Những trường hợp sẽ không được ủy quyền
Nhằm bảo đảm thực hiện đúng quy định pháp luật | |
Theo luật sư Nguyễn Thị Nga – Đoàn Luật sư Hà Nội, ủy quyền là việc một người đại diện một người khác thực hiện một hoặc một số công việc trong phạm vi được ủy quyền.
Tuy nhiên, không phải bất cứ trường hợp nào cũng có thể ủy quyền cho người khác thực hiện. Pháp luật hiện nay quy định một số trường hợp không được ủy quyền mà bắt buộc chính cá nhân, tổ chức đó phải tự mình thực hiện.
Về nguyên tắc pháp lý, những quan hệ pháp lý liên quan đến quyền nhân thân (quyền gắn liền với mỗi cá nhân, không được chuyển giao cho người khác) thì không được ủy quyền. Những quan hệ pháp lý khác liên quan đến quyền tài sản thường không bị hạn chế việc ủy quyền.
Dưới đây là thống kê cụ thể và chi tiết các trường hợp không được ủy quyền theo quy định của pháp luật hiện nay như sau:
1. Không được ủy quyền đăng ký kết hôn
Pháp luật hôn nhân gia đình quy đình quy định khi đăng ký kết hôn, hai bên nam, nữ phải có mặt. Như vậy, khi kết hôn các bên nam và nữ không thể ủy quyền cho người khác đến để nhận hoặc ký thay thủ tục kết hôn được mà phải chính mình đến tham dự và ký vào giấy chứng nhận đăng ký kết hôn để khẳng định việc mình tự nguyện kết hôn, không bị ép buộc trong quan hệ hôn nhân. (Theo quy định về thủ tục đăng ký kết hôn tại Quyết định 3814/QĐ-BTP; Luật Hôn nhân gia đình năm 2014).
2. Không được ủy quyền khi ly hôn
Theo quy định hiện nay đối với việc ly hôn, đương sự không được ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng. Trường hợp cha, mẹ, người thân thích khác yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật Hôn nhân và gia đình thì họ là người đại diện.
Điều này hiểu như sau:
Khi tòa án triệu tập để lấy thông tin về: Lý do ly hôn, quyền nuôi con,... thì các bên vợ hoặc chồng phải trực tiếp trả lời (không thể viết giấy ủy quyền để cho luật sư, hoặc người đại diện theo ủy quyền đến tòa án và trả lời thay). Các công việc khác, như ủy quyền để luật sư, người đại diện theo pháp luật để nộp hồ sơ hoặc bảo vệ các quan hệ pháp lý liên quan đến tài sản vẫn là hợp pháp và được phép.
Những quan hệ pháp lý liên quan đến quyền tài sản thường không bị hạn chế việc ủy quyền. |
3. Không được ủy quyền khi công chứng di chúc của mình
Di chúc được xem như ý nguyện về việc phân chia tài sản của người lập di chúc khi còn sống. Do vậy, người lập di chúc phải tự mình yêu cầu công chứng di chúc và không được ủy quyền cho người khác yêu cầu công chứng di chúc. (Theo Điều 56 Luật Công chứng năm 2014).
4. Không được ủy quyền khi quyền, lợi ích đối lập với người ủy quyền tại cùng vụ việc
Khi một người đã nhận ủy quyền thì không thể nhận thêm ủy quyền của người khác có cùng lợi ích đối lập.Cụ thể, nếu người được ủy quyền cũng là đương sự trong cùng một vụ việc với người ủy quyền mà quyền, lợi ích hợp pháp của người được ủy quyền đối lập với quyền, lợi ích của người ủy quyền. (Theo điểm a Khoản 1 Điều 87 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015).
5. Không được ủy quyền khi đang được ủy quyền bởi một đương sự khác trong cùng vụ việc có quyền, lợi ích đối lập với người sẽ ủy quyền
Cụ thể, nếu người được ủy quyền đang là đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự cho một người khác (người đã ủy quyền) mà quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự đó đối lập với quyền, lợi ích hợp pháp của người được đại diện trong cùng một vụ việc (người sắp ủy quyền), căn cứ theo điểm b Khoản 1 Điều 87 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015.
6. Không được ủy quyền để nhận tội thay mình
Theo tinh thần của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) thì việc quy định các chế tài xử lý là nhằm mục đích răn đe, giáo dục người có hành vi phạm tội. Do vậy, nếu như cho phép ủy quyền người khác nhận tội thay mình thì không thể hiện đúng bản chất, mục đích của việc ban hành Bộ luật hình sự.
7. Các trường hợp không được ủy quyền trong tố tụng hình sự
- Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra không được ủy quyền cho Điều tra viên thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
- Cấp trưởng, cấp phó cơ quan của Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Công an nhân dân, Quân đội nhân dân không được ủy quyền cho cán bộ điều tra thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
- Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát không được ủy quyền cho Kiểm sát viên thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
- Chánh án, Phó Chánh án Tòa án không được ủy quyền cho Thẩm phán thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
8. UBND cấp tỉnh, cấp huyện có thẩm quyền quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất không được ủy quyền
Theo Khoản 4 Điều 59 Luật Đất đai năm 2013 thì UBND cấp tỉnh, cấp huyện có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì không được ủy quyền cho cấp dưới thực hiện các nội dung này (Điều này tránh việc lạm quyền, tham nhũng trong lĩnh vực đất đai).
