Chính sách phát triển thủy sản: Cần nới cơ chế

Nghị định 67/2014/NĐ-CP ngày 07/07/2014 của Chính phủ “Về chính sách phát triển thủy sản” ra đời với mục đích giúp ngư dân bám biển, hình thành những tổ hợp tác khai thác, thu mua hải sản, tạo môi trường kinh tế biển phát triển ổn định. Nghị định được ban hành tạo niềm tin lớn cho ngư dân an tâm phát triển kinh tế, gắn với việc bảo vệ chủ quyền và lãnh hải quốc gia.
Dự án nuôi trồng thủy sản ở Ba Vì: Hé lộ nhiều sai phạm
Đại gia thủy sản Việt không ngán rào cản Mỹ

Chính sách phù hợp

Ngày 25/08/2014, Nghị định 67/2014/NĐ-CP (Nghị định 67) về một số chính sách phát triển thuỷ sản có hiệu lực. Nghị định này được coi là cơ chế mở, hỗ trợ cho ngư dân được vay vốn để nâng cấp, đóng mới tàu phục vụ cho khai thác thuỷ sản.

Tại hội nghị trực tuyến về một số chính sách phát triển thủy sản sau gần 1 năm thực hiện, Văn phòng Chính phủ đã đưa ra báo cáo rất khả thi về tiến độ thực hiện. Theo báo cáo, kể từ khi Nghị định 67 chính thức có hiệu lực, đã có 628 chiếc tàu đăng ký đóng mới và nâng cấp, chiếm 28% tổng số tàu được phê duyệt phân bổ (trong đó 267 tàu vỏ thép, 317 chiếc vỏ gỗ, 44 chiếc vật liệu mới) và 80 tàu đăng ký nâng cấp. Hiện tại đã có 31 tàu đăng ký đóng mới và nâng cấp ký được hợp đồng tín dụng với tổng số tiền 271 tỷ đồng. Theo đó, ngư dân sẽ được vay vốn trong thời hạn 11 năm cho mục đích đóng mới, nâng cấp tàu.

Cũng theo báo cáo tại hội nghị, hiện một số ngân hàng thương mại đã cho 68 khách hàng vay vốn lưu động phục vụ cho các chuyến đi biển, với số vốn lên tới 22 tỷ đồng và 23.604 thuyền viên được bảo hiểm với tổng số tiền phí bảo hiểm là 46,2 tỷ đồng. Theo công bố của Ngân hàng Nhà nước, hiện tại các ngân hàng thương mại đã tiếp nhận 159 bộ hồ sơ của các chủ tàu thuộc 17 tỉnh, thành phố. Bên cạnh đó đã có 550 tàu cá đã được phê duyệt. Bộ NN&PTNT cũng đã công bố 21 mẫu thiết kế tàu vỏ thép, cùng các văn bản hướng dẫn chi tiết giúp ngư dân có lựa chọn thiết kế phù hợp.

Chính sách phát triển thủy sản: Cần nới cơ chế
Cần nới lỏng cơ chế để chính sách phát triển thủy sản đến gần hơn với các ngư dân

Luật sư Đăng Sơn (Văn phòng luật sư Đăng Sơn) cho rằng, Nghị định 67 phù hợp với chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và đáp ứng được nguyện vọng của ngư dân. Đây là một trong những chính sách đồng bộ và toàn diện dành cho ngư dân từ trước đến nay. Chính sách có nhiều điểm mới khi đưa vào triển khai và có chuyển biến tích cực, tuy nhiên nguồn vốn xây dựng cơ sở hạ tầng nghề cá vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của ngư dân.

Còn nhiều vướng mắc

Theo Nghị định 67, đối với các trường hợp đóng mới, nâng cấp tàu, các đối tượng đang hoạt động nghề cá có hiệu quả, có khả năng tài chính và có phương án sản xuất cụ thể, thuộc đối tượng vay vốn theo dự án, thì được ngân hàng cho vay tối đa 95% tổng giá trị đầu tư đóng mới vỏ tàu thép với lãi suất 7%/năm; trong đó, chủ tàu trả 1%/năm, ngân sách nhà nước cấp bù 6%/năm. Trường hợp đóng mới vỏ tàu gỗ, chủ tàu được vay tối đa 70% tổng giá trị đầu tư đóng mới với lãi suất 7%/năm; trong đó, chủ tàu trả 3%/năm, ngân sách nhà nước cấp bù 4%/năm. Thời hạn cho vay là 11 năm, đặc biệt, năm đầu tiên, chủ tàu được miễn lãi và chưa phải trả nợ gốc. Đây rõ ràng là chủ trương đúng và là tiền để tạo điều kiện cho ngư dân phát triển kinh tế, nhưng vì sao nó vẫn còn “vướng” khiến ngư dân khó tiếp cận với nguồn vốn.

