Nhân kỷ niệm 74 năm cách mạng tháng Tám và chuẩn bị nghỉ lễ 2/9

Phát huy Bộ Quy tắc ứng xử nơi công cộng

(LĐTĐ) Sắp đến Tết Độc Lập mùng 2 tháng 9, Thủ đô Hà Nội lại bừng sáng lộng lẫy trên mọi cung đường để đón du khách tứ phương về Thủ đô mừng ngày đại lễ. Nhiều năm trở lại đây, người dân Hà Nội đã ý thức hơn trong việc bảo vệ cảnh quan đô thị và khách du lịch đến với Thủ đô Hà Nội dường như đã có thói quen “nhập gia tùy tục”, cùng chung tay bảo vệ môi trường nơi mình đến. Thành phố Hà Nội hiếu khách cũng có nhiều chương trình, kế hoạch để đảm bảo cho du khách có một dịp lễ an toàn, văn minh.
phat huy bo quy tac ung xu noi cong cong Sức lan toả từ hai Bộ quy tắc ứng xử
phat huy bo quy tac ung xu noi cong cong Triển khai các mô hình tuyên truyền Quy tắc ứng xử

Mỗi ngày có hàng ngàn lượt khách du lịch trong và ngoài nước đến thăm các danh thắng ở Việt Nam. Trước đây thường xuất hiện những thói quen không đẹp tại các điểm vui chơi như nói chuyện, nghe điện thoại ồn ào nơi công cộng, dẫm nát hoa, hái hoa bẻ cành, phá hoại nơi trưng bày, vứt rác ra điểm vui chơi, di tích, chen lấn, xô đẩy, ăn mặc phản cảm…. vẫn diễn ra.

Nhiều du khách còn có hành vi trốn vé tàu điện, vé tham quan tại các điểm đến, sẵn sàng chen lấn khi vào nhà hàng, khi ăn buffet, thiếu tôn trọng các quy định. Trong khi đó, tình trạng "chặt chém" tại nhiều điểm đến trong nước đã trở thành nỗi ám ảnh của không ít du khách trong và ngoài nước... Nhiều năm trở lại đây, hiện tượng phản cảm này dường như đã biến mất.

phat huy bo quy tac ung xu noi cong cong

Ảnh minh họa: Bảo Thoa

Năm 2017, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành “Bộ Quy tắc Ứng xử văn minh du lịch”. Đây là lần đầu tiên ngành Văn hóa du lịch ban hành Bộ quy tắc Ứng xử văn minh du lịch trên quy mô cả nước. Bộ Quy tắc Ứng xử văn minh du lịch đưa ra những quy định mang tính chuẩn mực nhằm định hướng hành vi, thái độ, thói quen, cách thức ứng xử văn minh với đối tượng áp dụng là khách du lịch là người Việt Nam đi du lịch trong nước và nước ngoài; người nước ngoài đi du lịch Việt Nam; các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động kinh doanh du lịch; cộng đồng dân cư tại các điểm du lịch. Ứng xử văn minh trong hoạt động du lịch là yếu tố hết sức quan trọng, cần thiết để phát triển du lịch bền vững, có chất lượng, có chiều sâu, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của du lịch Việt Nam.

Cụ thể, với khách du lịch, thông điệp về ứng xử là văn minh, tự trọng và trách nhiệm, thể hiện ở việc tuân thủ nội quy, xếp hàng trật tự, đúng giờ, trang phục phù hợp, tôn trọng sự khác biệt về văn hóa, không vứt rác, không phá hoại môi trường... Cũng trong nội dung này, Bộ Quy tắc khuyến khích khách du lịch ủng hộ các sản phẩm và đồ lưu niệm sản xuất tại địa phương, không mua hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, không sử dụng sản phẩm từ động vật hoang dã...

Đối với cá nhân, tổ chức kinh doanh dịch vụ du lịch cần tuân thủ quy định pháp luật về lĩnh vực thực hiện và quy định của địa phương nơi cung cấp dịch vụ; niêm yết công khai giá dịch vụ; không chèo kéo, đeo bám khách du lịch; không lợi dụng thời điểm đông khách để nâng giá, ép giá, cung cấp dịch vụ kém chất lượng cho khách du lịch; không sử dụng, giả mạo thương hiệu của đơn vị khác…

