Phối hợp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động
Thêm một CĐCS mới thuộc CĐ ngành Dệt May Hà Nội | |
CĐ ngành Dệt - May Hà Nội: Tập huấn về kỹ năng thương lượng |
Chương trình phối hợp công tác giai đoạn 2016-2020 giữa CĐ ngành Dệt May Hà Nội và Hội Dệt May Hà Nội gồm 4 nội dung lớn.
Trước hết, hai bên sẽ phối hợp thực hiện hiệu quả các phong trào thi đua trong CNVCLĐ thông qua việc vận động các Hội viên và CNLĐ tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị và phát triển kinh tế-xã hội “Lao động giỏi”, “Lao động sáng tạo”; phấn đấu đạt danh hiệu “Công nhân giỏi” cấp ngành, “Sáng kiến, sáng tạo” ngành Dệt may, “ Người tốt, việc tốt” với mục tiêu tăng năng suất lao động, chất lượng, hiệu quả, đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động, vệ sinh thực phẩm, cải thiện điều kiện môi trường làm việc an toàn, xanh, sạch, đẹp, văn minh, hiện đại.
Lãnh đạo CĐ ngành Dệt May Hà Nội và Hội Dệt May Thành phố ký chương trình phối hợp công tác giai đoạn 2016-2020 |
Hai bên sẽ phối hợp vận động và tạo điều kiện để CNVCLĐ trong các đơn vị, doanh nghiệp năng động, sáng tạo, thực hành tiết kiệm, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật tiên tiến vào lao động sản xuất, công tác; giảm tiêu hao nguyên, nhiên, vật liệu, năng lượng góp phần giảm chi phí trong sản xuất; nâng cao hiệu suất máy móc, thiết bị, tạo ra các sản phẩm mang thương hiệu ngành Dệt-May Hà Nội đạt chất lượng cao, tăng sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường trong nước và quốc tế đồng thời phối hợp tổ chức cho CNLĐ nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề, tiếp thu nhanh các công nghệ tiên tiến, hiện đại; đẩy mạnh phong trào “ Ôn lý thuyết, luyện tay nghề, thi thợ giỏi” cho CNLĐ.
Ngay trong quý I/2017 Công đoàn ngành Dệt May và Hội Dệt May Thành phố Hà Nội sẽ xây dựng dự thảo Thỏa ước lao động tập thể ngành, thông qua BCH 2 đơn vị và dự kiến ký kết trong năm 2017. |
Tiếp theo, CĐ ngành Dệt May Hà Nội và Hội Dệt May thành phố sẽ phối hợp chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ, nâng cao phúc lợi xã hội thông qua việc chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ tại các đơn vị, doanh nghiệp chú trọng đến việc nâng cao chất lượng Hội nghị NLĐ; thương lượng, ký kết TƯLĐTT ngành, xây dựng quy chế dân chủ, tham gia tổ chức Hội nghị NLĐ và tổ chức đối thoại tại nơi làm việc theo Nghị định số 60/2013/NĐ-CP ngày 19/6/2013 của Chính phủ; tổ chức bữa ăn ca, phòng chống ngộ độc thực phẩm cho NLĐ tại doanh nghiệp. Tuyên truyền, triển khai thực hiện ký kết TƯLĐTT ngành giữa Hội Dệt may thành phố và CĐN Dệt-May Hà Nội.
Hai bên sẽ phối hợp chỉ đạo đẩy mạnh công tác phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS, phát triển hội viên trong các doanh nghiệp dệt may; phối hợp tổ chức cho doanh nghiệp, CĐCS và NLĐ tham gia ý kiến vào các văn bản pháp luật hoặc sửa đổi, bổ sung luật có liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của CNVCLĐ; Phối hợp tham gia xây dựng cơ chế, chính sách đào tạo, đào tạo lại đội ngũ CNLĐ; xây dựng các thiết chế văn hóa, nhà trẻ, mẫu giáo ... tại các doanh nghiệp có đông CNLĐ.
Hai bên cũng sẽ phối hợp giải quyết kịp thời những tranh chấp lao động, hạn chế tới mức thấp nhất những vụ ngừng việc tập thể dẫn tới đình công xảy ra ở cơ sở, trong đó đặc biệt coi trọng công tác phòng ngừa để hạn chế các cuộc đình công trái pháp luật, khiếu kiện đông người, góp phần ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Ngoài ra, hai bên sẽ phối hợp tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, nâng cao ý thức NLĐ cũng như phối hợp trao đổi, cung cấp thông tin giữa hai đơn vị.
Để khởi động có hiệu quả Chương trình phối hợp công tác giai đoạn 2016-2020, bên cạnh việc xây dựng kế hoạch phối hợp thực hiện công tác hàng năm, ngay trong quý I/2017 Công đoàn ngành Dệt May và Hội Dệt May Thành phố Hà Nội sẽ xây dựng dự thảo Thỏa ước lao động tập thể ngành, thông qua BCH 2 đơn vị và dự kiến ký kết trong năm 2017.
Việc ký Thỏa ước lao động tập thể ngành và vận động các đơn vị, doanh nghiệp tham gia sẽ tạo cơ sở pháp lý và là sợi dây gắn kết các đơn vị khi có cùng chung sự đồng thuận và lợi ích bền vững. Điều này cũng góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng hoạt động của cả hai đơn vị.
Ngọc Tú
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn
Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số
Phối hợp nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn khối Giáo dục
Cần quyết liệt xử lý nạn “quái xế”
Bông mua tím
Sức khỏe người lao động là “vốn quý” của doanh nghiệp
Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa
Tin khác
Phối hợp nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn khối Giáo dục
Hoạt động 05/11/2024 09:14
Sức khỏe người lao động là “vốn quý” của doanh nghiệp
Hoạt động 05/11/2024 09:07
Tuyên truyền Luật Thủ đô năm 2024 đến người lao động ngành Xây dựng Hà Nội
Hoạt động 05/11/2024 06:38
Tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ phụ trách công tác Nữ công các tỉnh, ngành phía Bắc
Công đoàn 04/11/2024 09:36
Đống Đa: Hơn 400 cán bộ tập huấn công tác tài chính công đoàn
Hoạt động 01/11/2024 15:03
Sôi nổi Chung khảo hội thi “Giới thiệu mô hình và thuyết minh ý tưởng cải cách hành chính” năm 2024
Hoạt động 01/11/2024 14:06
Trao hỗ trợ cho đoàn viên Công đoàn HANDICO bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Hoạt động 31/10/2024 22:27
Gia Lâm: Sôi nổi Hội thao nghiệp vụ chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ trong công nhân, viên chức, lao động
Hoạt động 31/10/2024 19:17
LĐLĐ huyện Mỹ Đức hỗ trợ đoàn viên bị thiệt hại về nhà ở do ảnh hưởng bão số 3
Hoạt động 31/10/2024 17:17
Thành lập Nghiệp đoàn khối lớp mầm non ngoài công lập, đảm bảo lợi ích tối đa cho giáo viên
Hoạt động 31/10/2024 10:20