Quy định về quy trình thương lượng tập thể
Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động | |
Tiết kiệm trên 8 tỷ đồng từ vận động “Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt” |
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 71 Bộ luật Lao động năm 2012:
1. Quy trình chuẩn bị thương lượng tập thể được quy định như sau:
a) Trước khi bắt đầu phiên họp thương lượng tập thể ít nhất 10 ngày, người sử dụng lao động phải cung cấp thông tin về tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh, khi tập thể lao động yêu cầu, trừ những bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ của người sử dụng lao động;
b) Lấy ý kiến của tập thể lao động.
Đại diện thương lượng của bên tập thể lao động lấy ý kiến trực tiếp của tập thể lao động hoặc gián tiếp thông qua hội nghị đại biểu của người lao động về đề xuất của người lao động với người sử dụng lao động và các đề xuất của người sử dụng lao động với tập thể lao động;
c) Thông báo nội dung thương lượng tập thể.
Chậm nhất 5 ngày làm việc trước khi bắt đầu phiên họp thương lượng tập thể, bên đề xuất yêu cầu thương lượng tập thể phải thông báo bằng văn bản cho bên kia biết về những nội dung dự kiến tiến hành thương lượng tập thể.
2. Quy trình tiến hành thương lượng tập thể được quy định như sau:
a) Tổ chức phiên họp thương lượng tập thể.
Người sử dụng lao động chịu trách nhiệm tổ chức phiên họp thương lượng tập thể theo thời gian, địa điểm do hai bên đã thỏa thuận.
Việc thương lượng tập thể phải được lập biên bản, trong đó phải có những nội dung đã được hai bên thống nhất, thời gian dự kiến ký kết về các nội dung đã đạt được thoả thuận; những nội dung còn ý kiến khác nhau;
b) Biên bản phiên họp thương lượng tập thể phải có chữ ký của đại diện tập thể lao động, của người sử dụng lao động và của người ghi biên bản.
3. Trong thời gian 15 ngày, kể từ ngày kết thúc phiên họp thương lượng tập thể, đại diện thương lượng của bên tập thể lao động phải phổ biến rộng rãi, công khai biên bản phiên họp thương lượng tập thể cho tập thể lao động biết và lấy ý kiến biểu quyết của tập thể lao động về các nội dung đã thoả thuận.
4. Trường hợp thương lượng không thành, một trong hai bên có quyền tiếp tục đề nghị thương lượng hoặc tiến hành các thủ tục giải quyết tranh chấp lao động theo quy định của bộ luật này.
Đối chiếu với những quy định trên, việc ban lãnh đạo công ty không cho đại diện người lao động ký vào biên bản họp thương lượng tập thể là trái quy định của pháp luật.
L.S Trịnh Khánh Toàn
(Đoàn luật sư TP. Hà Nội)
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Bảo đảm tính hợp lý, khả thi của quy định và lợi ích của doanh nghiệp
Tư vấn luật 18/12/2024 16:50
Quy định mới: Từ 2025 chuyển hộ khẩu đến tỉnh khác không phải đổi đăng ký xe
Tư vấn luật 17/12/2024 11:33
Cảnh sát giao thông được quyền kiểm tra những giấy tờ gì khi dừng phương tiện?
Tư vấn luật 14/12/2024 20:45
Từ 2025, Cảnh sát giao thông hóa trang được dừng xe vi phạm trong trường hợp nào?
Tư vấn luật 04/12/2024 16:31
Cảnh báo chiêu lừa mua vé chương trình “Anh trai vượt ngàn chông gai”
Pháp luật 03/12/2024 11:46
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Tư vấn luật 24/11/2024 09:54
“Làm sạch” môi trường gia đình vì tương lai thế hệ trẻ
Tư vấn luật 07/11/2024 07:02
Những điều người dân cần lưu ý trước khi mua nhà đất
Tư vấn luật 05/11/2024 19:33
Cập nhật 3 hình thức lừa đảo trực tuyến mới
Infographic 16/10/2024 06:59
Từ 15/11: Người dân không được ghi hình Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ
Tư vấn luật 07/10/2024 07:36