Trao đổi với những người trực tiếp được thụ hưởng từ Nghị định 67 của Chính phủ, các ý kiến đều thống nhất quan điểm và cho rằng đây là một chính sách hợp lý, đúng lúc, đúng thời điểm, phù hợp với tình hình phát triển mới của ngư dân. Tuy nhiên, Nghị định vẫn còn nhiều vướng mắc và nó bắt nguồn từ chính cơ chế quản lý. Nhiều trường hợp gia đình nằm trong danh sách được phê duyệt vay vốn, nhưng vẫn chưa thể tiếp cận được với nguồn vốn từ ngân sách.

Chia sẻ với phóng viên về Nghị định 67, anh Hùng một chủ tàu ở Thủy Nguyên, Hải Phòng cho rằng, khó khăn đầu tiên đó là việc các cơ sở đóng tàu chưa cung cấp được dự toán chi tiết, hoặc nếu có thì giá rất cao. Còn chủ tàu thì không có vốn đối ứng hoặc không chứng minh được nguồn vốn đối ứng, vì thế vấn đề vay vốn khó thực hiện. Bên cạnh đó, các mẫu tàu cá vỏ thép do Bộ NN&PTNT công bố chưa phù hợp với nhu cầu của ngư dân, phần lớn chủ tàu có nhu cầu thay đổi thiết kế mẫu tàu cá đã công bố và muốn đóng tàu vỏ composite hoặc vỏ gỗ. Tuy nhiên, kinh phí thiết kế mới hoặc kinh phí điều chỉnh mẫu tàu rất lớn (có thể từ vài chục triệu đồng lên tới cả trăm triệu), chưa kể chủ tàu chưa quen việc phải đi giải quyết thủ tục hành chính liên quan…

Bên cạnh đó, theo nguyện vọng của chủ tàu, họ mong muốn được tận dụng máy tàu đã qua sử dụng khi thời hạn của nó vẫn có thể kéo dài trên 10 năm để tiết kiệm chi phí. Nhưng đó là một vấn đề không thể thực hiện khi quy trình pháp lý lại quá chặt. Cho nên, Nghị định 67 với ngư dân có thể là lợi thế, nhưng cũng có thể mọi thứ sẽ trở thành gánh nặng buộc họ phải “cân, đo, đong, đếm” về lợi ích kinh tế. Nghị định 67 là phù hợp, tuy nhiên nó chưa thực sự hoàn chỉnh nên việc gặp những vướng mắc khi đưa vào thực hiện là không thể tránh khỏi. Trong khi chờ sự tháo gỡ và điều chỉnh từ các cấp có thẩm quyền, thiết nghĩ các đơn vị, sở, ngành liên quan, đặc biệt là đội ngũ quản lý cấp địa phương, cần tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền để ngư dân hiểu và cùng tháo gỡ.

Đạt Đỗ

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

(LĐTĐ) Những đồ vật bất ngờ rơi từ ban công các căn hộ chung cư là nỗi ám ảnh của không ít cư dân. Từ điếu thuốc, tờ giấy, đến bát đũa, thậm chí cả dao, thùng các-tông,… những "vật thể lạ" này không chỉ gây phiền toái mà còn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn nghiêm trọng, khiến người dân sống trong lo lắng mỗi lần đi dạo dưới chân các tòa chung cư cao tầng.
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

(LĐTĐ) Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã tích cực hỗ trợ các địa phương trong hoạt động quảng bá, giới thiệu, kết nối trái cây, nông sản, đặc sản tại thị trường Hà Nội thông qua trên 70 hoạt động giao thương, hội chợ, tuần hàng...
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

(LĐTĐ) Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam vừa chính thức giới thiệu công nghệ OCR thế hệ mới (nhận dạng ký tự quang học tích hợp AI tạo sinh) vào quy trình thẩm định và xét duyệt hồ sơ yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm trực tuyến.
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

(LĐTĐ) Chiều tối ngày 22/11, UEFA đã tổ chức lễ bốc thăm vòng tứ kết Nations League tại Nyon (Thụy Sĩ).
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

(LĐTĐ) Mới đây, từ điển Cambridge đã công bố “manifest” (tạm dịch: biểu minh) là từ của năm 2024, nhờ sự phổ biến của từ này trên mạng xã hội và truyền thông toàn cầu.
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Tối 22/11, quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11); tổng kết công tác quản lý di sản văn hóa năm 2024; hưởng ứng các hoạt động Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 tại di tích đình Tây Tựu, phường Tây Tựu.
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

(LĐTĐ) Làm việc với các đơn vị trong Cụm Thi đua số 7, lãnh đạo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đề nghị, từ nay đến cuối năm, các đơn vị cần nắm chắc tình hình tư tưởng, đời sống, việc làm của người lao động, tập trung chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động, nhất là khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang tới gần.