Thông điệp về ứng xử văn minh được đưa ra đối với doanh nghiệp lữ hành là chuyên nghiệp, uy tín và chất lượng thông qua việc cung cấp đầy đủ dịch vụ theo chương trình du lịch đã cam kết; hướng dẫn, khuyến cáo về quy định pháp luật, tập quán nơi đến trước và trong quá trình đi du lịch cho khách; không để người nước ngoài lợi dụng “núp bóng” kinh doanh lữ hành bất hợp pháp; không sử dụng thương hiệu của doanh nghiệp lữ hành khác quảng bá cho sản phẩm của mình…

Bộ Quy tắc đưa ra thông điệp chuyên nghiệp, thân thiện, yêu nghề đối với hướng dẫn viên du lịch, đề cao đạo đức nghề nghiệp của hướng dẫn viên, phục vụ khách theo đúng chương trình du lịch, tôn trọng khách… Các cơ sở lưu trú cung cấp đủ số lượng, đúng tiêu chuẩn chất lượng các dịch vụ đã quảng cáo và bán cho khách; vệ sinh môi trường sạch sẽ, trang trọng trong và ngoài cơ sở lưu trú du lịch; ứng xử đúng mực, tôn trọng khách hàng, chuyên nghiệp, ân cần, chu đáo, niềm nở, tận tâm, thân thiện khi phục vụ khách; niêm yết công khai giá và dịch vụ; không lợi dụng thời điểm đông khách để ép giá, cung cấp dịch vụ kém chất lượng…

Cộng đồng dân cư Thủ đô cũng ứng xử hiếu khách, thân thiện và văn minh bằng cách nói lời hay, cử chỉ đẹp, thân thiện với khách du lịch; nhiệt tình giúp đỡ du khách; không chèo kéo, đeo bám khách du lịch; không có lời nói, cử chỉ thiếu văn hóa, khiếm nhã với khách du lịch… Cư dân còn là đối tượng đóng vai trò quan trọng nhất trong việc gìn giữ bản sắc dân tộc. Cùng với đó, Bộ Quy tắc ứng xử văn minh du lịch còn đưa ra các quy tắc chuẩn mực đối với các đơn vị vận chuyển khách du lịch như nhà hàng, cơ sở cung cấp dịch vụ ăn uống, điểm mua sắm phục vụ khách du lịch; điểm tham quan, điểm du lịch.

Để sử dụng thống nhất trên phạm vi toàn quốc, Bộ Quy tắc đã đề ra 10 khẩu hiệu tuyên truyền về ứng xử văn minh du lịch gồm: Nâng cao hình ảnh du khách Việt; Du lịch có hiểu biết và có trách nhiệm; Việt Nam – Điểm đến an toàn, thân thiện, văn minh; Mỗi người dân là một hướng dẫn viên du lịch; Du lịch hướng tới sự chuyên nghiệp, chất lượng, hiệu quả; Ứng xử văn minh là tôn trọng bản thân và tôn trọng mọi người; Nói không với dịch vụ kém chất lượng; Ứng xử đúng mực, thái độ thân thiện, tinh thần tận tụy; Xếp hàng là văn minh; Nói lời hay, cử chỉ đẹp.

Để tiếp tục phát huy những giá trị tốt đẹp của Thủ đô Hà Nội, nhân dịp Tết độc lập mùng 2 tháng 9 năm 2019, Sở Du lịch Hà Nội vừa có công văn gửi các cơ sở, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hoạt động du lịch trên địa bàn thành phố, yêu cầu bảo đảm chất lượng dịch vụ, an toàn cho khách du lịch, giữ gìn môi trường trong dịp nghỉ Lễ 2/9. Theo đó, yêu cầu các cơ sở, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hoạt động du lịch trên địa bàn chủ động xây dựng và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch, chú trọng sản phẩm có tính độc đáo, hấp dẫn, chuyên nghiệp, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch; đảm bảo đầy đủ các điều kiện cơ sở vật chất để phục vụ tốt nhất cho du khách.

Đặc biệt tích cực tuyên truyền, phổ biến trong cộng đồng người làm du lịch và các du khách thực hiện tốt “Bộ Quy tắc ứng xử văn minh du lịch” của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành và “Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội” của UBND thành phố Hà Nội ban hành và nội dung ứng xử văn minh trong hoạt động du lịch trên địa bàn thành phố Hà Nội “10 điều nên và không nên khi đi du lịch” do Sở Du lịch Hà Nội ban hành.