9. Trong vụ án hành chính, tố tụng hành chính thì không được ủy quyền lại cho người thứ ba
Trong tố tụng hành chính, người được ủy quyền không được ủy quyền lại cho người thứ ba (theo Khoản 5 Điều 60 Luật Tố tụng Hành chính năm 2015)
Một số trường hợp không được ủy quyền khác theo quy định của pháp luật hiện nay:
+ Chủ tịch và thành viên Hội đồng quản trị tổ chức tín dụng là hợp tác xã không được ủy quyền cho những người không phải là thành viên Hội đồng quản trị thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình (Theo Khoản 5 Điều 81 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010).
+ Cơ quan được giao ban hành văn bản quy định chi tiết không được ủy quyền tiếp (Theo Khoản 2, Điều 11 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015).
+ Cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước ở địa phương nhận ủy quyền không được ủy quyền tiếp cho cơ quan, tổ chức khác thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn đã được cơ quan hành chính nhà nước cấp trên ủy quyền (Theo Khoản 2 Điều 14 Luật tổ chức chính quyền ở địa phương năm 2015 ).
+ Cấp phiếu lý lịch tư pháp số 2 cá nhân yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp số 2 thì không được ủy quyền cho người khác làm thủ tục cấp Phiếu lý lịch tư pháp (Theo Khoản 2 Điều 46 Luật lý lịch tư pháp năm 2009).
+ Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Công Thương, Chủ tịch UBND cấp tỉnh không được ủy quyền quyết định trưng mua tài sản (Theo Khoản 3 Điều 14 Luật trưng mua trưng dụng tài sản năm 2008).
+ Tổ chức khảo nghiệm thuốc thú y không trực tiếp đứng tên đăng ký hoặc không được nhận ủy quyền đứng tên đăng ký thuốc thú y tại Việt Nam (căn cứ Luật thú y năm 2015).
+ Trường hợp doanh nghiệp chỉ có một người đại diện theo pháp luật và người này vắng mặt tại Việt Nam quá 30 ngày mà không ủy quyền cho người khác thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc bị chết, mất tích, tạm giam, kết án tù, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì chủ sở hữu công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị cử người khác làm người đại diện theo pháp luật của công ty (Căn cứ Khoản 5, Điều 13 Luật Doanh nghiệp năm 2014).
+ Chủ đầu tư dự án kinh doanh bất động sản không được ủy quyền cho bên tham gia hợp tác đầu tư, liên doanh, liên kết, hợp tác kinh doanh hoặc góp vốn thực hiện ký hợp đồng mua bán, chuyển nhượng, cho thuê mua bất động sản (Theo Khoản 5 Điều 13 Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014).
+ Người bị chất vấn không được ủy quyền cho người khác trả lời thay mình tại kỳ họp Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Thường trực Hội đồng nhân dân (Theo Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015).
+ Gửi tiền tiết kiệm tại các tổ chức tín dụng điểm a, Khoản 1, Điều 8 Quy chế về tiền tiết kiệm.
+ Không được ủy quyền khi đăng ký nhận cha, mẹ, con (Điều 25, Điều 47 Luật Hộ tịch năm 2014).
+ Cá nhân không được ủy quyền quyết toán thuế cho tổ chức trả thu nhập nếu:
- Cá nhân đảm bảo điều kiện được ủy quyền quy định tại điểm 1 nêu trên nhưng đã được tổ chức trả thu nhập cấp chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân thì không ủy quyền quyết toán thuế cho tổ chức trả thu nhập (trừ trường hợp tổ chức trả thu nhập đã thu hồi và hủy chứng từ khấu trừ thuế đã cấp cho cá nhân).
- Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một đơn vị nhưng vào thời điểm ủy quyền quyết toán thuế không làm việc tại tổ chức đó.
Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một đơn vị, đồng thời có thu nhập vãng lai chưa khấu trừ thuế hoặc khấu trừ thuế chưa đủ (bao gồm trường hợp chưa đến mức khấu trừ và đã đến mức khấu trừ nhưng không khấu trừ).
- Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại nhiều nơi.
- Cá nhân chỉ có thu nhập vãng lai đã khấu trừ thuế theo tỷ lệ 10% (kể cả trường hợp có thu nhập vãng lai duy nhất tại một nơi).
- Cá nhân chưa đăng ký mã số thuế
- Cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công đồng thời thuộc diện xét giảm thuế do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo thì không ủy quyền quyết toán thuế mà cá nhân tự khai quyết toán thuế kèm theo hồ sơ xét giảm thuế theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 46 Thông tư 156/2013/TT-BTC.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tin khác
“Làm sạch” môi trường gia đình vì tương lai thế hệ trẻ
Tư vấn luật 07/11/2024 07:02
Những điều người dân cần lưu ý trước khi mua nhà đất
Tư vấn luật 05/11/2024 19:33
Cập nhật 3 hình thức lừa đảo trực tuyến mới
Infographic 16/10/2024 06:59
Từ 15/11: Người dân không được ghi hình Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ
Tư vấn luật 07/10/2024 07:36
Đề xuất mới: Vi phạm nồng độ cồn mức kịch khung sẽ trừ 12 điểm giấy phép lái xe
Tư vấn luật 03/10/2024 15:29
Lừa đảo mạo danh, kịch bản ngày càng tinh vi
Tư vấn luật 03/10/2024 15:10
Tuyển dụng việc làm tràn lan trên mạng xã hội: Việc “ảo” nhưng lừa đảo “thật”
Tư vấn luật 03/10/2024 10:48
Cần vá “lỗ hổng” pháp lý trong đấu thầu sách
Tư vấn luật 26/09/2024 08:54
Cập nhật các chiêu trò lừa đảo mới
Infographic 17/09/2024 07:31
Lợi dụng thiên tai để đầu cơ, găm hàng có thể bị xử lý hình sự, phạt tù
Tư vấn luật 13/09/2024 06:44