Nữ "chiến binh" truyền cảm hứng sống
Những người “giữ hồn” phố cổ | |
Ngày xuân ghé thăm “đất tổ” ca trù |
“Con không muốn tìm mẹ trên bầu trời”
Nụ cười tươi, khuôn mặt rạng rỡ, đôi mắt biết cười, dáng đi nhanh nhẹn và giọng Huế nhẹ nhàng nhưng rắn rỏi là những ấn tượng đầu tiên khi gặp chị Trần Thị Cẩm Bào (45 tuổi, quận Hoàng Mai, Hà Nội) trong chương trình "Tất ấm chân mùa đông không lạnh” tại Trung tâm Ung bướu Bệnh viện Bạch Mai, do chính chị cùng Câu lạc bộ Thiện Nguyện Hoa Ưu Đàm tổ chức. Nếu không biết, ít ai nghĩ rằng người phụ nữ 45 tuổi ấy đã từng nằm liệt giường do tế bào ung thư di căn vào xương, mấp mé giữa sự sống và cái chết.
Chia sẻ với chúng tôi, chị Bào cho biết chị phát hiện mình mắc bệnh vào năm 2012 khi thấy vùng ngực có màu hồng. Kể lại những tháng ngày ấy, chị Bào nghẹn ngào: “Năm 2012, tôi như chết lặng khi nghe tin dữ bị mắc bệnh ung thư vú phải, giai đoạn hai và có tới 10/20 hạch di căn. Vượt qua nỗi bàng hoàng, lo sợ đang thống trị, tôi bình tâm và quyết định nhập viện điều trị căn bệnh quái ác này”.
Chị Cẩm Bào tặng quà bệnh nhân trong chương trình "Tất ấm chân mùa đông không lạnh”. |
Như bao người khác, khi biết bản thân bị mắc bệnh ung thư, chị đã từng cảm thấy hoang mang. Nhưng rồi, chị nhanh chóng trấn an bản thân và đón nhận nó một cách nhẹ nhàng như một phần của cuộc sống. Nhớ lại những tháng ngày đó, chị trầm ngâm: “Đầu tháng 1/2013, tôi tiến hành phẫu thuật cắt một bên ngực theo chỉ định của bác sĩ, truyền 6 đợt hóa chất và 25 mũi xạ trị. Mỗi đợt hóa chất cách nhau 21 ngày tại Bệnh viện Ung bướu Hà Nội”.
Sau 3 năm khám chữa định kỳ tại bệnh viện, bệnh tình dần dần đi vào tầm kiểm soát chưa được lâu thì trong một lần tái khám, bác sĩ cho biết chị bị ung thư di căn xương chậu phải. “Lúc này, bệnh ung thư ập đến dồn dập và quá bất ngờ. Do sức khỏe ngày càng yếu đi, tôi bị liệt nửa người nằm bất động, phải ngồi xe lăn và chống gậy mỗi khi di chuyển. Nhìn thấy bản thân như vậy, nhiều khi tôi muốn gục ngã vì quá trình điều trị di căn quá nan giải và tỉ lệ sống rất thấp” - chị Bào kể lại.
Theo lời chị Cẩm Bào, lúc đó bản thân chị đã nghĩ mình không qua khỏi. Thậm chí chị đã dặn dò chồng về việc nuôi dạy con, tìm một người thực sự yêu thương anh để tái hôn và chăm sóc con cái khi chị mất đi. “Nhưng chính lúc đó, con gái tôi nắm tay mẹ và bảo: “Con không muốn mỗi ngày đi học về, phải tìm mẹ trên bầu trời”,câu nói đó như một liều thuốc tinh thần, động lực to lớn giúp tôi tiếp tục điều trị và có được sức khỏe, nụ cười cho đến nay. Tôi nhớ, khi đó, chập chững tập đi lại từng bước là mỗi lần tôi đớn đau. Để có được ngày như hôm nay là mồ hôi, nước mắt và nỗi đau mà tôi không bao giờ quên được”, chị Cẩm Bào tâm sự.
