Ngày xuân ghé thăm “đất tổ” ca trù
"Nhạc của đình": Khán phòng không còn chỗ trống | |
Hà Nội: Tìm kiếm và bồi dưỡng những tài năng ca trù trẻ |
Âm thầm truyền lửa
Đến mảnh đất Đại Phú không ít lần nhưng phải đến dịp xuân 2018, tôi mới được đắm mình trong những làn điệu ca trù ngây ngất lòng người. Ở vùng đất này, có thể dễ dàng cảm nhận được ca trù như ngấm vào máu, vào thịt mỗi người dân. Từ những đứa trẻ mới lớn, cho đến người trưởng thành và cả những cụ già vẫn có niềm đam mê, yêu những làn điệu mượt mà, những câu ca sâu lắng đầy triết lý của ca trù.
Theo lời giới thiệu của một nhà nghiên cứu văn hóa dân gian trong vùng, tôi tìm đến bà Nguyễn Thị Tam (SN 1950), một nghệ nhân đang âm thầm “truyền lửa” ca trù trên vùng đất này. Trong ngôi nhà 3 tầng xây trát còn dở dang, hơn 10 người đang nghe bà Tam hướng dẫn kỹ thuật ca, cách cầm trống chầu, giữ nhịp phách. Bà Tam rành rọt hướng dẫn mọi người hát mưỡu đơn, mưỡu kép, mưỡu dựng, mưỡu hậu, hát nói...
“Hứ hự tình tình thư một bức ư ư, phút huê thao tình thư một bức ứ ư. Tâm sự này văng vẳng bóng trăng soi. Chữ nhân duyên đưa lại bởi hừ trời. Duyên kì ngộ ứ hự thề bồi non với nước ứ hự. …”. Bà Tam cất tiếng hát mẫu nỉ non, đan xen với giảng giải những bài Đào hồng, đào tuyết; Cái tình là cái chi chi; Vịnh tỳ bà; Nợ tang bồng; Tự tình; Hương sơn phong cảnh… của các nhà thơ tài danh Dương Khuê, Cao Bá Quát, Nguyễn Khuyến, Chu Mạnh Trinh… rất có hồn, sinh động. Thấy có khách lạ ghé, bà Tam vui vẻ dừng lại tiếp chuyện, học viên của bà ai vẫn vào việc nấy. Bà bảo, chuyện “giữ lửa” ca trù ở Thượng Mỗ giờ đã khá thành công, một phần vì cái tâm của người dạy, phần khác vì tấm lòng mê hát, ham học ẩn tàng trong cốt cách, con người nơi đây.
Nghệ nhân Nguyễn Thị Tam – người âm thầm “truyền lửa” ca trù ở Thượng Mỗ |
Nghe kể, bà Tam năm nay đã ngoài 60 tuổi, là một người con của dòng họ Nguyễn Duy, dòng họ mà mấy trăm năm nay đã dồn nhiều tình yêu và tâm huyết cho bộ môn nghệ thuật ca trù. Theo những tài liệu cổ truyền lại thì vào thế kỉ thứ 17, dòng họ Nguyễn Duy ở đất Thượng Mỗ sinh được một người con gái kỳ tài tên là Nguyễn Thị Hồng. Vốn tư chất thông minh, tính tình hiền thục lại thuộc dòng dõi gia thế nên khi được cha mẹ cho theo học thầy đồ nổi tiếng họ Lưu, bà Nguyễn Thị Hồng đã bộc lộ được nhiều năng khiếu về thơ ca, đàn hát, đặc biệt là hát nhà trò (hát ca trù – hát ả đào) rất hay. Lúc bấy giờ, vua Lê Chính Hòa ngự giá đi kinh lý thăm triền đê sông Hát, vừa tới đất Thượng Mỗ đã nghe tiếng hát: “Tay cầm bán nguyệt thênh thang/ Một trăm ngọn cỏ phải hàng ta đây”. Tiếng hát nỉ non trầm bổng khiến nhà vua say sưa vội cho quân sĩ đi tìm. Nhà vua càng sửng sốt hơn khi thấy đó là một người phụ nữ chân lấm tay bùn nhưng sắc nước hương trời. Ngài đến hỏi han, tức thì nàng ấy ứng đối trôi chảy, có tình có lý và tỏ ra thông hiểu cổ kim. Vua rất mừng cho rước nàng về cung phong làm Nội Điện, Thị Nội Cung Tần, sau lại phong làm Đệ Nhị Cung Phi Hoàng Hậu phụ trách dạy lễ nhạc trong Nội Điện, đặc biệt là dạy hát ca trù để phục vụ cho những ngày đại lễ.
Một thời gian sau khi Đệ Nhị Cung Phi Hoàng Hậu mất, thể theo nguyện vọng của bà, nhà vua đã tổ chức tang lễ đưa bà về yên nghỉ tại Thượng Mỗ. Cũng theo người dân Thượng Mỗ còn truyền tụng thì tại vùng đất này, bà đã được người dân tung hô là “Bà Chúa ca trù”. Từ khi “Bà Chúa ca trù” qua đời, những người con cháu còn lại của dòng họ Nguyễn Duy vẫn tiếp tục tiếp nối mạch chảy của loại hình hát quý tộc này.
