Phóng sinh cá chép vào ngày ông Công, ông Táo thế nào cho đúng?

Việc phóng sinh cá chép sau khi làm lễ cúng ông Công ông Táo là nét văn hóa đẹp, có giá trị nhân văn. Tuy nhiên, nếu không biết thả cá đúng cách, chúng ta rất dễ có những hành động đi ngược đạo lý.
phong sinh ca chep vao ngay ong cong ong tao the nao cho dung Nên dùng cá thật hay cá chép giấy cúng ông Công ông Táo?
phong sinh ca chep vao ngay ong cong ong tao the nao cho dung Cúng ông Công ông Táo 2018 vào ngày, giờ nào là chuẩn nhất?

Vì sao cúng ông Công ông Táo lại thả cá chép?

Theo quan niệm dân gian, Táo quân là các vị thần tiên được ông Trời phái xuống để cai quản dưới hạ giới. Không những định đoạt may, rủi, phúc họa cho gia chủ, các vị Táo còn ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ vào thổ cư, giữ bình yên cho mọi người trong nhà.

Cứ vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, Táo quân sẽ bay về trời, báo cáo tất cả việc làm tốt – xấu của con người để Thiên đình định đoạt công tội, thưởng phạt phân minh. Đến đêm Giao thừa, Táo quân mới trở lại trần gian để tiếp tục công việc trông coi bếp lửa gia đình.

Để ông Táo có phương tiện về chầu trời, người Việt thường chuẩn bị 3 con cá chép sống (hay cá vàng) thả trong chậu nước. Sau khi cúng xong, người ta sẽ đem cá phóng sinh xuống ao, hồ hay sông.

phong sinh ca chep vao ngay ong cong ong tao the nao cho dung
Cá chép sống được người dân mua về trong ngày ông Công ông Táo. (Ảnh: H.N)

Lý giải về tục lệ này, TS. Trần Hữu Sơn – Phó Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, kiêm Viện trưởng Viện Nghiên cứu ứng dụng Văn nghệ dân gian Việt Nam cho biết: “Trong tâm thức người Việt, cá chép là loài đã “vượt vũ môn hóa rồng” nên được coi là biểu tượng của sự thăng hoa, an lành và sung túc. Với giới trí thức, cá chép sẽ đem đến công danh, thăng tiến và may mắn. Việc phóng sinh cá chép vào ngày ông Công ông Táo là thuần phong mỹ tục từ bao đời nay của người Việt”.

Được biết, chỉ miền Bắc mới có tục lệ cúng cá chép sống. Nếu ở miền Nam, người dân chỉ cúng cá chép giấy thì người miền Trung sẽ đặt lên bàn thờ một con ngựa giấy với yên, cương đầy đủ.

“Cũng phải nói thêm, tùy theo văn hóa của từng vùng miền nên có những nơi còn sắp đặt một bàn thờ để dưới bếp vào ngày ông Công ông Táo. Tuy nhiên, trong quan niệm của người Việt từ xa xưa, bếp là nơi không sạch và cũng không trang trọng, nên chúng ta chỉ cần thờ phụng trên bàn thờ chính của gia đình”, TS Trần Hữu Sơn cho biết.

Cách phóng sinh cá chép vào ngày ông Công, ông Táo

Ngay từ ngày 22 tháng Chạp, những gia đình làm lễ cúng ông Công ông Táo sớm đã tìm lên khu vực cầu Long Biên, cầu Chương Dương hay đứng cạnh ao, hồ,… phóng sinh cá chép. Tuy nhiên, điều đáng nói là có nhiều người đứng từ trên thành cầu thả cá xuống hay thả một cách rất cẩu thả và vứt kèm theo túi nilon.

