ví dụ như về quy hoạch giết mổ đã được Thành phố Hà Nội phê duyệt từ năm 2012, song sau 7 năm triển khai thực hiện đã bộc lộ một số hạn chế. Đặc biệt là sự thay đổi về cơ cấu ngành nông nghiệp, chưa phù hợp với quy hoạch xây dựng nông thôn mới của các địa phương, địa điểm quy hoạch được phê duyệt bố trí chưa phù hợp với nhu cầu thực tiễn tại địa phương nên số lượng các cơ sở giết mổ được hình thành đi vào hoạt động theo quy hoạch còn thấp.

Chia sẻ những giải pháp khắc phục tình trạng trên, ông Nguyễn Ngọc Sơn khẳng định: “Trong thời gian tới, để hoạt động giết mổ gia cầm tại chỗ không tiếp diễn thì cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp. Cụ thể như, xây dựng “Mạng lưới cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung”. Tiếp tục rà soát, đánh giá, điều chỉnh, bổ sung các cơ sở giết mổ công nghiệp tập trung theo chuỗi giá trị khép kín, áp dụng công nghệ tiên tiến đồng bộ trên thế giới; các cơ sở giết mổ tập trung gắn với các chợ bán sản phẩm thịt gia súc, gia cầm hiện có tại từng địa phương nhằm đảm bảo thực hiện hiệu quả các mục tiêu phát triển của Thành phố và phù hợp với tình hình thực tiễn tại các huyện.

Đẩy nhanh tiến độ hình thành các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn Thành phố. Tích cực tìm kiếm, thu hút, giới thiệu và tạo điều kiện cho các nhà đầu tư vào đầu tư xây dựng các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung theo quy hoạch… Các địa phương cần ưu tiên bố trí quỹ đất dành cho việc triển khai xây dựng các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn theo quy hoạch, đảm bảo thuận tiện trong việc gắn kết cơ sở giết mổ với vùng nguyên liệu và thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Đặc biệt, tăng cường công tác quản lý giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn thành phố, tích cực chủ động tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động giết mổ, kinh doanh gia súc, gia cầm trên địa bàn quản lý theo phân cấp. Phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan trong công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật; có lộ trình và giải pháp đưa các điểm, hộ giết mổ nhỏ lẻ, không đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm và môi trường vào giết mổ tại các cơ sở giết mổ tập trung theo quy hoạch.

Hiện nay, trên địa bàn thành phố Hà Nội có khá nhiều chợ truyền thống. Tuy nhiên việc quản lý chợ truyền thống tại các quận huyện vẫn chưa được chặt chẽ. Theo đó, ông Sơn khuyến cáo, người tiêu dùng khi có nhu cầu mua thực phẩm thì nên mua ở những nơi có sự quản lý của cơ quan chức năng và cơ quan chuyên môn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của chính mình và người thân.

Lương Hằng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

3 tháng đầu năm 2024, Hà Nội thu ngân sách 146.877 tỷ đồng

3 tháng đầu năm 2024, Hà Nội thu ngân sách 146.877 tỷ đồng

(LĐTĐ) Trong quý I/2024, thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Nội tăng so với cùng kỳ; đảm bảo cân đối chi ngân sách. GRDP quý I/2024 tăng 5,5%, các ngành duy trì tăng trưởng cao hơn so với cùng kỳ.
Sức khỏe răng miệng: Vấn đề thẩm mỹ được “xếp hạng” sau

Sức khỏe răng miệng: Vấn đề thẩm mỹ được “xếp hạng” sau

(LĐTĐ) “Với sức khỏe răng miệng, vấn đề về thẩm mỹ được “xếp hạng” sau. Bởi vì, khi có các ổ viêm, nhiễm trùng trong khoang miệng, thì đó là nguy cơ tiềm ẩn sức khỏe toàn thân, nguy cơ của các bệnh khác như: Viêm nội tâm mạc, viêm cầu thận, viêm khớp…”, đó là chia sẻ của GS.TS Trịnh Đình Hải - Trưởng Khoa Răng Hàm Mặt - Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Giá xăng tăng, tiến sát 25.000 đồng/lít

