Rộng mở cơ hội việc làm tại các khu công nghiệp - chế xuất
Cơ hội việc làm dành cho lao động hưởng hảo hiểm thất nghiệp | |
Hơn 5000 cơ hội việc làm cho thanh niên Thủ đô |
Những ngày sau giãn cách xã hội để phòng, chống dịch Covid-19, bảng tin tuyển dụng gần khu vực cổng chính của khu công nghiệp Thăng Long lúc nào cũng có người đến để tìm hiểu thông tin tuyển dụng của các công ty. Theo ghi nhận, trên bảng tin có hàng chục tờ thông báo tuyển dụng mô tả chi tiết về công việc, điều kiện ứng tuyển, mức lương, số lượng tuyển dụng và các quyền lợi được hưởng khi vào làm việc tại công ty.
Người lao động tìm đến bảng tin thông báo tuyển dụng ở khu công nghiệp Thăng Long để tìm kiếm việc làm (Ảnh Mai Quý) |
Với người lao động đến tìm việc, những tờ thông báo tuyển dụng này chẳng khác nào là cánh cửa mở ra cho họ cơ hội tìm kiếm công việc và thu nhập ổn định. Vì vậy, khi đến đây, nhiều người đã cầm sẵn trên tay bộ hồ sơ xin việc với đầy đủ các giấy tờ cần thiết để nếu tìm được công ty nào phù hợp thì sẽ đến nộp hồ sơ ngay.
Đang đăm chiêu trước một thông báo tuyển dụng, khi được hỏi liệu bản thân có đáp ứng được yêu cầu công việc, anh Nguyễn Văn Tiến (quê ở Thái Nguyên) chia sẻ: “Tất cả các yêu cầu mà công ty đưa ra tôi đều đáp ứng được, ngoài ra tôi thấy các chế độ phúc lợi của công ty cũng rất tốt. Nhưng về mức lương thì tôi đang băn khoăn, bởi sống ở Thành phố không giống như ở quê, với mức thu nhập trung bình từ 6 – 7 triệu/tháng thì chỉ đủ để chi trả tiền thuê trọ, phí sinh hoạt chứ không có dư dả. Tôi sẽ tiếp tục tìm hiểu thông tin tuyển dụng của một vài công ty nữa để có sự lựa chọn tốt nhất”.
Theo lời anh Tiến, trước đây ở quê anh làm nghề tự do, lúc thì đi buôn, khi lại làm phụ hồ, cơ khí… nhưng công việc không ổn định, chỉ đủ tiền chi tiêu hằng ngày. Từ khi dịch bệnh Covid-19 xảy ra, lại thêm cả xã hội phải giãn cách để phòng, chống dịch nên mấy tháng nay anh rơi vào cảnh thất nghiệp. Hết giãn cách xã hội, với quyết tâm tìm kiếm một công việc ổn định, có thu nhập để chi tiêu, dành dụm, anh Tiến xuống khu công nghiệp Thăng Long để tìm việc. “Vì từ xa xuống đây tìm việc nên tôi đã thuê một căn phòng trọ ở gần khu công nghiệp để tiện đi lại và chuẩn bị sẵn mấy bộ hồ sơ để khi tìm được công việc phù hợp sẽ đến nộp hồ sơ luôn” – anh Tiến bày tỏ.
Tại khu vực bảng tin thông báo tuyển dụng gần cổng khu công nghiệp Thăng Long cũng có nhiều đôi vợ chồng trẻ đưa nhau đến tìm việc, mặc dù chưa tìm được việc nhưng đôi vợ chồng chị Trần Thị Huệ (quê ở Nam Định) đã thuê một phòng trọ ở thôn Hậu Dưỡng (Kim Chung, Đông Anh, Hà Nội) với giá 500.000 đồng/tháng để có chỗ ở để yên tâm đi tìm việc. Chị Huệ chia sẻ, trước đây chồng chị làm thợ xây ở quê, thu nhập trung bình từ 5 – 6 triệu/tháng, còn chị ở nhà nuôi con nhỏ. Dịch bệnh Covid-19 ập đến, khiến cuộc sống của gia đình chị bị đảo lộn, chồng không có việc làm, khoản thu nhập hàng tháng vì thế mà cũng mất đi. Tiền trang trải cuộc sống sinh hoạt của hai vợ chồng, tiền mua sữa, mua đồ cho con phải vay mượn hoặc nhờ vào ông bà hai bên.
Hết thời gian giãn cách xã hội, vợ chồng chị Huệ quyết định gửi con nhờ ông bà chăm sóc để lên khu công nghiệp Thăng Long tìm kiếm việc làm với mong muốn có công việc và thu nhập ổn định. “Tôi hi vọng hai vợ chồng sẽ tìm được việc ở cùng một công ty để cả hai đi làm thuận tiện và thu nhập trung bình của cả hai được từ 13 – 15 triệu/tháng để trừ tất cả các khoản chi phí đi cũng sẽ dư dả được chút ít để sau này về quê xây nhà. Hiện chúng tôi đã nộp hồ sơ vào một số công ty nữa nhưng chưa thấy tuyển nên tiếp tục đến bảng tin tuyển dụng của khu công nghiệp Thăng Long để tìm kiếm thêm cơ hội” – chị Huệ chia sẻ.
