Phát triển nghề may truyền thống
Làm giàu bằng nghề truyền thống |
Những nghệ nhân cao tuổi trong làng kể lại, vào khoảng những năm 1920 nhiều thanh niên trong làng đã tìm lên Hà Nội để học nghề may, sau đó về làng tiếp tục phát triển nghề mình học được. Với niềm đam mê, sự chăm chỉ, khéo léo, những con người ở nơi này đã làm ra những bộ comple, veston đẹp được nhiều nhà may nổi tiếng ở đất Hà Thành biết tới. Tuy nhiên, vào những năm 2000, comple, veston từ Trung Quốc tràn sang Việt Nam với giá rẻ hơn rất nhiều lần so với người dân nơi đây làm ra. Khách hàng tìm đến Từ Thuận thưa thớt rồi không thấy bóng khách nữa. Nghề may ở Từ Thuận khủng hoảng. Bà con phải tràn lên trung tâm Hà Nội kiếm sống.
Nghề may comple Vân Từ lại phát triển một cách mạnh mẽ. |
Nhưng lòng yêu nghề cùng với sự khéo léo trong cách tân mẫu mã, đảm bảo chất lượng, comple, veston Từ Thuận dần chiếm lại sự tin tưởng từ phía khách hàng trong những năm gần đây. Hiện nay, cả 10 thôn ở xã Vân Từ đều làm nghề may. Trong đó, thôn Từ Thuận và thôn Chung có tới 90% số hộ làm nghề này, được Ủy ban nhân dân tỉnh công nhận là làng nghề. Cả thôn Từ Thuận có ba cơ sở sản xuất lớn với số vốn xấp xỉ 1 tỉ đồng trên một cơ sở, trong đó 2 cơ sở chuyên may comple, veston nam và một cơ sở may đồ nữ. Các cơ sở ở đây, bình quân một cơ sở có 20 - 40 công nhân, phân bổ khắp làng. Đời sống của nhiều hộ dân ở đây ngày càng được nâng cao, đường làng ngõ xóm bê tông hóa, nhiều nhà cao tầng mọc lên khang trang, hiện đại chủ yếu nhờ nghề may.
Anh Nguyễn Hồng Đăng, một trong những chủ cơ sở lớn nhất ở làng Từ Thuận cho biết, thời điểm khoảng từ tháng 9 đến tháng 12 trong năm được người dân ở đây coi là thời điểm vàng son của nghề may. Thời điểm này nhu cầu may veston của người dân lớn, để mặc ấm và phục vụ ngày lễ tết. Vì vậy mà nhiều đơn đặt hàng liên tiếp từ trung tâm Hà Nội và các tỉnh thành trong nước dồn dập đổ về. “Đôi khi không dám nhận nhiều đơn hàng vì sợ không xuất hàng kịp. Vì thiết bị máy móc có hạn cho nên một ngày cố gắng xuất khoảng 50 bộ để kịp thời hạn giao cho khách hàng" – anh Đăng chia sẻ.
Từ chỗ người Vân Từ làm hàng chợ hoặc nhận may gia công cho nhiều cửa hàng lớn ở Hà Nội, Hà Đông, đến nay đã có những nhà may lớn với hàng chục nhân công, mở cửa hàng, đại lý ở khắp các tỉnh thành trong cả nước. Ở đâu cũng có các cửa hiệu lớn buôn bán đồ comple, veston hàng hiệu Vân Từ. Thu nhập từ nghề may cũng khá cao, đối với thợ gia công bình thường, mỗi năm thu nhập vài chục triệu, còn thợ giỏi cả trăm triệu đồng. “Điểm đặc biệt, Veston ở đây gồm có 4 lớp: Vải, mùng, lót, bông, giúp Veston trở nên dày và bền hơn, không bị nhàu. Nên về với Vân Từ, ai cũng có thể sắm được một bộ vét-tông ưng ý, bất kể họ là cán bộ công chức, người nghỉ hưu, thanh niên… với giá hấp dẫn. Mẫu mã phong phú, chất liệu đẹp, thợ may khéo đã làm nên thương hiệu của làng nghề” - ông Nguyễn Thành Công, một thợ may lâu năm ở làng Từ Thuận cho biết.
Theo anh Đào Ngọc Hùng, chủ doanh nghiệp may Hùng Luyến, làng nghề may comple, veston Vân Từ là làng nghề đặc thù và có tiềm năng khai thác du lịch rất cao. Vân Từ đã được công nhận là điểm du lịch làng nghề nhưng phát triển du lịch ở Vân Từ vẫn còn khá khiêm tốn. Hiện nay, giao thông khá thuận tiện lại nằm gần làng cổ Cựu (Vân Từ) các làng nghề may Vân Từ hoàn toàn có thể thực hiện những tour du lịch cho cả khách trong nước lẫn khách nước ngoài. Khi có các tour du lịch thì những dịch vụ đi theo xuất hiện tạo thêm công ăn việc làm cho người dân và giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế cân đối hơn. “Du lịch cũng chính là chiếc cầu nối để quảng bá thương hiệu comple, veston Vân Từ tới nhiều người hơn đặc biệt là du khách nước ngoài” – anh Hùng tâm sự.
Có thể nói rằng nghề may comple veston đã mang lại nhiều thành tựu cho người dân Thôn Từ Thuận. Và đến ngày 12/12 âm lịch hàng năm, nơi đây lại tưng bừng tổ chức lễ bày tỏ lòng thành với bà tổ nghề may.
Nguyễn Công
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 18:56
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính
Thủ đô 22/11/2024 17:25
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 15:13
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 14:18
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Thủ đô 22/11/2024 10:53
Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận
Nhịp sống Thủ đô 21/11/2024 08:42
Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 18:56
Hà Nội có xã dân tộc miền núi đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 09:24
Đẩy mạnh kết nối cung - cầu, nâng cao giá trị sản phẩm địa phương
Thủ đô 19/11/2024 15:25
Sơn Tây: Khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu ngành Giáo dục và Đào tạo năm học 2023 - 2024
Nhịp sống Thủ đô 19/11/2024 07:59