Nới rộng chính sách tín dụng cho nông nghiệp nông thôn
Chính sách phát triển thủy sản: Cần nới cơ chế | |
Chính sách đãi ngộ có gì hấp dẫn ? |
Sau 5 năm đi vào thực hiện, Nghị định 41/2010/NĐ-CP của Chính phủ đã có những đóng góp không nhỏ vào việc khơi thông nguồn vốn tín dụng, phục vụ cho sự phát triển nông nghiệp, nông thôn. Theo báo cáo từ Ngân hàng Nhà nước, sau 5 năm, dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp nông thôn đã tăng gấp 2,5 lần so với mức dư nợ trước thời điểm ban hành Nghị định, với mức tăng trưởng bình quân hằng năm cao hơn mức tăng chung của nền kinh tế và hiện nay chiếm tỷ trọng 19% trên tổng dư nợ của nền kinh tế (tương đương với mức đóng góp của ngành nông nghiệp trong GDP).
Trước đây, theo quy định của Nghị định 41/2010/NĐ-CP, những người dân ở thị trấn, các phường thuộc thị xã, thành phố nhưng vẫn sản xuất nông nghiệp là chính không được tiếp cận chính sách. Nghị định 55/2015/NĐ-CP được ban hành, đã bổ sung và mở rộng đối tượng vay vốn phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn bao gồm cả các đối tượng là cá nhân, hộ gia đình sinh sống trên địa bàn thành phố, thị xã nhưng tham gia sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp.
Chính sách mới giúp nhiều người dân tiếp cận được với nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước. |
Bên cạnh đó, Nghị định mới cũng nâng mức cho vay không có tài sản bảo đảm đối với các đối tượng là cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, chủ trang trại, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã... lên gấp 1,5 đến 2 lần so với quy định. Cụ thể, nâng mức cho vay không có tài sản bảo đảm tối đa lên 100 triệu đồng đối với cá nhân, hộ gia đình (trước đây là 50 triệu đồng); 300 triệu đồng đối với hộ kinh doanh (trước đây là 200 triệu đồng); một tỷ đồng đối với hợp tác xã, chủ trang trại (trước đây là 500 triệu đồng)... Đặc biệt, Nghị định 55/2015/NĐ-CP còn quy định mức cho vay không có tài sản bảo đảm tối đa ba tỷ đồng, đối với liên hiệp hợp tác xã nuôi trồng thủy sản hoặc khai thác hải sản xa bờ, cung cấp dịch vụ phục vụ khai thác hải sản xa bờ.
Điểm mới của Nghị định 55/2015/NĐ-CP so với Nghị định 41/2010/NĐ-CP là có quy định riêng về chính sách tín dụng khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp theo mô hình liên kết, ứng dụng công nghệ cao thông qua việc quy định các tổ chức đầu mối (doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã) tham gia mô hình liên kết, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp được tổ chức tín dụng cho vay không có tài sản bảo đảm lên đến 70%-80% giá trị dự án, phương án sản xuất, kinh doanh.
Bên cạnh đó, Nghị định mới ra đời cũng khuyến khích khách hàng vay vốn tham gia mua bảo hiểm trong nông nghiệp, thông qua việc quy định tổ chức tín dụng giảm lãi suất cho vay với mức tối thiểu 0,2%/năm, so với lãi suất của các khoản cho vay cùng loại và có thời hạn tương ứng. Đồng thời, mở ra nhiều cơ chế nhằm khuyến khích các tổ chức tín dụng đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn thông qua quy định về trích lập dự phòng rủi ro, hỗ trợ nguồn vốn và các công cụ điều hành chính sách tiền tệ khác. Ngoài ra, cá nhân, hộ gia đình vay vốn tại tổ chức tín dụng, không phải nộp lệ phí chứng thực và lệ phí giao dịch hợp đồng thế chấp tài sản, tại cơ quan thực hiện chứng thực.
Theo đánh giá của chuyên gia kinh tế Th.s Nguyễn Tiến Luận, mô hình liên kết, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp tại Nghị định có thể nói là một điểm mới của Nghị định 55/2015/NĐ-CP, là một trong những giải pháp đột phá, tạo “cú hích” đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, gia tăng sức cạnh tranh góp phần phát triển bền vững ngành nông nghiệp Việt Nam.
Đạt Đỗ
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Tin khác
“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình
Thị trường 22/11/2024 18:50
Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh
Thị trường 22/11/2024 15:32
Hà Nội và Hà Giang: Kết nối vì sự phát triển bền vững của nông thôn mới
Tiêu dùng 22/11/2024 12:37
Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm
Thị trường 22/11/2024 07:16
Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do
Thị trường 22/11/2024 06:34
Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục "leo thang"
Thị trường 22/11/2024 06:08
Đưa nông sản OCOP Hà Giang đến người tiêu dùng Thủ đô
Tiêu dùng 21/11/2024 16:47
Xăng RON 92 giảm xuống còn 19.343 đồng/lít từ chiều 21/11
Tiêu dùng 21/11/2024 16:33
Online Friday 2024: "Điểm hẹn" mua sắm trực tuyến hàng Việt chất lượng cao
Tiêu dùng 21/11/2024 11:55
Tiếp sức cho doanh nghiệp
Doanh nghiệp 21/11/2024 07:42