Đối với công tác bảo vệ môi trường, các cơ sở, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân cần nâng cao trách nhiệm trong công tác đảm bảo vệ sinh môi trường, nơi thu gom, tập kết, phân loại rác thải phải được bố trí ở nơi hợp lý; giữ cảnh quan thủ đô phong quang, sạch đẹp, gọn gàng, thuận tiện cho du khách thập phương đến Hà Nội trong đợt nghỉ lễ cao điểm. Các cơ sở lưu trú du lịch, nhà hàng quan tâm trang trí, góp phần tạo diện mạo đẹp cho cơ sở và chung cho thành phố. Bố trí nơi đón tiếp thuận tiện với hệ thống bảng biển chỉ dẫn khoa học, có mỹ quan. Ngoài ra, công tác đảm bảo an toàn cho du khách cũng đặc biệt được chú trọng.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tổng kết Cuộc đua xe đạp về Điện Biên Phủ - 2024

Tổng kết Cuộc đua xe đạp về Điện Biên Phủ - 2024

(LĐTĐ) Sau 5 ngày diễn ra kịch tính, sôi nổi, Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ - 2024, Cúp Báo Quân đội nhân dân” đã hoàn thành các chặng và tổng kết, trao giải vào chiều ngày 5/5.
“Điện Biên Phủ - Những khoảnh khắc từ lịch sử”

“Điện Biên Phủ - Những khoảnh khắc từ lịch sử”

(LĐTĐ) Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách ảnh “Điện Biên Phủ - Những khoảnh khắc từ lịch sử” bằng 3 ngôn ngữ.
Hình ảnh ấn tượng tại chặng 5 Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ - 2024”

Hình ảnh ấn tượng tại chặng 5 Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ - 2024”

(LĐTĐ) Chiều 5/5, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên đã diễn ra Cuộc đua xe đạp chặng thứ 5 - chặng cuối cùng của cuộc đua xe “Về Điện Biên Phủ - 2024, Cúp Báo Quân đội nhân dân”. Trong chặng đua này diễn ra nhiều pha ganh đua bứt tốc nghẹt thở giữa các cua-rơ.
Nghĩa trang liệt sĩ A1 Điện Biên Phủ lung linh ánh nến

Nghĩa trang liệt sĩ A1 Điện Biên Phủ lung linh ánh nến

(LĐTĐ) Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia A1 lung linh trong sắc nến, khi thế hệ trẻ Điện Biên đến dâng hương, dâng hoa tri ân các anh hùng, liệt sĩ.
Người dân không nên hoang mang về tác dụng phụ của vắc xin AstraZeneca

Người dân không nên hoang mang về tác dụng phụ của vắc xin AstraZeneca

(LĐTĐ) Trước thông tin vắc xin AstraZeneca phòng Covid-19 đang bị cáo buộc gây ra tác dụng hiếm gặp có khả năng dẫn đến đông máu, các chuyên gia y tế khuyến cáo, người dân cần hiểu rõ thông tin để tránh tâm lý hoang mang không cần thiết.
Hình ảnh ấn tượng trong buổi tổng duyệt diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Hình ảnh ấn tượng trong buổi tổng duyệt diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Sáng 5/5, tại thành phố Điện Biên Phủ đã diễn ra buổi tổng duyệt diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ với nhiều hình ảnh ấn tượng, sẵn sàng cho ngày chính thức 7/5.
Người dân và du khách nô nức đổ về Điện Biên mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Người dân và du khách nô nức đổ về Điện Biên mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Chỉ còn 2 ngày nữa, Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) sẽ chính thức diễn ra. Các di tích tại Điện Biên và thành phố Điện Biên Phủ đang đón lượng lớn du khách và người dân tới tham quan. Dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ trở thành ngày hội lớn của nhân dân Điện Biên nói riêng, cả nước nói chung.

Tin khác

Sơn Tây: Phát động cuộc thi tìm hiểu Ngày giải phóng Thủ đô

Sơn Tây: Phát động cuộc thi tìm hiểu Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 26/4, Thị ủy Sơn Tây tổ chức Lễ phát động Cuộc thi tìm hiểu "Thị xã Sơn Tây - Lịch sử hình thành và phát triển”; sưu tầm, trao tặng hiện vật, xây dựng Phòng Truyền thống thị xã và hưởng ứng Cuộc thi tìm hiểu chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Mê mẩn ngắm Hà Nội mùa cây xanh lá

Mê mẩn ngắm Hà Nội mùa cây xanh lá

(LĐTĐ) Những ngày này, đi qua các tuyến phố của Hà Nội không khó để bắt gặp hình ảnh những hàng cây đã thay lá và bật chồi xanh non. Màu xanh mơn mởn của cây khiến đường phố Hà Nội trở nên đẹp lạ kỳ và tràn đầy sức sống.
Vùng đất bãi "lột xác" nhờ gắn nông nghiệp với du lịch cộng đồng