Giá xăng tăng, tiến sát 25.000 đồng/lít

(LĐTĐ) Liên Bộ Tài chính - Công Thương vừa phát đi thông báo cho biết, trong kỳ điều hành giá ngày 28/3, giá xăng E5RON92 được điều chỉnh tăng 406 đồng/lít và xăng RON95 tăng 532 đồng/lít. Trong khi đó, giá dầu diesel giảm 320 đồng/lít.
Chỉnh lý nhiều quy định quan trọng về cải tạo, tái thiết đô thị trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)

Chỉnh lý nhiều quy định quan trọng về cải tạo, tái thiết đô thị trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)

(LĐTĐ) Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội Nguyễn Công Anh cho biết, qua những lần xin ý kiến, cơ bản việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) được các cơ quan Trung ương, đại biểu Quốc hội đánh giá cao và tán thành nhiều nội dung; lãnh đạo Quốc hội đánh giá đủ điều kiện để trình kỳ họp thứ 7 của Quốc hội.
Ông Hoàng Anh Tuấn làm HLV trưởng đội tuyển U23 Việt Nam

Ông Hoàng Anh Tuấn làm HLV trưởng đội tuyển U23 Việt Nam

(LĐTĐ) Ngày 28/3/2024, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam chính thức bổ nhiệm ông Hoàng Anh Tuấn làm huấn luyện viên (HLV) trưởng đội tuyển U23 Việt Nam tham dự Vòng chung kết Giải bóng đá U23 châu Á 2024.
Thành phố Vinh: Phụ huynh, học sinh áp lực trước kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10

Thành phố Vinh: Phụ huynh, học sinh áp lực trước kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10

(LĐTĐ) Thành phố Vinh luôn là điểm nóng trong tuyển sinh vào lớp 10 và kỳ thi này được đánh giá là căng thẳng hơn cả kỳ thi tuyển sinh vào đại học.
Thủ đô Hà Nội đạt nhiều thành tựu to lớn qua 40 năm đổi mới

Thủ đô Hà Nội đạt nhiều thành tựu to lớn qua 40 năm đổi mới

(LĐTĐ) Phát biểu kết luận tại Hội nghị tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong 40 năm qua trên địa bàn Thủ đô, ngày 28/3, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng khẳng định, qua 40 năm đổi mới, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô đã phát huy truyền thống cách mạng kiên cường, đoàn kết, năng động, sáng tạo trong thực hiện đường lối đổi mới, mang lại những thành tựu to lớn, hết sức quan trọng.

Tin khác

3 tháng đầu năm 2024, Hà Nội thu ngân sách 146.877 tỷ đồng

3 tháng đầu năm 2024, Hà Nội thu ngân sách 146.877 tỷ đồng

(LĐTĐ) Trong quý I/2024, thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Nội tăng so với cùng kỳ; đảm bảo cân đối chi ngân sách. GRDP quý I/2024 tăng 5,5%, các ngành duy trì tăng trưởng cao hơn so với cùng kỳ.
Chỉnh lý nhiều quy định quan trọng về cải tạo, tái thiết đô thị trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)

Chỉnh lý nhiều quy định quan trọng về cải tạo, tái thiết đô thị trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)

(LĐTĐ) Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội Nguyễn Công Anh cho biết, qua những lần xin ý kiến, cơ bản việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) được các cơ quan Trung ương, đại biểu Quốc hội đánh giá cao và tán thành nhiều nội dung; lãnh đạo Quốc hội đánh giá đủ điều kiện để trình kỳ họp thứ 7 của Quốc hội.
Hàng loạt KOL, Tiktoker livestream bán hàng góp sức đưa hàng Việt Nam lan tỏa

Hàng loạt KOL, Tiktoker livestream bán hàng góp sức đưa hàng Việt Nam lan tỏa

(LĐTĐ) Sáng 28/3, Thành đoàn Hà Nội đã phối hợp với các đơn vị tổ chức chương trình “Ngày hội người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Thực hiện chuyển đổi số, có khoảng 50 KOL, Tiktoker đến từ các trường đại học trên địa bàn Thành phố sẽ thực hiện livestream bán hàng tại chương trình.
Linh Thiêng đình Vẽ