Cho đến ngày hôm nay, đã trải qua 63 đợt truyền hóa chất, chị Cẩm Bào xúc động nói: Đến bây giờ sống được là kỳ tích, vì bệnh nhân như chị đã mất nhiều rồi. Bản thân chứng kiến đồng bệnh ra đi vì bao nhiêu nước mắt đổ xuống. Chị có sự thương cảm, nhưng thương là thương người ở lại. Chị luôn đau đáu, mong sao khỏe mạnh, kết nối tấm lòng nhân ái giúp đỡ bệnh nhân nghèo kéo dài sự sống.
“Bác sĩ hoa súng” của bệnh nhân ung thư
Mong muốn lớn nhất của chị Cẩm Bào hiện nay có sức khỏe thật tốt để tiếp tục làm thiện nguyện, giúp đỡ những bệnh nhân ung thư. Nhất là trong dịp tết Nguyên Đán 2019, chị sẽ giúp đỡ và cố gắng mang xuân đến với nhiều bệnh nhân ung thư đang phải nằm lại điều trị tại các bệnh viện. Đối với chị, cho đi không phải để nhận lời cảm ơn, mà cho đi để thấy được nụ cười và thái độ sống tích cực của những người đang mang căn bệnh như mình. “Hãy bỏ lại những nỗi buồn sau lưng, nhìn về phía trước để đi đến ngôi nhà mơ ước, ở đấy sẽ ngập tràn hoa hướng dương và ánh nắng mặt trời” - đó là điều chị Cẩm Bào muốn gửi gắm đến những người cùng cảnh ngộ. |
Trong câu chuyện của mình, chị Bào vẫn luôn chia sẻ với các bệnh nhân khác nguyên tắc 4 chữ T để chiến thắng ung thư. Đó là: Tinh thần, thể dục, thuốc và thực dưỡng. Trong đó, chữ T - tinh thần là liều thuốc hỗ trợ tốt nhất cho việc điều trị. Để tinh thần vui vẻ, chị Bào cho rằng tiếng hát sẽ giúp người bệnh ung thư được xoa dịu. Cũng để tinh thần vui vẻ, chị Bào rất hay hát một mình cũng như hát cho mọi người nghe.Chị rất vui khi đem tiếng hát đến bệnh viện, giúp bệnh nhân bớt phần nào những cơn đau.
Đặc biệt, chữ T – thực dưỡng, người bệnh luôn cần đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ để cơ thể có sức mà chống bệnh tật. Để đủ dinh dưỡng, chị Cẩm Bào làm theo đúng lời bác sĩ dặn: Ăn đa dạng, không kiêng khem quá trong ăn uống. Đặc biệt, những món mà nhiều người bệnh hay rỉ tai nhau là nên kiêng như trứng vịt lộn, thịt chó, thịt bò... vì sợ nuôi tế bào ung thư thì chị Bào vẫn ăn. Chị bảo, khoa học đã chứng minh việc ăn uống đầy đủ sẽ giúp cơ thể chống lại được bệnh tật, nhất là với những bệnh nhân hóa trị cần rất nhiều dinh dưỡng, bởi vậy không có lý gì người hóa trị lại phải ăn uống kiêng khem. Bí quyết 4 chữ T của chị Bào như 4 cái chân bàn, không được thiếu cái nào để cho cái bàn đứng vững. Nếu “4 cái chân bàn” chắc khỏe thì không có lý gì người bệnh ung thư lại ngã.
Là ngọn lửa truyền cảm hứng cho hàng trăm bệnh nhân ung thư bởi một tinh thần thép và nghị lực vượt qua bệnh tật, vậy mà khi nhắc đến những nỗi khổ, những gánh nặng mà bệnh nhân ung thư phải chịu, chị Cẩm Bào đã rơi nước mắt khi tâm sự với chúng tôi. Từng trải đón nhận và trải qua quá trình chống chọi với căn bệnh ung thư, hơn ai hết, chị Cẩm Bảo thấu hiểu sâu sắc những rào cản tâm lý, sự buông bỏ và đầu hàng bất cứ lúc nào của những bệnh nhân ung thư. Với nghị lực sống mãnh liệt, chị Cẩm Bào muốn lan tỏa tinh thần chiến đấu bệnh tật đó, mong muốn những bệnh nhân như mình cũng gặp được những điều kỳ tích.