Bàn về hiện tượng này, TS. Trần Hữu Sơn chia sẻ: “Từ ngày tôi còn nhỏ, ông bà đã luôn dạy con cháu phải ra cầu ao, tìm chỗ nước trong mới được nhẹ nhàng thả cá xuống. Sau đó, phải đứng một lúc xem cá bơi đi như thế nào rồi mới được trở về. Có lẽ, do thời gian qua đi nên không còn nhiều người làm đúng như cách ông bà truyền dạy ngày xưa”.

phong sinh ca chep vao ngay ong cong ong tao the nao cho dung
TS Trần Hữu Sơn cho rằng thả cá chép là nét đẹp văn hóa.

Cùng quan điểm với Viện trưởng Viện Nghiên cứu ứng dụng Văn nghệ dân gian Việt Nam, TS. Nguyễn Hoàng Điệp – Chuyên gia nghiên cứu Văn hóa phương Đông cho rằng: “Khi thả cá chép, chúng ta nhất thiết phải làm với tấm lòng thành kính, hướng tới những ý nghĩa cao đẹp. Cách thả đúng nhất là dùng hai tay, đưa cá sát mặt nước mới được thả xuống. Nếu ném từ trên cao, cá chép khó lòng mà sống được, còn nếu sống chắc chắn cũng thành tật. Thêm vào đó, hành động này còn đi ngược với đạo lý Phật giáo”.

Vài năm gần đây, có những người mua một số lượng lớn cá chép với mong muốn càng phóng sinh nhiều, gia đình sẽ càng hưởng lộc và sung túc hơn. Tuy nhiên, TS. Nguyễn Hoàng Điệp khẳng định: “Tục thả cá chép trong ngày ông Công ông Táo cũng đồng thời thể hiện sự từ bi của người Việt. Nếu xét về mặt sinh học, đây có thể coi là hành động nhân giống cho cá chép sinh sôi nảy nở. Tuy nhiên, quan niệm nêu trên chỉ là tự phát chứ chưa có ai chứng minh”.

phong sinh ca chep vao ngay ong cong ong tao the nao cho dung
Cá chép phải được thả sát mặt nước và hết sức nhẹ nhàng. (Ảnh: H.N)

“Có lẽ, cũng từ suy nghĩ này mà người Việt ngày càng chuẩn bị cỗ bàn lớn, cố mua mũ áo và cả ô tô, máy bay bằng vàng mã cho ông Công ông Táo có thêm phương tiện về chầu trời. Nhưng trên thực tế, việc lạm dụng quá nhiều vàng mã không tốt chút nào, vừa tiêu tốn tiền bạc, vừa làm ô nhiễm không khí. Cúng ông Công ông Táo là nét văn hóa đẹp, chính vì vậy nên chúng ta cũng nên làm sao để giữ trọn những giá trị nhân văn ấy”, vị chuyên gia nói.

TS Nguyễn Hoàng Điệp nhấn mạnh, không chỉ ông Công ông Táo mà ngày Tết và tất cả các ngày quan trọng khác trong năm cũng không cần làm cỗ quá cầu kỳ, linh đình mà nên cân nhắc điều kiện của gia đình và không để lãng phí.

Về lễ vật bắt buộc có trong lễ cúng ông Công ông Táo, dân gian vẫn quan niệm phải có 3 bộ mũ, áo (hai mũ đàn ông, một mũ đàn bà). Trong đó, mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ Táo bà thì không có cánh chuồn. Những đồ vàng mã này sẽ được hóa, đốt sau lễ cúng ông Táo.

Cúng ông bà tổ tiên hay lễ cúng ông Công ông Táo thường diễn ra vào buổi sáng, có thể cúng trong khoảng thời gian từ ngày 22 tháng Chạp đến trước 12 giờ trưa (giờ Ngọ) ngày 23 tháng Chạp.

Theo quan niệm dân gian, đây là khoảng thời gian thích hợp để kịp giờ ông Công, ông Táo lên thiên đình. Tuy nhiên, TS Trần Hữu Sơn cho rằng, điều này không hề bắt buộc và gia chủ nếu quá bận rộn có thể sắp xếp lịch cúng cho phù hợp với thời gian và điều kiện của mình.