Linh Thiêng đình Vẽ

(LĐTĐ) Hằng năm, cứ đến ngày 9 và 10/2 Âm lịch, những người con làng Kẻ Vẽ trên mọi miền Tổ quốc lại trở về phường Đông Ngạc (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) tham dự lễ hội đình Vẽ để tưởng nhớ, tri ân các vị thần. Đây cũng là nét văn hóa tín ngưỡng truyền thống được người làng Kẻ Vẽ lưu giữ hàng trăm năm qua.
Hà Nội: Đề xuất cho 5 quận hỗ trợ 10 huyện, thị xã trên 213 tỷ đồng

Hà Nội: Đề xuất cho 5 quận hỗ trợ 10 huyện, thị xã trên 213 tỷ đồng

(LĐTĐ) Ban Cán sự Đảng Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đề xuất cho phép 5 quận (Cầu Giấy, Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Bắc Từ Liêm) hỗ trợ 10 huyện, thị xã (Ba Vì, Sóc Sơn, Thanh Oai, Thường Tín, Ứng Hòa, Sơn Tây, Phúc Thọ, Quốc Oai, Phú Xuyên, Chương Mỹ) giai đoạn 2024 - 2025 với kinh phí trên 213 tỷ đồng cho 19 dự án.
Quận Đống Đa hướng dẫn lấy ý kiến cử tri về sắp xếp đơn vị hành chính trên địa bàn

Quận Đống Đa hướng dẫn lấy ý kiến cử tri về sắp xếp đơn vị hành chính trên địa bàn

(LĐTĐ) Phó Bí thư Thường trực Quận ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân quận Đống Đa Nguyễn Anh Cường đề nghị, việc lấy phiếu ý kiến cử tri tại các phường cần được thực hiện đúng trình tự, thủ tục theo quy định pháp luật.
Quận Tây Hồ ra mắt Chi bộ Ban Quản lý Hồ Tây

Quận Tây Hồ ra mắt Chi bộ Ban Quản lý Hồ Tây

(LĐTĐ) Sáng 27/3, Quận ủy Tây Hồ tổ chức lễ ra mắt Chi bộ Ban Quản lý Hồ Tây. Chi bộ Ban Quản lý Hồ Tây phấn đấu thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị, tham mưu, giúp việc cho Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ quản lý toàn diện, tập trung thống nhất khu vực Hồ Tây và vùng phụ cận; triển khai thực hiện hiệu quả công tác xây dựng Đảng.
Thanh Trì: Phát triển đảng viên trẻ từ những “hạt nhân” là học sinh trung học phổ thông

Thanh Trì: Phát triển đảng viên trẻ từ những “hạt nhân” là học sinh trung học phổ thông

(LĐTĐ) Vừa qua, nhân dịp kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, huyện Thanh Trì đã kết nạp 3 học sinh trung học phổ thông vào đội ngũ đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. 3 học sinh đều trưởng thành từ những đoàn viên thanh niên xuất sắc của trường Trung học phổ thông Ngọc Hồi.
Tăng cường tình hữu nghị giữa nhân dân hai Thành phố Hà Nội và Thượng Hải

Tăng cường tình hữu nghị giữa nhân dân hai Thành phố Hà Nội và Thượng Hải

(LĐTĐ) Chiều nay (26/3), tại Hà Nội đã diễn ra Hội đàm giữa Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam Thành phố Hà Nội và Ủy ban Hội nghị hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc Thành phố Thượng Hải. Nhân dịp này, hai bên đã ký kết Bản ghi nhớ hợp tác giai đoạn 2024 - 2029.
Hà Nội: Chú ý việc đặt tên và sử dụng tài sản khi sáp nhập xã, phường

Hà Nội: Chú ý việc đặt tên và sử dụng tài sản khi sáp nhập xã, phường

(LĐTĐ) Phát biểu tại Hội nghị giao ban quý I/2024 giữa lãnh đạo thành phố Hà Nội với lãnh đạo các quận, huyện, thị xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh lưu ý, việc sắp xếp các đơn vị hành chính, cần đặc biệt chú ý đến việc đặt tên các đơn vị hành chính mới cũng như có kế hoạch sử dụng tài sản sau sáp nhập.
Xem thêm
Phiên bản di động