Sẻ chia giọt máu cứu người
Giải cứu cơn khủng hoảng máu
Mới đây, ngày 11/2, Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện thành phố Hà Nội đã phối hợp với Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, Hội Thanh niên vận động hiến máu Hà Nội tổ chức các hoạt động hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hồng 2020” tại Hà Nội. Được biết, đây là hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu máu điều trị cho người bệnh trong thời điểm sau Tết Nguyên đán.
Rất nhiều người đeo khẩu trang tham gia hiến máu tại Hà Nội |
Được khởi xướng từ năm 2008, Lễ hội Xuân hồng đã góp phần quan trọng trong việc đáp ứng lượng máu thường thiếu hụt ngay sau Tết Nguyên đán, góp phần tạo dựng và duy trì thói quen hiến máu đầu xuân của nhiều người dân. Nguyên nhân của tình trạng khan hiếm máu vào mỗi dịp Tết Nguyên đán là kỳ nghỉ kéo dài, thời tiết khắc nghiệt, máu là chế phẩm sinh học tuy được dự trữ nhưng có hạn sử dụng rất ngắn, trong khi người bệnh vẫn cần truyền máu ở tất cả các thời điểm.
Năm nay thêm một nguyên nhân nữa là dịch bệnh do virus Corona đang diễn biến hết sức phức tạp, kéo theo hệ lụy là tình trạng thiếu máu cho điều trị càng trầm trọng hơn.
Thông qua chương trình, Ban Tổ chức dự kiến thu hút khoảng 10.000 người tham gia hưởng ứng, khoảng 7.000 người đăng ký tới dự và tiếp nhận khoảng hơn 5.000 đơn vị máu. Để hạn chế việc tập trung đông người, năm nay Lễ hội Xuân hồng sẽ được tổ chức trong 12 ngày (từ 11-22/2).
Do vậy, người hiến máu sẽ được lựa chọn thời gian và địa điểm phù hợp để tham gia tại 7 địa điểm cụ thể trên địa bàn Hà Nội bao gồm: Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương; Số 10, ngõ 122 Đường Láng, quận Đống Đa; 26 Lương Ngọc Quyến, Hoàn Kiếm; 132 Quan Nhân, Thanh Xuân; Nhà Văn hóa Mộ Lao, 106 Trần Phú, Hà Đông; Nhà Văn hóa quận Hai Bà Trưng, 257 Bạch Mai, Hai Bà Trưng; Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, số 9 Phố Viên, Bắc Từ Liêm.
Theo ghi nhận, trong sáng 12/2, tại 7 điểm hiến máu tổ chức Lễ hội Xuân hồng, hàng trăm người đeo khẩu trang để tham gia hiến máu. Có mặt tại điểm hiến máu cố định số 26 Lương Ngọc Quyến (Hoàn Kiếm, Hà Nội), Nguyễn Thị Phương (22 tuổi) đeo khẩu trang tham gia hiến máu Lễ hội Xuân hồng. Phương chia sẻ, đây là lần thứ 7 cô tham gia hiến máu cứu người, gần đây nhất là 4 tháng trước. Rửa tay bằng nước sát khuẩn trước khi hiến máu, cô nói: “Không có máu điều trị cho bệnh nhân là điều nguy kịch nhất lúc này, chứ không phải dịch bệnh. Tôi nghĩ rằng chỉ cần cẩn thận, đeo khẩu trang, sát khuẩn đầy đủ là có thể tham gia hiến máu”.
Trước đó, ngày 2/2, Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương đã phát đi thông tin kêu gọi kêu gọi hiến máu. Với sự hỗ trợ tích cực của các cơ quan truyền thông, nhiều cơ quan, đơn vị, khu dân cư đã tích cực tổ chức các ngày hiến máu, hàng ngàn người dân đã không quản ngại thời tiết mưa rét tới các điểm hiến máu; có ngày đã có hơn 2.000 người tới tham gia hiến máu.
Nhờ vậy, trong 11 ngày sau Tết (31/1 đến 10/2): Viện đã tiếp nhận 10.643 đơn vị máu. Đặc biệt, riêng trong 5 ngày sau kêu gọi (5 – 10/2), Viện đã tiếp nhận 9.888 đơn vị máu. Trong khi 13 ngày trước đó (từ 23/1 đến 4/2): Viện chỉ tiếp nhận được tổng cộng 875 đơn vị máu. Cùng thời điểm sau Tết năm ngoái, trong 11 ngày (từ 11 – 21/2/2019), Viện chỉ tiếp nhận được 3.393 đơn vị máu.