Vùng đất bãi "lột xác" nhờ gắn nông nghiệp với du lịch cộng đồng

(LĐTĐ) Nhắc đến vùng bãi Giang Biên, quận Long Biên (Hà Nội) là nói tới vùng đất ven đô nổi tiếng với nghề trồng rau, bện thừng và đan võng. Tuy nhiên, đến Giang Biên thời điểm này, kinh tế của vùng đất bãi đã có nhiều sự đổi thay. Nơi đây, nhiều hộ nông dân đã biết cũng nhau xây dựng các sản phẩm, mô hình du lịch nông nghiệp xanh, mang đến trải nghiệm hấp dẫn cho du khách.
Đặc sắc Lễ hội chùa Tây Phương

Đặc sắc Lễ hội chùa Tây Phương

(LĐTĐ) Chùa Tây Phương (huyện Thạch Thất, Hà Nội) là một trong những di tích có kiến trúc đẹp nhất của xứ Đoài. Đặc biệt, từ xưa đến nay, Lễ hội chùa Tây Phương là một nét đẹp văn hóa truyền thống, một sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống tinh thần của người Thạch Thất và du khách, phật tử thập phương.
Công an quận Hoàn Kiếm giúp du khách nước ngoài đi lạc tìm về nơi lưu trú

Công an quận Hoàn Kiếm giúp du khách nước ngoài đi lạc tìm về nơi lưu trú

(LĐTĐ) Chiều 13/4, Chỉ huy Công an phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm cho biết, đơn vị vừa giúp một nam du khách nước ngoài bị lạc, không nhớ khách sạn đang lưu trú. Nam du khách này tỏ cảm kích khi được Công an Việt Nam nói chung và Công an quận Hoàn Kiếm, phường Hàng Trống nói riêng tận tình giúp đỡ.
Đình Nhật Tảo - ngôi đình cổ hơn 600 tuổi tại đất kinh kỳ

Đình Nhật Tảo - ngôi đình cổ hơn 600 tuổi tại đất kinh kỳ

(LĐTĐ) Nằm nép mình ngay dưới chân cầu Thăng Long, ven đê sông Hồng, đình làng Nhật Tảo - ngôi đình cổ hơn 600 năm tuổi là nhân chứng lịch sử của nhiều sự kiện trọng đại nơi mảnh đất Thăng Long Hà Nội. Ngoài ra đây còn là công trình kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng có giá trị nhiều mặt trong kho tàng di sản văn hoá nước nhà.
Công an phường Hàng Trống trao trả tài sản bị thất lạc cho du khách nước ngoài

Công an phường Hàng Trống trao trả tài sản bị thất lạc cho du khách nước ngoài

(LĐTĐ) Ngay sau khi tiếp nhận thông tin du khách nước ngoài bị mất tài sản trên địa bàn, Công an phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, đã khẩn trương xác minh, tìm được chiếc điện thoại và trao trả cho du khách.
Xây dựng Tây Hồ thành trung tâm văn hóa, du lịch của Thủ đô

Xây dựng Tây Hồ thành trung tâm văn hóa, du lịch của Thủ đô

(LĐTĐ) Tây Hồ là một trong những trung tâm văn hóa của Thủ đô Hà Nội, dù nhịp độ đô thị hóa mạnh mẽ nhưng tại đây vẫn còn in đậm các dấu ấn của kinh thành Thăng Long xưa. Lấy trục trung tâm là Hồ Tây thì Tây Hồ là nơi lắng đọng nhiều trầm tích văn hóa với hàng loạt di tích lịch sử nổi tiếng, lễ hội đặc sắc và làng nghề truyền thống. Từ những lợi thế này, việc khơi thông nguồn lực về văn hóa, coi văn hóa là động lực phát triển là định hướng nền tảng đúng đắn để “đánh thức” các tiềm năng, giá trị của mảnh đất văn hiến.
Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào”

Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào”

(LĐTĐ) Chiều 28/3, Báo Hànộimới chính thức phát động cuộc thi viết Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào” trên báo điện tử Hànộimới và ấn phẩm Hànộmới Cuối tuần.
Linh Thiêng đình Vẽ

Linh Thiêng đình Vẽ

(LĐTĐ) Hằng năm, cứ đến ngày 9 và 10/2 Âm lịch, những người con làng Kẻ Vẽ trên mọi miền Tổ quốc lại trở về phường Đông Ngạc (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) tham dự lễ hội đình Vẽ để tưởng nhớ, tri ân các vị thần. Đây cũng là nét văn hóa tín ngưỡng truyền thống được người làng Kẻ Vẽ lưu giữ hàng trăm năm qua.
Xem thêm
Phiên bản di động