Hơn 5 năm gắn bó với bệnh viện, chị Cẩm Bào cười nói: “Tôi có những hai hộ khẩu, một ở nhà và một ở trong bệnh viện”. Giờ đây, từ những bác bảo vệ, bệnh nhân, đến y, bác sĩ ở Bệnh viện Ung bướu luôn coi chị như người nhà.Ngày nào mà không qua đây, bản thân chị như thấy thiếu thốn một cái gì đó.Với cái tên thân thương “bác sĩ hoa súng”, chị trở thành người bạn sẻ chia và giúp bệnh nhân vực dậy tinh thần để chiến đấu bệnh tật.
Chị Cẩm Bảo tâm sự: Một cú sốc, sự hụt hẫng và chán chường đầu tiên có lẽ là điều trị hóa chất. 10-18 ngày sau khi thức dậy thấy đầu mình đã hoàn toàn trọc và không còn một sợi tóc nào. Nó đau, đau lắm vì lúc đó ai nhìn cũng sẽ biết đó là những người mắc bệnh ung thư. “Trong khi, hiện nay, tỉ lệ giới trẻ bị ung thư hiện nay ngày càng tăng, bao nhiêu mơ ước, bao nhiêu hoài bão chưa thực hiện, nên khi nghe mình mắc căn bệnh này họ đều rất sốc. Và, có những trường hợp khiến tôi rất đau lòng, đó là bệnh nhân khi phát hiện mình bị ung thư, thì cuộc hôn nhân của họ cũng đổ vỡ theo. Bởi, không phải ai cũng cảm thông, sẵn sàng chia sẻ, dám cùng người bạn đời của mình đối chọi với căn bệnh quái ác này”, chị Cẩm Bào nghẹn giọng.
Trong quá trình đi điều trị, tôi đã chứng kiến rất nhiều bệnh nhân đã vượt qua điều trị và ra viện với một sức khỏe ổn định. Thế nhưng sau 3 tháng thì bệnh nhân lại phải chạy cấp cứu do sang chấn tâm lí vì chồng ngoại tình, gây ra tai biến và tử vong...", chị Cẩm Bào nói trong chua xót. Chị Cẩm Bào luôn mong muốn: "60% sức khỏe của bệnh nhân ung thư được quyết định bởi tâm lý, tôi mong người nhà các đồng bệnh của tôi hãy luôn yêu thương, trân quý họ đến hơi thở cuối cùng". Khi nhìn thấy những bệnh nhân đồng bệnh vượt lên được căn bệnh ung thư, họ tuân thủ phác đồ của bệnh viện, sống khoa học và nở nụ cười trong cuộc sống này chính là niềm động viên lớn lao đối với chị Cẩm Bào.
Minh Khuê
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Cô giáo sáng tác vè giúp trò củng cố bài học hiệu quả
Gương sáng 21/12/2024 22:32
Nâng cao hiệu quả tiếp thu bài và tạo hứng thú cho học sinh
Gương sáng 19/12/2024 16:28
Những cống hiến thầm lặng của nữ bác sĩ gây mê hồi sức
Gương sáng 07/12/2024 16:39
Thầy Tổng phụ trách Đội năng động, nhiệt huyết
Gương sáng 25/11/2024 22:31
Ấn tượng “Người con hiếu thảo” Thủ đô
Gương sáng 25/11/2024 14:33
Tấm gương tiêu biểu trong hoạt động từ thiện, nhân đạo
Gương sáng 20/11/2024 14:07
Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn giỏi việc nước, đảm việc nhà
Gương sáng 18/11/2024 09:37
Chủ tịch Công đoàn năng động, nhiệt huyết, trách nhiệm
Gương sáng 17/11/2024 21:00
Để xứng đáng với “nghề cao quý dưới ánh mặt trời”
Gương sáng 17/11/2024 14:57
Người quản đốc yêu nghề, không ngừng sáng tạo
Gương sáng 15/11/2024 15:05