Thêm niềm tin về lòng nhân ái
Tiến sĩ Bạch Quốc Khánh (Viện trưởng Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương) cho biết, câu chuyện chia sẻ tình người Việt Nam qua những giọt máu hiến tặng trong thời điểm dịch viêm đường hô hấp cấp do virus Corona thật cảm động. Không phải chờ đến ngày đầu tiên của kỳ Xuân hồng thứ 13 mà nhiều ngày qua, không khí người dân đến hiến máu còn hơn cả Xuân hồng. “Đến sáng 11/2/2020, lượng máu dự trữ của Viện là hơn 10.000 đơn vị máu, trong đó nhóm A là 1.200 đơn vị. Tuy nhiên, do nhu cầu sử dụng máu rất cao và bị thiếu hụt trong gần 3 tuần nên vẫn rất cần sự tiếp tục chung tay của các cơ quan, đơn vị và cộng đồng với người bệnh trong những ngày tiếp theo”, Tiến sĩ Bạch Quốc Khánh chia sẻ.
Được biết, qua 13 năm tổ chức, Lễ hội Xuân hồng đã trở thành niềm mong đợi của hàng nghìn người bệnh. Việc này đã thu hút sự quan tâm của đông đảo các bạn trẻ, sự sẻ chia của cả cộng đồng và đặc biệt hơn là sự hưởng ứng của những người bệnh, chính họ đã nhiều lần trải qua sự đau đớn, mệt mỏi vì không có máu để truyền. Đặc biệt, họ thật sự vui mừng, chào đón và hy vọng vào một mùa Lễ hội Xuân hồng thành công, tiếp nhận thật nhiều đơn vị máu để mang đến sự sống, sinh mệnh cho hàng ngàn người bệnh đang từng ngày, từng giờ khắc khoải chờ đợi sự yêu thương, giúp sức của cả cộng đồng.
Anh Nguyễn Đức Mạnh (Hà Nội) là một bệnh nhân rối loạn đông máu di truyền, đã từng trải qua nhiều cái Tết phải chờ đợi để được truyền chế phẩm máu cho biết, có năm, ngày 30 Tết anh bị ngã phải nhập viện mà phải chờ 2-3 ngày mới có chế phẩm máu để truyền. Những lúc đó, anh cứ quằn quại vì đau, cứ nằm chờ đợi mong sao có máu để truyền, do vậy anh cảm thấy rất quý trọng những người đã tham gia hiến máu, đặc biệt là trong những thời điểm khan hiếm máu như sau Tết Nguyên đán.
Còn chị Nguyễn Thị Vân (Sóc Sơn, Hà Nội) từ khi sinh ra đã mang trong mình bệnh Tan máu bẩm sinh, mỗi tháng chị đều phải truyền máu ít nhất 2 lần và đến giờ chị không nhớ nổi mình đã được truyền bao nhiêu đơn vị máu. “Đủ máu để truyền là điều hạnh phúc nhất đối với tôi và Lễ hội Xuân hồng thực sự đã đem đến màu “hồng” hạnh phúc của mùa xuân cho những người bệnh suốt cuộc đời phải truyền máu như tôi”, chị Vân cho biết.
Rạng ngời gương mặt sau khi tham gia hiến máu tình nguyện, anh Nguyễn Đức Trọng (Hoàn Kiếm, Hà Nội) chia sẻ: “Tôi chỉ nghĩ đơn giản, mỗi năm, mỗi người hiến máu được tối thiểu 4 lần. Để có thêm nhiều người hiến máu thì phải có thêm nhiều người cùng tuyên truyền, vì tôi biết xung quanh vẫn còn nhiều người cần máu. Càng nhiều người hiến máu, càng có nhiều người được cứu giúp”.
K.T
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Tin khác
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Thủ đô 23/12/2024 17:27
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thủ đô 23/12/2024 11:39
Tết sớm trên phố: Đã thấp thoáng đào, quất
Nhịp sống Thủ đô 22/12/2024 16:16
Quận Hai Bà Trưng: Sẵn sàng vận hành các đơn vị hành chính mới
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 22:33
Nhiều trải nghiệm thực tế thú vị tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 18:23
Quận Thanh Xuân diễn tập chữa cháy tại Khu đô thị Royal City
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 18:21
Quận Bắc Từ Liêm thông qua một số nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 20:42
Cử tri kiến nghị về chính sách hỗ trợ giải phóng mặt bằng
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 18:52
Quận Bắc Từ Liêm tích cực khắc phục hậu quả vụ cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 17:09
Năm 2024: Quận Thanh Xuân thu ngân sách ước đạt 108,91%
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 11:07