Phim truyện thiếu nhi: “Cái khó” vẫn bó “cái khôn”
Phiêu lưu trong thế giới hoạt hình | |
Sáng tác nhạc cho thiếu nhi: Cần những nhạc sĩ trẻ tâm huyết |
Trẻ em xem phim của người lớn
Đến hẹn lại lên, cứ dịp Tết Thiếu nhi 1.6 hằng năm, các nhà hát, công ty tổ chức biểu diễn sẽ tung ra các vở kịch hấp dẫn để hút khán giả nhí. Tại Nhà hát Tuổi Trẻ, khán giả nhí sẽ được thưởng thức chương trình ca múa nhạc tạp kỹ “Phiêu lưu trong thế giới hoạt hình 3” cùng các vở kịch “Cậu bé khổng lồ lạc vào hang kiến” và “Ông Ba bị”. Nhà hát Kịch Việt Nam, Rạp xiếc T.Ư cũng đang rục rịch với các chương trình, tiết mục quen thuộc. Còn phim Việt dành cho lứa tuổi này lại trở thành “đặc sản” khan hiếm.
Cảnh trong phim “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”. |
Thực tế, lượng khán giả nhí có nhu cầu thưởng thức phim rất đông, và trước đây không ít nhà làm phim cho rằng, đó là khách hàng tiềm năng. Thế nhưng, nhiều năm qua, thiếu phim truyện thiếu nhi vẫn là vấn đề bỏ ngỏ. Bởi thế mà một số bộ phim như: “Ðội đặc nhiệm nhà C21”, “Kính vạn hoa”, “12A và 4H”,… trở thành những “tượng đài” phim của lứa tuổi “ô mai” một thời. Đây cũng là lý do để các nhà đài hàng chục năm nay, vẫn đều đặn phủ sóng bộ phim “Tây du ký” (1986) của Trung Quốc mỗi dịp hè phục vụ các thế hệ khán giả nhí.
Chị Đỗ Lan Anh (quận Hoàng Mai – Hà Nội) chia sẻ: “Tôi thấy các chương trình dành cho thiếu nhi không thiếu nhưng chủ yếu vẫn là hàng “ngoại nhập”. Các kênh truyền hình thì phần lớn là chiếu những phim dành cho người lớn, không ít phim nội dung na ná nhau. Con gái tôi năm nay 7 tuổi mỗi lần bật tivi chỉ thích xem phim “Cô dâu 8 tuổi”. Tôi vẫn nhớ những năm tháng tuổi học trò háo hức chờ đến ngày Chủ nhật hằng tuần để theo dõi các “chiêu” phá án của thám tử nhí “Đội đặc nhiệm nhà C21”. Nhưng giờ để có được một bộ phim truyện Việt dành cho thanh, thiếu niên như thế hơi khó”.
Bỏ ngỏ một thị trường tiềm năng?
Có nhiều lý do để dẫn tới sự khan hiếm phim truyện dành cho thiếu nhi trong dòng chảy điện ảnh đương đại. Nhưng lý do lớn nhất vẫn tại chữ “tiền”. Kinh phí Nhà nước dành để đầu tư phim thiếu nhi quá hạn hẹp phải trông đợi vào sự đầu tư của các “mạnh thường quân”. Trong khi đó, điện ảnh tư nhân ngày một thống trị các rạp chiếu với dòng phim thị trường dành cho tuổi teen hoặc người lớn đẻ thu lợi nhuận hơn. Song, thực tế không hẳn như vậy bởi cứ nhìn vào thành công của “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” – một tác phẩm điện ảnh Việt dành cho thiếu nhi trở thành “hiện tượng” trong thời gian qua để thấy rằng, một bộ phim nghệ thuật dành cho thiếu nhi vẫn có thể đạt được doanh thu khả quan.
Đạo diễn Bùi Như Lai – Trường đoàn Kịch 1 Nhà hát Tuổi Trẻ, nhìn nhận, để làm nên một tác phẩm điện ảnh dành cho thiếu nhi rất khó. Trong khi đó mỗi năm, Hollywood cho ra đời một bộ phim bom tấn dành cho trẻ em toàn thế giới, thế nên để đặt điện ảnh Việt Nam và điện ảnh thế giới lên cùng một bàn cân thì quả là khập khiễng. Nhưng cũng theo đạo diễn Bùi Như Lai, cái khó này không chỉ của riêng Việt Nam mà xảy ra ngay cả ở kinh đô điện ảnh Hollywood. Nếu như dõi theo con đường phát triển của Hollywood thì kể từ khi ra đời bộ phim “Ở nhà một mình”, đến nay diễn viên chính Macaulay Culkin dù đã ngoài 30, Hollywood vẫn chưa có được một bộ phim thiếu nhi nào vượt qua được “bóng lớn” đó, mặc dù có rất nhiều phim cả phim truyện và phim hoạt hình được ra đời đều đặn dành cho thiếu nhi mỗi năm.
Bên cạnh khó khăn về kinh phí thì vấn đề diễn viên cũng là một trở ngại lớn. Đạo diễn Bùi Như Lai cho rằng, diễn viên nhí của chúng ta giờ không thiếu. Minh chứng ở các cuộc thi, gameshow, truyền hình thực tế có rất nhiều các em nhỏ tự tin thể hiện tài năng. Tuy nhiên, để các em tham gia một bộ phim truyền hình thì mất rất nhiều thời gian của các em và của chính đoàn làm phim. Vì lứa tuổi này vẫn phải đến trường học văn hóa.
Để các em tham gia đóng phim có khi phải mất cả năm ròng. Liệu rằng nhà trường và phụ huynh có “hy sinh” cho các em theo đuổi nghệ thuật? Cộng thêm việc uốn nắn diễn viên nhí trên phim trường cũng là một khó khăn, thách thức. Nếu như với các nhà làm phim trên thế giới có riêng một đạo diễn hướng dẫn diễn xuất các trường đoạn cho trẻ, đoàn làm phim chỉ việc ra trường quay và quay, nhưng chúng ta không đủ kinh phí, thời gian làm được điều này. “Lựa chọn được một diễn viên nhí rồi thì ai là người đến ăn cùng, ở cùng và dạy diễn viên nhí cách diễn, câu thoại? Đó chính là cái khó, khiến cho các nhà làm phim suy nghĩ nhiều, nếu như có dự định làm cho thiếu nhi” – Đạo diễn Bùi Như Lai nói. Do “cái khó bó cái khôn”, nên thị trường tiềm năng của điện ảnh Việt Nam vẫn bị bỏ ngỏ.
Nguyễn Hoài
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hai yếu tố tạo nên chất lượng “tiến vua” của Cam tươi FVF
Ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025
Phụ nữ Thủ đô sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới
Giao lưu trực tuyến về lựa chọn thực phẩm, cân bằng dinh dưỡng cho gia đình
Thay đổi quy định về điều chỉnh tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm từ 1/7/2025
Long Biên: Ra mắt Nghiệp đoàn Lực lượng an ninh, trật tự ở cơ sở thứ hai
VinFast miễn phí sạc pin cho tất cả ô tô điện đến ngày 30/6/2027
Tin khác
Nâng cao vai trò cộng đồng trong bảo tồn và phát huy giá trị Lễ hội đền Đồng Nhân
Văn hóa 24/12/2024 11:51
Noel trong tôi
Văn hóa 24/12/2024 08:32
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20
"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng
Văn hóa 20/12/2024 16:54
Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”
Văn hóa 20/12/2024 15:49
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người
Văn hóa 20/12/2024 15:17
Điểm sáng của bức tranh Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thủ đô năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 20:42
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 12:11