PGS.TS Đặng Thị Cẩm Hà: Nhà khoa học không mệt mỏi
LĐLĐ quận Long Biên: Nhiều gương sáng được tôn vinh | |
Cống hiến như thời thanh xuân! |
Sinh năm 1952, PGS-TS Đặng Thị Cẩm Hà - nguyên Trưởng phòng Công nghệ sinh học môi trường, Viện Công nghệ sinh học, (thuộc Viện Hàn lâm khoa học và Công nghệ Việt Nam) được biết đến như một nữ khoa học cả đời “đau đáu” với vấn nạn ô nhiễm môi trường.
Bà đã cùng học trò, đồng nghiệp nghiên cứu thành công nhiều đề tài làm sạch môi trường với chi phí thấp. Với thành tích đáng nể gồm 7 sáng chế, 30 dự án các cấp, công bố 146 công trình khoa học công nghệ trong và ngoài nước, vừa qua, bà vinh dự được Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam trao giải thưởng Kovalevskaia năm 2015.
Phó Chủ tịch Nước Nguyễn Thị Doan trao giải Kovalevskaia cho PGS-TS Đặng Thị Cẩm Hà |
Đặc biệt, trong suốt hơn 10 năm qua, nhà nữ khoa học vẫn dày công theo đuổi công trình nghiên cứu xử lý đất ô nhiễm chất diệt cỏ dioxin do Mỹ sử dụng trong chiến tranh, tại các điểm nóng Biên Hòa và Đà Nẵng.
Khi bà Hà bắt tay vào nghiên cứu, nhiều bạn bè, đồng nghiệp trong và ngoài nước đã từng hoài nghi về kết quả của công trình. Những lúc ấy, bà chỉ nói một câu chắc nịch “10 năm nữa chúng tôi sẽ tìm ra”.
Với thành tích đáng nể gồm 7 sáng chế, 30 dự án các cấp, công bố 146 công trình khoa học công nghệ trong và ngoài nước, vừa qua, bà vinh dự được Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam trao giải thưởng Kovalevskaia năm 2015. |
Bắt tay nghiên cứu từ năm 1999, cứ vài tuần đến một tháng, bà Cẩm Hà lại có mặt tại 2 sân bay bị ô nhiễm dioxin nặng nhất tại Việt Nam. Để tránh nguy cơ bản thân bị phơi nhiễm khi tiếp xúc quá nhiều với môi trường này, bà cùng các đồng nghiệp thường dùng “mẹo” uống nước gạo rang cháy sau khi tới nơi làm việc.
Kết quả sau 10 năm nghiên cứu và 27 tháng ứng dụng, hơn 3,3 ngàn m3 đất nhiễm dioxin đã được xử lý. Theo phân tích của Bộ Tài nguyên - Môi trường, tổng độ độc trung bình đã giảm sâu, hiệu quả lên tới 99,48%.
PGS-TS Cẩm Hà cho biết, tới nay chưa có công bố nào trên thế giới về khử độc đất nhiễm chất diệt cỏ dioxin hiệu quả bằng công nghệ sinh học và quy mô lớn như ở Việt Nam.
Song, vì nhiều lý do khách quan mà hiện công nghệ xử lý đất ô nhiễm bằng phương pháp phân hủy sinh học của bà chưa được sử dụng để khử độc cho toàn bộ đất ô nhiễm chất độc hóa học ở Việt Nam. Không “đầu hàng” với những thách thức mới, bà Hà vẫn tiếp tục nghiên cứu để nâng cao hiệu quả, xử lý triệt để nguy cơ mà dioxin đang gieo rắc cho các gia đình Việt.
PGS.TS Cẩm Hà chia sẻ, phụ nữ làm khoa học vô cùng vất vả bởi họ phải làm 2 nhiệm vụ quan trọng cùng một lúc, vừa say mê nghiên cứu vừa vẹn toàn thiên chức phụ nữ. Vì vậy, đã xác định “dấn thân” vào khoa học, điều tiên quyết giúp người phụ nữ thành công là sự ủng hộ và hậu thuẫn của gia đình.
T.Linh
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Tấm gương tiêu biểu trong hoạt động từ thiện, nhân đạo
Gương sáng 20/11/2024 14:07
Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn giỏi việc nước, đảm việc nhà
Gương sáng 18/11/2024 09:37
Chủ tịch Công đoàn năng động, nhiệt huyết, trách nhiệm
Gương sáng 17/11/2024 21:00
Để xứng đáng với “nghề cao quý dưới ánh mặt trời”
Gương sáng 17/11/2024 14:57
Người quản đốc yêu nghề, không ngừng sáng tạo
Gương sáng 15/11/2024 15:05
Cô giáo hết lòng vì học sinh thân yêu
Gương sáng 10/11/2024 20:28
Tiếp thêm niềm tin cho người khuyết tật
Gương sáng 08/11/2024 18:25
Thầy hiệu trưởng tâm huyết, sáng tạo
Gương sáng 06/11/2024 19:04
Bí thư chi bộ hết mình với công việc
Gương sáng 06/11/2024 16:12
Nữ nông dân thành công từ mô hình nuôi bò sữa
Gương sáng 03/11/2024 09:10