Nỗ lực xây dựng thương hiệu Hoài Đức
LĐLĐ huyện Hoài Đức: Đẩy mạnh chương trình phúc lợi đoàn viên | |
Huyện Hoài Đức: Phát triển làng nghề gắn với bảo vệ môi trường |
“Lấy sức dân để lo cho dân”
Theo Chủ tịch UBND huyện Hoài Đức giai đoạn từ năm 2011 đến nay, Hoài Đức đã hoàn thành việc đầu tư nâng cấp, mở rộng toàn bộ các đường trục huyện, liên xã và các đường giao thông nông thôn, đáp ứng nhu cầu giao thông, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội. Tất cả các thôn đều có điểm sinh hoạt văn hóa, 100% số hộ dân được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 12 làng nghề được thành phố công nhận là làng nghề truyền thống, sản phẩm được tiêu thụ trên toàn quốc và xuất khẩu, giải quyết việc làm tại chỗ cho hơn 16 nghìn người.
Ngoài nguồn vốn ngân sách của xã, huyện và thành phố, nhân dân đã đóng góp 405.680,6 triệu đồng. Đến cuối năm 2016, huyện có 45 trường đạt chuẩn quốc gia, toàn bộ 19 xã hoàn thành cơ bản các tiêu chí và được UBND thành phố Hà Nội công nhận đạt chuẩn NTM.
Đổi thay ở Hoài Đức. |
Nhờ cách làm này, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, nhất là các công trình giao thông được huyện chỉ đạo quyết liệt theo hướng đồng bộ, hiện đại theo hướng đô thị. Huyện đã chủ động đề xuất với thành phố có cơ chế đặc thù để huyện hoàn thành các đường trục lớn đô thị. Hiện nay hạ tầng khung đang được hình thành, đường 3.5 đang được trình duyệt dự án, đường liên khu vực 1, đường liên khu vực 2, đường trục chính vùng bãi... đang được đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện hồ sơ chuẩn bị đầu tư.
Đây chính là cơ sở để đến nay huyện đã hoàn thành đầu tư nâng cấp, mở rộng 100% các đường trục huyện, liên xã và các đường nông thôn, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của huyện. Đặc biệt là thực hiện theo Quyết định 16 của UBND Thành phố, để nhân dân giảm kinh phí ứng trước, huyện đã linh hoạt trong việc huy động ứng trước vật tư để nhân dân thực hiện. Do vậy trong 5 năm huyện đã bê tông hóa được một khối lượng khá lớn với 1.492 tuyến, dài trên 110 km và kinh phí khoảng 124 tỷ đồng (trong đó dân đóng góp trên 63 tỷ đồng).
Cùng với việc phát triển hạ tầng, để nâng cao đời sống vật chất cho người dân, là cơ sở để sớm hoàn thành tiêu chí thu nhập, huyện đã đặc biệt chú ý đến phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp có giá trị kinh tế cao. Đến nay huyện đã triển khai được 639 ha trồng rau, hoa, cây ăn quả có hiệu quả kinh tế cao. Một số mô hình sản xuất đã cho thu nhập từ vài trăm triệu đến trên tỷ đồng/ha canh tác như: Nhãn chín muộn; rau an toàn; cây phật thủ; bưởi đường Quế Dương (Cát Quế) và Đông aL. Trong đó Nhãn chín muộn, phật thủ và bưởi đường Quế Dương đã được Cục Sở hữu Trí tuệ - Bộ khoa học và Công nghệ công nhận nhãn hiệu tập thể.
Theo Phó trưởng phòng Kinh tế huyện Cao Văn Tuyến, trên địa bàn đã hình thành nhiều vùng, mô hình sản xuất chuyên canh cây ăn quả, rau an toàn có giá trị cao như: Bưởi đường, cam canh, phật thủ, nhãn chín muộn, rau an toàn..., mang lại thu nhập từ vài trăm triệu đồng đến hàng tỷ đồng /ha canh tác. Như hộ gia đình ông Nguyễn Đăng Điểm ở xã Yên Sở (một trong 27 xã điểm XDNTM toàn quốc, được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen, giai đoạn 1), tấm gương tiêu biểu trong phong trào nông dân thi đua sản xuất - kinh doanh giỏi với mô hình trồng mộc nhĩ đạt thu nhập từ 300 đến 400 triệu đồng/năm, tạo việc làm cho nhiều lao động ở địa phương và các nơi lân cận.
Phát triển bền vững trong tương lai
Mặc dù quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng nhưng huyện vẫn chú trọng sản xuất nông nghiệp, xây dựng và phát triển nhân rộng nhiều mô hình sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao từ vài trăm triệu đồng đến hàng tỷ đồng/ha canh tác. Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện cũng đã tăng mạnh về số doanh nghiệp, số hộ sản xuất và giá trị sản xuất với các ngành nghề chủ yếu là chế biến nông sản, thực phẩm, cơ khí, dệt may..., sản phẩm ngày càng được người tiêu dùng trong nước tin tưởng, ưa chuộng, một số sản phẩm có thế mạnh vững chắc ở thị trường Quốc tế.
Kết quả thu nhập bình quân đầu người của huyện tăng mạnh từ 22 triệu đồng/người năm 2010 tăng lên 35,5 triệu đồng/người năm 2015 (tăng 13,5 triệu đồng/người); thu nhập tăng cao đã góp phần giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo của huyện từ 4,47% năm 2010, giảm còn 1,47% năm 2015 (giảm 3,0%). Kết quả rà soát hộ nghèo theo chuẩn mới (nghèo đa chiều) thành phố công bố tháng 8/2016, tỷ lệ hộ nghèo huyện Hoài Đức là 2,51% (tỷ lệ hộ nghèo các xã đều dưới 3%). Đặc biệt là 19/19 xã đạt tiêu chí thu nhập và tiêu chí hộ nghèo.
