Phải tạo được sức mạnh thực sự từ dân
Tăng cường công tác phòng, chống tham nhũng | |
Kỳ 6: Những điểm mới về tội phạm tham nhũng |
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam TrầnThanh Mẫn khẳng định, Hội thảo nhằm cụ thể hóa Chương trình hành động số 19 về việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII), từ đó thể hiện sự hưởng ứng và quyết tâm mạnh mẽ tìm giải pháp thực hiện tốt hơn nữa vai trò, trách nhiệm và nâng cao năng lực của MTTQ Việt Nam với công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí thời gian tới.
Hội thảo “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí” |
Theo Chủ tịch Trần Thanh Mẫn, trên cơ sở quyền và trách nhiệm của mình, MTTQ Việt Nam các cấp ngày càng chú trọng và thực hiện có hiệu quả hơn, thông qua trách nhiệm tham gia hoàn thiện cơ chế, chính sách phòng chống tham nhũng, từ đó nâng cao năng lực trong việc tham gia góp ý, phản biện xã hội để góp phần hoàn thiện cơ chế, pháp luật về phòng chống tham nhũng; tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; tích cực thực hiện các chương trình phối hợp giám sát, bước đầu chú trọng hướng đến những nội dung, lĩnh vực nhạy cảm, dễ phát sinh tham nhũng, lãng phí, gây sách nhiễu, phiền hà đối với người dân và doanh nghiệp, kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo của người dân.
Trong quá trình chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức, triển khai thực hiện, MTTQ Việt Nam đã chủ động ban hành và triển khai thực hiện trong hệ thống Chương trình hành động của MTTQ Việt Nam thực hiện công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí giai đoạn 2018 - 2020, đồng thời thành lập Ban tham mưu về chỉ đạo, tổ chức thực hiện Chương trình, cùng với đó xây dựng cơ chế và tổ chức triển khai thực hiện một việc rất mới trong hệ thống Mặt trận thông qua việc ban hành Quy trình tiếp nhận và xử lý thông tin phản ánh, tố cáo về tham nhũng, lãng phí, về suy thoái về chính trị, đạo đức, lối sống,“tự diễn biến”,“tự chuyển hóa”trong cán bộ, đảng viên…
Tuy nhiên, Chủ tịch Trần Thanh Mẫn cũng cho rằng, mặc dù có những cố gắng nhất định, song ý thức về vai trò, trách nhiệm tham gia công tác phòng chống tham nhũng của Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp chưa thực sự đáp ứng được mong đợi của người dân.
“Xã hội, nhân dân kỳ vọng nhiều hơn ở tính tích cực, chủ động, mạnh mẽ và năng lực giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam thông qua việc phát hiện chính xác, kịp thời, không né tránh, có chính kiến từ phía MTTQ Việt Nam các cấp, trước yêu cầu, đòi hỏi và áp lực cao hơn từ công tác này”, Chủ tịch Trần Thanh Mẫn chia sẻ.
Khẳng định về thẩm quyền của của Mặt trận đối với việc tham gia phòng, chống tham nhũng, lãng phí thông qua trong Hiến pháp và những quy định về chức năng, quyền về giám sát, phản biện trong các văn kiện của Đảng, các Nghị quyết của Trung ương, đặc biệt là Nghị quyết Trung ương IV, Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân cho biết, Thành ủy TP Hồ Chí Minh đã có Quy chế 1374 xử lý các thông tin liên quan đến suy thoái, tham nhũng từ 4 nguồn: Mặt trận tiếp xúc cử tri, HĐND tiếp xúc cử tri; nguồn các đơn khiếu nại, tố cáo và các thông tin báo chí đăng. Dựa trên các nguồn thông tin trên, Mặt trận Tổ quốc và HĐND sẽ tập hợp kiến nghị và chuyển sang Ban Thường vụ Thành ủy để phân công xử lý theo từng cấp.
Từ thực tiễn của các địa phương, ông Nguyễn Thiện Nhân cho rằng, từ nay đến cuối năm 2018, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đề nghị Ủy ban MTTQ các tỉnh, thành phố giới thiệu ít nhất một trường hợp có liên quan đến tham nhũng, lãng phí mà do Mặt trận kiến nghị giải quyết có kết quả, để từ đó tổng hợp thành một cuốn sách về 63 giải pháp trong đấu tranh phòng chống tham nhũng lãng phí, từ đó phát hành rộng rãi đến báo chí và nhân dân, tạo được niềm tin trong nhân dân và khẳng định rõ hơn vai trò của Mặt trận đối với cuộc đấu tranh này.
Đồng thuận với quan điểm này, Chủ tịch Trần Thanh Mẫn đề nghị: Mặt trận các cấp sẽ tiếp tục triển khai mạnh mẽ hơn, đồng bộ hơn từ trung ương tới các cấp ở địa phương và đồng đều tại các vùng miền. Các khu vực, các tỉnh, thành phố cần tăng cường chia sẻ kinh nghiệm về mô hình hay, cách làm tốt, bài học kinh nghiệm để có sự phát huy toàn diện hơn.
Trong đó, vai trò của các tổ chức thành viên cũng được thể hiện rõ rệt hơn. “Đặc biệt, phải lắng nghe ý kiến nhân dân, phải biết dựa vào nhân dân, giải thích cho nhân dân hiểu, làm cho nhân dân tin và phải công khai để nhân dân biết, ủng hộ và giám sát, đó mới là chìa khóa mở ra sự thành công trong công tác này thời gian tới”, Chủ tịch Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh.
H.Diệp – N.Lan
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Sự kiện 04/11/2024 22:07
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Sự kiện 04/11/2024 21:44
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Sự kiện 04/11/2024 21:37
Đại biểu Quốc hội: Cần nghiêm trị hành vi phá hoại môi trường dù là nhỏ nhất
Sự kiện 04/11/2024 16:33
Đại biểu đề xuất quan tâm đào tạo nghề, nâng cao chất lượng lao động
Sự kiện 04/11/2024 16:19
Đại biểu Quốc hội: Không tăng lương khu vực công, nhưng phải tăng lương hưu và trợ cấp cho người có công
Sự kiện 04/11/2024 15:06
Đại biểu Quốc hội: Cần cơ chế đặc thù cho các địa phương bị thiệt hại do bão lũ
Sự kiện 04/11/2024 13:25
Đại biểu đề nghị xử lý nghiêm các vụ lừa đảo, đánh cắp thông tin cá nhân trên mạng
Sự kiện 04/11/2024 10:40
37 tỉnh, thành giảm 7 đơn vị hành chính cấp huyện, 373 đơn vị cấp xã sau sắp xếp
Sự kiện 01/11/2024 21:41
Luân chuyển, chỉ định Phó Bí thư Huyện ủy các huyện Yên Thành, Quế Phong
Sự kiện 01/11/2024 21:39