Theo ghi nhận, trên bảng tin có hàng chục tờ thông báo tuyển dụng mô tả chi tiết về công việc, điều kiện ứng tuyển, mức lương, số lượng tuyển dụng và các quyền lợi được hưởng khi vào làm việc tại công ty. Với người lao động đến tìm việc, những tờ thông báo tuyển dụng này chẳng khác nào là cánh cửa mở ra cho họ cơ hội tìm kiếm công việc và thu nhập ổn định. Vì vậy, khi đến đây, nhiều người đã cầm sẵn trên tay bộ hồ sơ xin việc với đầy đủ các giấy tờ cần thiết để nếu tìm được công ty nào phù hợp thì sẽ đến nộp hồ sơ ngay. |
Khi được hỏi vì sao lại lựa chọn tìm việc tại các khu công nghiệp ở Hà Nội, chị Huệ bày tỏ: “Qua những người bạn đang làm việc tại đây chúng tôi được biết trong khu công nghiệp hiện có nhiều công ty cần tuyển lao động. Hơn nữa, các công ty ở đây có nhiều chế độ phúc lợi cho người lao động và tổ chức Công đoàn cũng rất quan tâm, chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho người lao động nên vợ chồng tôi quyết định sẽ cố gắng tìm được một công việc phù hợp tại đây”.
May mắn hơn nhiều người lao động khác vì vẫn đang có công việc ổn định nhưng mấy ngày nay anh Nguyễn Thế Long (quê Bắc Ninh) vẫn tranh thủ sau giờ tan ca ra bản tin tuyển dụng gần khu công nghiệp để tìm hiểu thông tin giúp một người bạn ở quê. Anh Long chia sẻ: “Do dịch Covid-19 nên bạn tôi bị mất việc, hiện đang ở quê để đợi tìm được công việc mới. Mấy ngày nay, tôi thường tranh thủ thời gian rảnh hoặc sau khi tan ca để ra bảng tin tuyển dụng xem có thông tin nào mới không. Nếu thấy thông tin tuyển dụng phù hợp với mong muốn của bạn thì tôi sẽ thông báo để bạn không phải đi lại vất vả và đỡ tốn kém”.
Không chỉ tìm hiểu thông tin tuyển dụng tại bảng tin của khu công nghiệp, để tiết kiệm thời gian, nhiều người lao động đã chủ động tham gia các hội, nhóm trên mạng xã hội liên quan đến khu công nghiệp để tìm hiểu và tham khảo thông tin về việc làm cũng như các công ty đang có nhu cầu tuyển dụng lao động.
Chị Vũ Thị Linh (quê Nghệ An) chia sẻ: “Tôi ra Hà Nội gần nửa tháng nay với mong muốn tìm kiếm công việc ổn định tại một công ty nào đó trong khu công nghiệp Thăng Long nhưng chưa tìm được nên tôi xin làm phục vụ tại một quán ăn để đợi tìm việc và cũng là để có thu nhập trang trải cuộc sống. Hằng ngày, nếu có thời gian thì tôi ra trực tiếp bảng tin tuyển dụng để tìm hiểu thông tin, còn không thì sẽ lên hội nhóm công nhân đang làm việc trong khu công nghiệp để xem có công ty nào tuyển dụng hay không. Như thế vừa đỡ mất thời gian vừa chủ động hỏi được nhiều thông tin liên quan đến công việc mình cần tìm”.
Mai Quý
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Phát huy nguồn vốn tín dụng chính sách
Việc làm 01/11/2024 14:30
Thêm cơ hội mới cho lao động Việt Nam khi đi làm việc ở nước ngoài
Việc làm 27/10/2024 14:22
Sắp diễn ra Phiên giao dịch và tư vấn việc làm huyện Ba Vì năm 2024
Việc làm 25/10/2024 05:43
Cơ hội việc làm rộng mở tại Phiên giao dịch trực tuyến kết nối 6 tỉnh, thành phố
Việc làm 24/10/2024 19:41
Hải Phòng hỗ trợ chi phí đào tạo một số nghề trên địa bàn thành phố giai đoạn 2024 - 2030
Việc làm 21/10/2024 22:44
Hà Nội: Thị trường lao động tiếp tục phục hồi
Việc làm 18/10/2024 17:46
Hà Nội: 9 tháng, gần 59.000 người hưởng bảo hiểm thất nghiệp
Việc làm 18/10/2024 06:06
TP.HCM: Chi hơn 76.600 tỷ đồng cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề
Việc làm 16/10/2024 16:16
Thúc đẩy hợp tác lao động Việt Nam - châu Âu
Việc làm 11/10/2024 22:37
Đào tạo lao động tay nghề cao đi tắt để đón đầu
Việc làm 03/10/2024 15:42