Theo Hoàng Ngọc/dantri.com.vn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Sẽ công khai danh sách các cá nhân nhận hỗ trợ để nhân dân cùng giám sát

Sẽ công khai danh sách các cá nhân nhận hỗ trợ để nhân dân cùng giám sát

(LĐTĐ) Tính đến ngày 26/9, Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận tổng số tiền 1.823 tỷ đồng ủng hộ đồng bào các địa phương bị ảnh hưởng bởi bão, lũ.
Hội chợ xúc tiến thương mại gắn kết quảng bá du lịch, văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Hội chợ xúc tiến thương mại gắn kết quảng bá du lịch, văn hóa quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Tối ngày 26/9, tại Công viên Hòa Bình (quận Bắc Từ Liêm), Hội chợ xúc tiến thương mại gắn kết quảng bá du lịch, văn hóa địa phương đã được khai mạc, đông đảo người dân, du khách đã đến tham quan, mua sắm.
Infographic: Biểu dương 100 “Sáng kiến, sáng tạo trong CNVCLĐ Thủ đô”, 10 doanh nghiệp tiêu biểu vì người lao động

Infographic: Biểu dương 100 “Sáng kiến, sáng tạo trong CNVCLĐ Thủ đô”, 10 doanh nghiệp tiêu biểu vì người lao động

(LĐTĐ) Ngày 2/10 tới đây, tại Trung tâm Hội nghị quốc tế, Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị biểu dương 100 “Sáng kiến, sáng tạo trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Thủ đô” và tôn vinh 10 doanh nghiệp tiêu biểu vì người lao động năm 2024.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội thăm, tặng quà gia đình người có công

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội thăm, tặng quà gia đình người có công

(LĐTĐ) Chiều 26/9, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã thăm, tặng quà Bà mẹ Việt Nam anh hùng; cựu quân nhân; cựu chiến binh; gia đình chính sách tiêu biểu nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Quỹ Cứu trợ thành phố Hà Nội đã tiếp nhận hơn 200 tỷ đồng ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bão lũ

Quỹ Cứu trợ thành phố Hà Nội đã tiếp nhận hơn 200 tỷ đồng ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bão lũ

(LĐTĐ) Tính đến 17h ngày 26/9 tổng số tiền các tập thể, cá nhân trong và ngoài nước đã chuyển về Quỹ Cứu trợ thành phố Hà Nội là 200 tỷ 401 triệu đồng.
LĐLĐ tỉnh Gia Lai: Tham gia phản biện để thực hiện dân chủ ở cơ sở

LĐLĐ tỉnh Gia Lai: Tham gia phản biện để thực hiện dân chủ ở cơ sở

(LĐTĐ) Ngày 25/9, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Gia Lai tổ chức Hội nghị phản biện xã hội đối với Dự thảo “Nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Gia Lai”.
Quận Bắc Từ Liêm gặp mặt hơn 100 doanh nghiệp, doanh nhân

Quận Bắc Từ Liêm gặp mặt hơn 100 doanh nghiệp, doanh nhân

(LĐTĐ) Chiều ngày 26/9, quận Bắc Từ Liêm tổ chức gặp mặt hơn 100 doanh nghiệp (DN), doanh nhân, nhân kỷ niệm 20 năm Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10).

Tin khác

Sở Tài nguyên và môi trường TP.HCM được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu theo Luật Đất đai 2024

Sở Tài nguyên và môi trường TP.HCM được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu theo Luật Đất đai 2024

(LĐTĐ) Sở Tài nguyên và Môi trường (TNMT) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (gọi tắt là Giấy chứng nhận) lần đầu đối với trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 5, 6 và 7 Điều 4 Luật Đất đai 2024.
Cách nào để xe buýt, metro Thủ đô thêm hút khách?

Cách nào để xe buýt, metro Thủ đô thêm hút khách?