Tin khác

Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

(LĐTĐ) Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã tích cực hỗ trợ các địa phương trong hoạt động quảng bá, giới thiệu, kết nối trái cây, nông sản, đặc sản tại thị trường Hà Nội thông qua trên 70 hoạt động giao thương, hội chợ, tuần hàng...
“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình

“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình

(LĐTĐ) Với chủ đề “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”, sáng 22/11, Tổng cục Quản lý thị trường đã mở cửa Phòng trưng bày, nhận diện hàng thật - hàng giả tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội; sự kiện nằm trong chuỗi các hoạt động nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11).
Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh

Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh

(LĐTĐ) Sáng nay (22/11), đã diễn ra lễ khai mạc chương trình Truyền thông khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và quảng bá giới thiệu sản phẩm OCOP của phụ nữ và đặc sản các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh. Chương trình diễn ra trong 3 ngày (từ 22 - 24/11) tại sân bóng phường Dương Nội, quận Hà Đông, Hà Nội.
Hà Nội và Hà Giang: Kết nối vì sự phát triển bền vững của nông thôn mới

Hà Nội và Hà Giang: Kết nối vì sự phát triển bền vững của nông thôn mới

(LĐTĐ) Hà Nội và Hà Giang, hai địa phương với những tiềm năng phát triển riêng biệt, đang thực hiện một bước tiến mạnh mẽ khi bắt tay vào hợp tác phát triển nông thôn mới. Chương trình phối hợp giữa Hội Nông dân thành phố Hà Nội và tỉnh Hà Giang giai đoạn 2024 - 2028 không chỉ hứa hẹn mang lại nhiều giá trị cho cả hai bên mà còn mở ra một hành trình hợp tác đầy triển vọng.
Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm

Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm

(LĐTĐ) Hôm nay (22/11), giá dầu thế giới tăng gần 2% khi căng thẳng giữa Nga và Ukraine gia tăng khiến thị trường lo ngại về nguồn cung dầu thô nếu xung đột lan rộng. Trong nước, giá bán lẻ xăng dầu được áp dụng theo phiên điều chỉnh từ 15h ngày 21/11. Cụ thể, xăng E5RON92 giảm 109 đồng/lít; xăng RON95-III giảm 79 đồng/lít...
Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do

Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do

(LĐTĐ) Tỷ giá USD hôm nay (22/11), đồng USD trên thị trường quốc tế tăng lên mức cao nhất trong 13 tháng. Trong nước, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD tăng 5 đồng, hiện ở mức 24.290 đồng.
Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục "leo thang"

Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục "leo thang"

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay trên thị trường quốc tế tiếp đà tăng mạnh. Trong nước, vàng nhẫn và miếng SJC tiếp tục "leo thang".
Đưa nông sản OCOP Hà Giang đến người tiêu dùng Thủ đô

Đưa nông sản OCOP Hà Giang đến người tiêu dùng Thủ đô

(LĐTĐ) Phiên dịch nông sản giữa Hà Giang và Hà Nội diễn ra từ ngày 21-23/11/2024. Sự kiện thu hút nhiều doanh nghiệp tham gia hợp tác, mở rộng thị trường cho các sản phẩm OCOP. Đặc biệt, hơn 2 tấn cam vàng Hà Giang đã được tiêu thụ ngay trong ngày đầu.
Xăng RON 92 giảm xuống còn 19.343 đồng/lít từ chiều 21/11

Xăng RON 92 giảm xuống còn 19.343 đồng/lít từ chiều 21/11

(LĐTĐ) Theo điều chỉnh của liên Bộ Công Thương - Tài chính, từ 15h chiều nay (21/11), giá xăng dầu đồng loạt giảm (trừ dầu mazut tăng 5 đồng/kg); giá xăng RON 95 giảm 79 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành.
Online Friday 2024: "Điểm hẹn" mua sắm trực tuyến hàng Việt chất lượng cao

Online Friday 2024: "Điểm hẹn" mua sắm trực tuyến hàng Việt chất lượng cao

(LĐTĐ) Từ 25/11 đến 1/12 sẽ diễn ra Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2024. Điểm nhấn của Tuần lễ là hàng triệu người tiêu dùng cả nước sẽ được chứng kiến một không gian độc đáo hoành tráng trưng bày các sản phẩm Việt Nam chất lượng cao, lan tỏa niềm tự hào dân tộc…
Xem thêm
Phiên bản di động