Nước thải chưa qua xử lý đang giết chết nguồn nước
Đừng để ô nhiễm nguồn nước thành thảm họa | |
Hướng đến các giải pháp xanh nguồn nước | |
Tăng cường giải pháp tự nhiên để bảo vệ nguồn nước |
Nhóm nghiên cứu của Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường cho biết, theo thống kê của Tổng cục Môi trường, tại tất cả các đô thị, hàm lượng BOD5 trong nước đều vượt ngưỡng rất cao so với QCVN 08:MT:2015.
Tại nhiều đô thị, hồ đã trở thành nơi chứa nước thải, nước không có sự lưu thông. Phần lớn các hồ nội thành, nội thị ở các cấp loại đô thị đều bị ô nhiễm chất hữu cơ và chất dinh dưỡng ở mức độ khác nhau. Ô nhiễm nước hồ xảy ra không chỉ ở các thành phố lớn mà tại các đô thị nhỏ (cấp II, cấp III).
Nước thải chưa qua xử lý đang giết chết nguồn nước
Đối với nước ngầm, vấn đề ô nhiễm chủ yếu do tác động của sự phát triển công nghiệp, làng nghề cũng như sử dụng phân bón, hoá chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp.
Riêng với ngành công nghiệp dệt may, công nghiệp giấy và bột giấy, hàm lượng nước thải có chứa xyanua và hàm lượng NH3 vượt đến 84 lần so với tiêu chuẩn cho phép. Dấu hiệu ô nhiễm coliform vượt quy chuẩn cho phép từ hàng trăm tới hàng nghìn lần.
Tại Hà Nội, số giếng khoan có hàm lượng ô nhiễm phốt phát (P-P04) cao hơn mức cho phép (0,4 mg/l) chiếm tới 71%. Còn tại khu vực Hà Giang, Tuyên Quang hàm lượng sắt ở một số nơi cao vượt mức cho phép trên 1mg/l, có nơi trên 15-20 mg/l, tập trung chủ yếu quanh các mỏ khai thác sunphua.
Ngoài ra, việc khai thác nước ngầm quá mức ở tầng hologen cũng làm cho hàm lượng asen trong nước dưới đất tăng lên rõ rệt, vượt mức giới hạn cho phép 10mg/l. Đặc biệt, vùng nhiễm asen phân bố gần như trùng với diện tích phân bố của vùng có hàm lượng amoni cao, tập trung chủ yếu ở khu vực Đồng bằng Bắc Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.
Theo nhóm nghiên cứu của Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường, đến nay chưa có hướng dẫn đánh giá thiệt hại cho ô nhiễm hay vi phạm gây ô nhiễm môi trường nước, đặc biệt đối với việc khoanh vùng ảnh hưởng, lượng hoá thiệt hại về mặt sức khoẻ, sinh kế của người dân. Từ đó việc quy định bồi thường thiệt hại xảy ra ô nhiễm còn chưa triệt để, thiếu đầy đủ cả về mức độ tài chính và đối tượng được bồi thường.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/12: Trời nhiều mây, sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Môi trường 22/12/2024 06:29
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/12: Ngày nắng nhẹ, nhiệt độ thấp nhất 12 độ C
Môi trường 21/12/2024 08:41
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 20/12: Trời ít mây không mưa, ngày nắng nhẹ
Môi trường 20/12/2024 06:48
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 19/12: Ngày nắng, nhiệt độ thấp nhất từ 13 độ C
Môi trường 19/12/2024 06:19
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 18/12: Sáng sớm trời lạnh, trưa chiều hửng nắng
Môi trường 18/12/2024 06:55
Để Thủ đô xanh bền vững
Môi trường 17/12/2024 08:08
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 17/12: Sáng sớm trời rét, ngày nắng
Môi trường 17/12/2024 06:25
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 16/12: Trời tiếp tục rét
Môi trường 16/12/2024 06:34
TP.HCM: Vớt và thu gom rác trên 18 tuyến sông, kênh, rạch
Môi trường 15/12/2024 18:17
Điểm sáng mô hình "Công viên hóa nghĩa trang"
Môi trường 15/12/2024 16:38