Nhiều kết quả đáng khích lệ
Đề nghị sửa đổi Luật xử lý vi phạm hành chính | |
8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp năm 2018 | |
10 sự kiện tiêu biểu của ngành Tư pháp năm 2017 |
Về công tác xây dựng đề án, văn bản; thẩm định, kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL): Bộ Tư pháp đã xây dựng, trình 02/02 văn bản là: Đề nghị của Chính phủ về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018 và Kế hoạch thực hiện hệ thống hóa VBQPPL kỳ 2014 - 2018 thống nhất trong cả nước; thẩm định 34 dự án, dự thảo VBQPPL, 07 đề nghị xây dựng VBQPPL (trong đó có một số dự án luật, dự thảo nghị quyết quan trọng như: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đầu tư công, Luật sửa đổi, bổ sung một số luật có quy định liên quan đến quy hoạch; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục đại học; Nghị quyết của Quốc hội về thành lập 03 đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc...); đã kiểm tra 640 văn bản của các Bộ, ngành, địa phương; bước đầu phát hiện 20 văn bản trái pháp luật về nội dung.
Bộ Tư pháp đã chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ, Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ đôn đốc ban hành văn bản quy định chi tiết. Kết quả: đối với 61 văn bản quy định chi tiết 14 luật đã có hiệu lực, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ đã ban hành được 43/61 văn bản. Riêng Bộ Tư pháp đến nay không nợ văn bản quy định chi tiết.
Về công tác thi hành án dân sự (THADS): Tính đến hết 28/02/2018 (05 tháng theo kỳ báo cáo), các cơ quan THADS đã thi hành xong 186.883 việc trong tổng số 409.447 việc có điều kiện thi hành, đạt tỉ lệ 45,64%; tăng 10.929 việc (0,74%) so với cùng kỳ năm 2017; với số tiền thi hành xong là hơn 9000 tỷ. Tổ chức theo dõi, đôn đốc thi hành xong 29/85 vụ việc thi hành các bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính còn tồn đọng.
ảnh minh họa (dantri.com) |
Bộ cũng đã phối hợp, tham gia Đoàn giám sát của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội về thi hành các bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính tại 10 tỉnh, thành phố là Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Tiền Giang và Đồng Tháp; chuẩn bị sơ kết công tác THADS, thi hành án hành chính 06 tháng đầu năm 2018 (dự kiến sẽ được tổ chức vào ngày 20/4/2018).
Liên quan đến công tác hộ tịch, quốc tịch, nuôi con nuôi: Bộ Tư pháp đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan tổ chức đánh giá tình hình triển khai thực hiện Chương trình hành động quốc gia của Việt Nam về đăng ký và thống kê hộ tịch; tiếp tục mở rộng áp dụng phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch cho các tỉnh Bắc Kạn, Bình Định, Bình Thuận, Cà Mau và Gia Lai; tham mưu, trình Chủ tịch nước giải quyết gần 1.300 hồ sơ xin thôi, xin nhập, xin trở lại quốc tịch Việt Nam; xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định số 78/2009/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quốc tịch; giải quyết 105 hồ sơ xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi, trong đó có 78 trường hợp trẻ em khuyết tật, mắc bệnh hiểm nghèo; tiếp tục xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 19/2011/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật nuôi con nuôi.
Đối với những hoạt động liên quan đến lý lịch tư pháp (LLTP), đăng ký giao dịch bảo đảm, bồi thường nhà nước: Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia thuộc Bộ Tư pháp đã cấp 810 Phiếu LLTP, với 100% các trường hợp cấp Phiếu đúng hoặc sớm hơn thời hạn theo quy định của Luật; tiếp tục phối hợp với Cục Hồ sơ nghiệp vụ cảnh sát, Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an tra cứu, xác minh thông tin án tích cho 24.684 hồ sơ, qua đó góp phần rút ngắn hơn thời gian giải quyết thủ tục hành chính tại các Sở Tư pháp.
Các Trung tâm đăng ký giao dịch, tài sản thuộc Cục ĐKQGGDBĐ đã giải quyết 205.419 đơn yêu cầu đăng ký, cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm và văn bản yêu cầu thông báo về việc thế chấp phương tiện giao thông (tăng khoảng 15% so với cùng kỳ năm 2017); tiếp nhận và cấp mới tài khoản đăng ký trực tuyến cho khoảng 50 tổ chức tín dụng. Bộ đã trình Chính phủ Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (sửa đổi); tiếp nhận mới và xử lý đối với 05 trường hợp của cơ quan, tổ chức có yêu cầu hướng dẫn giải quyết bồi thường và đã ban hành 04 văn bản hướng dẫn nghiệp vụ giải quyết bồi thường đối với các trường hợp này; thực hiện việc cung cấp thông tin, hỗ trợ việc thực hiện quyền yêu cầu bồi thường cho 05 trường hợp.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
TIN BUỒN
Xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh toàn diện
Nâng cao chất lượng hoạt động vì lợi ích đoàn viên
Đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài: Nâng cao chất lượng để nâng tầm vị trí
Trái phiếu doanh nghiệp kỳ vọng tăng tốc
Cập nhật sinh trắc học trước “giờ G”: Khách hàng không nên “đủng đỉnh”!
Xây dựng đô thị thông minh xứng tầm khu vực
Tin khác
TIN BUỒN
Tin mới 26/12/2024 12:13
Khẩn trương triển khai hiệu quả các luật, nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XV
Tin mới 25/12/2024 16:35
Một số địa phương cấp Phiếu lý lịch tư pháp qua VNeID đạt tỷ lệ cao
Tin mới 25/12/2024 08:34
Tin vui: Người dân được nhận 2 tháng lương hưu, trợ cấp BHXH trước Tết
Tin mới 24/12/2024 08:21
Đánh giá tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt
Tin mới 24/12/2024 08:07
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành khu tái thiết Làng Nủ
Tin mới 22/12/2024 16:11
Chính thức vận hành tuyến metro số 1
Tin mới 22/12/2024 11:48
Tết Dương lịch 2025: Hà Nội bắn pháo hoa tại những điểm nào?
Tin mới 21/12/2024 09:54
TP.HCM: Cháy nhà trọ cho thuê, 16 người thương vong
Tin mới 20/12/2024 15:12
Chủ tịch HĐND Thành phố chỉ đạo khắc phục vụ cháy tại quán cà phê đường Phạm Văn Đồng
Tin mới 19/12/2024 18:16