Để từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, với đặc thù huyện đang đô thị hóa nhanh, trong những năm qua huyện đặc biệt chú ý đến việc nước sạch, nghĩa trang, xử lý nước thải và vận chuyển rác thải... góp phần thực hiện đạt tiêu chí môi trường.
Hiện nay trên địa bàn huyện tỷ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước sạch đạt trên 65,5%, đã có 3 xã Đông La, La Phù, An Khánh và các khu đô thị đã được sử dụng nguồn nước sạch tập trung. Để đẩy nhanh tiến độ thực hiện cấp nước sạch tập trung cho khu vực nông thôn của Thành phố, với mục tiêu đến năm 2018 tất cả người dân nông thôn đều được sử dụng nước sạch tập trung và giảm ngân sách đầu tư trực tiếp, UBND huyện đã chỉ đạo, phối hợp chắt chẽ với 2 công ty đề xuất thực hiện dự án cấp nước sạch tập trung tại huyện gồm: Công ty TNHH một thành viên nước sạch Hà Đông cam kết nối mạng cấp nước cho 06 xã gồm: An Thượng, Lại Yên; Công ty CP hạ tầng kỹ thuật VTS cam kết nối mạng cấp nước cho 11 xã, thị trấn gồm: Đức Giang, Thị trấn Trôi, Sơn Đồng, Vân Canh, Đức Thượng, Kim Chung, Di Trạch, Yên Sở, Minh Khai, Dương Liễu, Cát Quế, Song Phương, Vân Côn, Tiền Yên, Đắc Sở
Chia sẻ bí quyết xây dựng NTM, Bí thư Đảng ủy xã Yên Sở Nguyễn Đăng Hoan cho biết, có được thành quả nêu trên, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng lên là do chúng tôi đã giúp người dân hiểu rõ XDNTM là gì, dành cho ai, ai trực tiếp hưởng thụ và trách nhiệm của họ. Đồng thời vận dụng sáng tạo phương châm "lấy sức dân để lo cho dân"; dân làm có sự hỗ trợ của Nhà nước, thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở để dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân hưởng thụ, cho nên nhận được sự nhất trí cao. Chính nhờ vậy, đến nay đời sống người dân trên địa bàn đã được cải thiện đáng kể, thu nhập bình quân tăng từ 22 triệu đồng/người/năm năm 2010 lên 38,4 triệu đồng/người/năm năm 2016; tỷ lệ hộ nghèo (theo tiêu chí mới) giảm còn 1,86%.
Phát huy danh hiệu huyện đạt chuẩn NTM, trong thời gian tới Hoài Đức tiếp tục đẩy nhanh tái cơ cấu ngành nông nghiệp, khuyến khích cho người dân liên doanh, liên kết, phát triển sản xuất, kinh doanh để hình thành các vùng sản xuất hàng hoá có quy mô lớn, tập trung đầu tư phát triển cây có giá trị kinh tế cao như: Nhãn chín muộn, phật thủ, bưởi đường... để tăng nhanh thu nhập của người dân.
Tăng cường phối hợp với các doanh nghiệp, nắm bắt nhu cầu việc làm, tổ chức các lớp đào tạo nghề theo địa chỉ, góp phần giải quyết việc làm cho lao động sau đào tạo, giải quyết tốt việc làm cho lao động địa phương. Phát huy hiệu quả hoạt động HTX. Tạo điều kiện về nguồn vốn vay ưu đãi để các hộ cận nghèo tiếp cận để đầu tư phát triển sản xuất, khuyến khích các hộ tham gia các chương trình phát triển kinh tế để thoát nghèo bền vững, duy trì tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới ở mức 1%, giảm hộ cận nghèo.
Có thể nói, những thành tựu trong 10 năm qua ở Hoài Đức chính là minh chứng rõ nét cho chủ trương đúng đẳn mở rộng địa giới hành chính Thủ Đô. Nhờ những nỗ lực không ngừng nghỉ, diện mạo khó khăn một thời của một vùng ngoại thành Hà Nội nay đã thay đổi rõ nét, đời sống người dân được nâng lên rõ rệt. Đây chính là cơ sở để tin rằng, những địa bàn vốn gắn với khó khăn sẽ nhanh chóng bứt phá, trở thành những địa bàn vững chắc cả về kinh tế và văn hóa của Thủ đô.
Anh Tuấn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Tin khác
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thủ đô 23/12/2024 11:39
Tết sớm trên phố: Đã thấp thoáng đào, quất
Nhịp sống Thủ đô 22/12/2024 16:16
Quận Hai Bà Trưng: Sẵn sàng vận hành các đơn vị hành chính mới
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 22:33
Nhiều trải nghiệm thực tế thú vị tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 18:23
Quận Thanh Xuân diễn tập chữa cháy tại Khu đô thị Royal City
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 18:21
Quận Bắc Từ Liêm thông qua một số nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 20:42
Cử tri kiến nghị về chính sách hỗ trợ giải phóng mặt bằng
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 18:52
Quận Bắc Từ Liêm tích cực khắc phục hậu quả vụ cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 17:09
Năm 2024: Quận Thanh Xuân thu ngân sách ước đạt 108,91%
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 11:07
Huyện Thanh Trì kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Nhịp sống Thủ đô 19/12/2024 18:53