(LĐTĐ) Ngày 26/9, Báo Giao thông tổ chức tọa đàm với chủ đề: "Cách nào để xe buýt, metro Thủ đô thêm hút khách?". Tọa đàm đã cung cấp góc tiếp cận mới, tạo ra diễn đàn trao đổi, góp phần tìm ra giải pháp để xe buýt, metro Hà Nội thêm hút khách.
Phương tiện qua cầu Trung Hà đi Phú Thọ phải lưu thông thế nào?

Phương tiện qua cầu Trung Hà đi Phú Thọ phải lưu thông thế nào?

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội thông tin, đơn vị vừa tiến hành điều chỉnh tổ chức giao thông qua Cầu Trung Hà Km64+639, Quốc lộ 32 và phương án phân luồng cho các phương tiện lưu thông từ thành phố Hà Nội đi thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ và các huyện của tỉnh Phú Thọ.
Sơn Tây: Khởi công công trình chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Sơn Tây: Khởi công công trình chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 26/9, Thị ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thị xã Sơn Tây tổ chức khởi công xây dựng công trình tuyến đường Ngô Quyền - Phùng Hưng và Trường Trung học cơ sở Cổ Đông. Đây là các công trình chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Quản lý và phát triển bền vững hệ thống cây xanh đô thị

Quản lý và phát triển bền vững hệ thống cây xanh đô thị

(LĐTĐ) Những thiệt hại mà cơn bão số 3 mang đến cho hệ thống cây xanh đô thị của Hà Nội là rất lớn, việc khắc phục và trồng mới thay thế các cây bị gãy đổ, hư hỏng là chắc chắn sẽ được làm. Tuy nhiên, công tác khắc phục, trồng mới sẽ không phát huy được hiệu quả tối đa nếu những vướng mắc chưa được giải quyết.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 26/9/2024: Nắng nhẹ, trời mát mẻ

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 26/9/2024: Nắng nhẹ, trời mát mẻ

(LĐTĐ) Dự báo ngày 26/9, khu vực Hà Nội nhiều mây, không mưa, trưa chiều giảm mây, trời nắng.
Nỗ lực giảm thiểu tai nạn giao thông liên quan đến lứa tuổi học sinh

Nỗ lực giảm thiểu tai nạn giao thông liên quan đến lứa tuổi học sinh

(LĐTĐ) Trước tình trạng học sinh vi phạm Luật Giao thông vẫn diễn ra phổ biến, Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) - Công an thành phố Hà Nội đã và đang chỉ đạo các đơn vị tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng tuyên truyền, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông (ATGT) cho các em học sinh. Đồng thời, tổ chức lực lượng kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Thông tin ban đầu vụ va chạm giữa tàu hỏa và xe taxi ở Cổ Nhuế

Thông tin ban đầu vụ va chạm giữa tàu hỏa và xe taxi ở Cổ Nhuế

(LĐTĐ) Sáng 25/9, đại diện Công an quận Bắc Từ Liêm thông tin về vụ va chạm giữa tàu hỏa và xe taxi.
Thanh tra Sở GTVT Hà Nội xử lý hơn 12.000 trường hợp vi phạm

Thanh tra Sở GTVT Hà Nội xử lý hơn 12.000 trường hợp vi phạm

(LĐTĐ) Từ đầu năm 2024 đến nay, lực lượng Thanh tra Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội đã lập biên bản vi phạm hành chính 12.454 trường hợp, tạm giữ 119 phương tiện, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe (GPLX) có thời hạn 1.120 trường hợp.
Dự báo thời tiết ngày 25/9: Hà Nội ngày nắng, gió nhẹ

Dự báo thời tiết ngày 25/9: Hà Nội ngày nắng, gió nhẹ

(LĐTĐ) Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia dự báo thời tiết Hà Nội ngày 25/9, ngày nắng, trời nhiều mây, đêm không mưa, gió nhẹ.
Xem thêm
Phiên bản di động