Phố cổ Hàng Điếu
Phố Khâm Thiên | |
Phố Thụy Khuê |
Ngày xưa, phố Hàng Điếu bán các loại điếu hút thuốc lào. Các loại điếu bát bằng sứ Giang Tây, sứ Bát Tràng… có hình thắt quả bồng, hình trái xoan, hình lục lăng… dát hoa văn bằng đồng, bằng bạc. Xe điếu dài từ 40cm đến 1m20. Loại điếu ống làm bằng gỗ gụ, gỗ trắc khảm vỏ ốc Singapore. Hai loại này thường dùng cho quan lại, nhà giàu. Sau này ống điếu bằng tre cũng được bày bán, loại này có tên là điếu cày.
Thời Pháp thuộc, Hàng Điếu có nhiều nhà làm và bán giày dép. Một số nhà tự đẽo những đôi guốc mộc bày bán. Sau này guốc được cải tiến, dùng riêng cho từng lứa tuổi, giới tính, sơn màu, hoa văn rực rỡ, hấp dẫn. Trong thời chiến tranh chống Mỹ, nhiều gia đình ở Hàng Điếu chuyển hướng kinh doanh. Họ mua về những chiếc lốp ô tô hỏng chất đầy trong nhà.
Thời kỳ đó, phố xá thưa vắng người qua lại, vỉa hè thành nơi sản xuất dép lốp cao su. Người dân Hàng Điếu cần mẫn từ sáng đến tối pha cắt lốp ô tô, rồi dùng một loại dao đặc chủng, “thục” lốp thành những dải cao su mỏng làm quai dép, phần dầy hơn làm thân dép. Hàng vạn, hàng vạn đôi dép “nâng niu bàn chân” các anh bộ đội vượt Trường Sơn, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
Sau này, những đôi dép nhựa “Tiền Phong” màu trắng trong thay thế dần đôi dép cao su giản dị, rẻ tiền. Hàng Điếu lại chuyển hướng kinh doanh, nhiều gia đình sắm máy quay về cần cu suốt ngày pha cắt những xúc vải giả da để may những túi xách, cặp học sinh, vải bạt… bán buôn, bán lẻ ngay trên phố.
Giờ đây, Hàng Điếu đang thay đổi dần. Nhiều mặt hàng mới đáp ứng nhu cầu của thị trường. Đầu phố những hàng bán chè Thái Nguyên, chè ướp hoa nhài, mứt sen trần, bánh cốm. Cuối phố gần chợ Hàng Da, hơn chục cửa hàng bánh cốm, bánh gai, bột sắn, chè Thái, đặc biệt là mứt và ô mai. Tràn ngập quầy hàng là những túi mứt mơ vàng óng, mứt đào xanh nõn, mứt hồng đỏ rực cùng 20 loại ô mai, sấu cam thảo, chanh mặn, quất dẻo, táo mèo…
Từ một phố cổ với nhiều măt hàng thủ công, Hàng Điếu giờ đây đã trở thành một phố văn minh thương mại giữa Thủ đô, đầy năng động. Thể hiện một nét đẹp tiềm tàng của người Tràng An trước một nền kinh tế đang chuyển mình. Du khách đến đây vào buổi tối ngỡ như lạc vào một đêm hội hoa đăng, lộng lẫy ánh đèn, lung linh màu sắc phát ra từ những cửa hàng sang trọng.
LÊ NHẬT TĂNG
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực
LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Tin khác
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029
Tôi yêu Hà Nội 22/11/2024 17:29
Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng
Tôi yêu Hà Nội 20/11/2024 16:19
Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư
Tôi yêu Hà Nội 17/11/2024 21:01
Tái hiện không gian "nhà tranh vách đất" làng quê Bắc Bộ
Tôi yêu Hà Nội 15/11/2024 14:47
Gốm Bát Tràng thương hiệu hai trong một
Tôi yêu Hà Nội 14/11/2024 09:08
Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi
Tôi yêu Hà Nội 05/11/2024 17:10
Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương
Tôi yêu Hà Nội 23/10/2024 11:30
Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm
Tôi yêu Hà Nội 22/10/2024 14:02
Tình yêu từ cao nguyên lâm viên xanh
Thủ đô 11/10/2024 15:43
Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội
Tôi yêu Hà Nội 10/10/2024 17:49