Phát triển chăn nuôi an toàn sinh học để khống chế bệnh dịch tả lợn châu Phi
Theo Phó Cục trưởng Cục Thú y Nguyễn Văn Long, tính đến ngày 15/10, bệnh dịch tả lợn Châu Phi xảy ra trên 8.200 xã, hơn 650 huyện của 63 tỉnh, thành trên địa bàn cả nước. Tổng số lợn tiêu hủy 5,6 triệu con, với tổng sản lượng hơn 320.000 tấn, chiếm khoảng 8,3% tổng trọng lượng thịt lợn của cả nước.
Quang cảnh hội nghị (Ảnh Mai Quý) |
Trong đó, có 4.632 xã thuộc 606 huyện của 63 tỉnh, thành chưa qua 30 ngày. Có 3.591 xã thuộc 412 huyện của 56 tỉnh, thành phố đã qua 30 ngày. Số xã qua 30 ngày không phát sinh thêm dịch bệnh tăng theo từng tháng. Cụ thể, từ tháng 4 - 6/2019 có 480 xã qua 30 ngày; từ tháng 7 - 9/2019 có thêm 3.111 xã qua 30 ngày.
Hiện có 10 tỉnh, thành phố có trên 80% số xã bị dịch đã qua 30 ngày là: Nam Định, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Lạng Sơn, Sơn La, Bắc Ninh, Cao Bằng, Bắc Giang. Riêng tỉnh Hưng Yên đang chuẩn bị tiến hành các thủ tục công bố hết dịch trên địa bàn toàn tỉnh.
Cục Thú y nhận định, số liệu phân tích diễn biến dịch bệnh theo từng tháng ở trên cho thấy số xã và số lợn buộc phải tiêu hủy đã giảm mạnh từ tháng 6/2019. Tuy nhiên, do dịch tả lợn Châu Phi chưa có thuốc điều trị và vắc xin phòng bệnh, vi rút tồn tại lâu ngoài môi trường, sức đề kháng cao nên các hộ chăn nuôi, doanh nghiệp, trang trại không được lơ là, chủ quan mà luôn phải tuân thủ nghiêm ngặt, cao nhất và đồng bộ các biện pháp an toàn sinh học.
Phát triển chăn nuôi an toàn sinh học để khống chế bệnh dịch tả lợn châu Phi (Ảnh Mai Quý) |
Phát biểu tại hội nghị “Tăng cường các biện pháp kiểm soát dịch bệnh và phát triển chăn nuôi an toàn sinh học bền vững”, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh, biện pháp hữu hiệu nhất để khống chế được bệnh dịch tả lợn châu Phi và bảo vệ đàn lợn là tăng cường các biện pháp kiểm soát dịch bệnh và phát triển chăn nuôi an toàn sinh học bền vững.
Theo số liệu thống kê, số lượng trang trại chăn nuôi lợn áp dụng chăn nuôi an toàn sinh học đang được chú trọng. Hiện cả nước có gần 28.000 hộ chăn nuôi lợn an toàn sinh học, với tổng đàn khoảng 280.000 con. Thực tế cho thấy, đối với những cơ sở trang trại chăn nuôi làm tốt công tác an toàn sinh học vẫn giữ được an toàn đàn vật nuôi đối với bệnh dịch tả lợn châu Phi.
Vì vậy ngoài tăng cường phát triển chăn nuôi gia cầm, gia súc ăn cỏ để bù đắp lại nguồn thực phẩm thiếu hụt do bệnh dịch tả lợn châu Phi, ngành chăn nuôi cần đặc biệt chú trọng giải pháp duy trì và phát triển chăn nuôi lợn an toàn sinh học để chủ động nguồn cung thực phẩm cuối năm 2019, đặc biệt là dịp Tết nguyên đán Canh Tý và các tháng đầu năm 2020.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hành trình vượt khó của Lê Vĩnh Toàn qua phim "Miền nhớ"
Giá vàng bất ngờ giảm trong ngày lễ Giáng sinh
Năm 2025: Lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội giảm
Học sinh Hà Nội nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 9 ngày
6.482 thí sinh dự thi học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025
Người phụ nữ giàu lòng nhân ái
Luật quy định như thế nào về hành vi gian lận bảo hiểm?
Tin khác
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Môi trường 24/12/2024 06:12
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Môi trường 23/12/2024 14:12
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/12: Trời nhiều mây, sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Môi trường 22/12/2024 06:29
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/12: Ngày nắng nhẹ, nhiệt độ thấp nhất 12 độ C
Môi trường 21/12/2024 08:41
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 20/12: Trời ít mây không mưa, ngày nắng nhẹ
Môi trường 20/12/2024 06:48
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 19/12: Ngày nắng, nhiệt độ thấp nhất từ 13 độ C
Môi trường 19/12/2024 06:19
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 18/12: Sáng sớm trời lạnh, trưa chiều hửng nắng
Môi trường 18/12/2024 06:55
Để Thủ đô xanh bền vững
Môi trường 17/12/2024 08:08
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 17/12: Sáng sớm trời rét, ngày nắng
Môi trường 17/12/2024 06:25
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 16/12: Trời tiếp tục rét
Môi trường 16/12/2024 06:34