Phát huy bản sắc
Qua tìm hiểu, hiện lớp học ca trù của bà Tam đã dần đông lên với khoảng 50 - 70 học viên. CLB hoạt động đều đặn mỗi tuần 2 buổi vào tối thứ Bảy và chủ nhật tại nhà bà Tam. Không chỉ có học miễn phí, bà Tam còn sắm quần áo cho các cháu đi biểu diễn. Đặc biệt nhất, có nhiều học viên đã ngoài 60 tuổi vẫn mê nhịp trầu, hàng tuần chăm chỉ, tối tối rủ nhau đến nhà bà Tam học hát. Học viên ít tuổi nhất là những cháu bé mới 10 tuổi, đang học tiểu học. Lớp học diễn ra đông đủ, khắp làng Đại Phú lại văng vẳng tiếng hát, tiếng phách, tiếng trống, tiếng đàn ngân nga, trầm bổng.
Lớp học ca trù ở làng Đại Phú |
Theo lời bà Tam, đã từng có một khoảng thời gian dài hát ca trù tưởng như thất truyền trên quê hương Thượng Mỗ. Khoảng năm 2000 câu lạc bộ được thành lập nhưng vẫn gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, bằng nghị lực, kết hợp với những người có chung tâm huyết trên địa bàn, việc khôi phục hát ca trù đã dần thu được những hiệu quả nhất định. Tay mân mê chiếc đàn đáy hằn bóng vệt thời gian, bà Tam bộc bạch: “Chiếc đàn này tính đến đời tôi đã là sáu, bảy đời rồi. Trước trong dòng họ có hai chiếc đàn cổ như thế, nhưng một chiếc đã đem tặng cho Bảo tàng huyện Đan Phượng. Bộ phách cổ của dòng họ cũng được đem tặng cho Bảo tàng. Ngày trước anh trai tôi, Nguyễn Duy Sách là cây đàn cự phách số một của vùng, tiếc là anh ấy đã mất, tiếng đàn xưa đã không được nghe lại nữa rồi”.
Kép đàn không còn nhưng việc truyền dạy cho các thế hệ sau cũng không thể dừng lại. Nhớ lại những bí quyết mà mẹ và anh truyền dạy cho lúc trước, bà Tam lại cố gắng một mình vừa làm ca nương, vừa làm kép đàn để dạy cho các cháu. Bởi thế mà một tay bà vừa gõ phách, vừa hát, nhiều bài bà còn kiêm luôn cả tay đàn, tay trống. Thấy được sự nhiệt huyết của bà, các học viên càng khâm phục và thêm yêu về loại hình hát ca trù của quê hương. Mới đây trong Hội diễn văn nghệ Dân gian toàn quốc, cháu Nguyễn Thị Huyền (15 tuổi) đã giành được huy chương vàng, cháu Nguyễn Duy Trung (11 tuổi) cũng đạt giải A đánh trống trầu…
… Nay tuổi đã xế chiều, trong 120 làn điệu cổ của ca trù Thượng Mỗ, bà Tam mới truyền dạy được cho học viên của mình chưa đến 10 làn điệu. Bà bảo, mong muốn lớn nhất của bà Tam là môn nghệ thuật ca trù trường tồn mãi mãi với quê hương Thượng Mỗ. Vì thế nên trong thời gian tới, cá nhân bà sẽ vẫn tiếp tục công việc của mình, không quản tuổi già sức yếu, tốn kém tiền bạc, sớm tối ngược xuôi đi truyền dạy ca trù.
Tạm biệt bà Tam trong một buổi chiều xuân ấm áp, rời xa làng Đại Phú trên con đường nhỏ, bên ven đường những chồi non mới nhú trên một thân cây khẳng khiu, tôi bất chợt nhớ lại hình ảnh những em bé 10 tuổi vẫn miệt mài theo bà Tam học hát ca trù. Và tôi tin rằng, dù thời cuộc sẽ đổi thay biến động đi nhiều nhưng di sản văn hóa này, làn điệu này sẽ vẫn mãi trường tồn theo thời gian, thấm sâu vào từng hơi thở, vào nhịp sống đời thường của dân tộc Việt Nam.
Phạm Thảo
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Vòng 17 Premier League: MU thua tơi tả, Liverpool thắng tưng bừng
Thể thao 23/12/2024 08:15
Bán kết AFF Cup 2024, Singapore vs Việt Nam: Văn Toàn không thi đấu
Thể thao 23/12/2024 06:13
Trận đấu Việt Nam và Singapore, vừa mở bán đã cháy vé
Thể thao 22/12/2024 16:19
Chờ đón tiếng dương cầm của Đặng Thái Sơn tại Nhà hát Hồ Gươm ngày 21/12
Âm nhạc 22/12/2024 10:15
Nguyễn Xuân Son lập cú đúp, đội tuyển Việt Nam có chiến thắng 5 sao
Thể thao 21/12/2024 22:32
Nhận định trận đấu Việt Nam vs Myanmar: Thắng nhẹ để vào bán kết
Thể thao 21/12/2024 11:46
Aston Villa vs Man City: Chủ nhà khó kiếm 3 điểm
Thể thao 21/12/2024 08:43
Tottenham vs Liverpool: Chiến thắng không hề dễ dàng
Thể thao 21/12/2024 08:42
NSND Trần Hiếu xúc động nhận Kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp biểu diễn âm nhạc Việt Nam"
Âm nhạc 20/12/2024 16:55
Á quân Giọng hát hay Hà Nội Đinh Xuân Đạt ra mắt MV đầu tay "Hoàn Kiếm"
Âm nhạc 19/12/2024 17:50