Những căn bệnh nào đang “rình rập” người dân trong đợt nắng nóng kỷ lục này?
Chuyên gia y tế khuyến cáo không nên lạm dụng nước muối sinh lý | |
Mùa đông ấm bất thường, nhiều trẻ nhập viện vì được chăm sóc quá kỹ | |
Bệnh hô hấp tấn công trẻ khi giao mùa |
Nắng nóng kỷ lục khiến nhiều bệnh có nguy cơ bùng phát |
Bệnh lý hô hấp
Viêm mũi họng, viêm xoang, viêm phế quản cấp, viêm phổi là những bệnh thường thấy. Các bệnh nhân có tiền sử viêm phế quản mạn tính, hen suyễn dễ bị lên các cơn kịch phát vì dễ bị nhiễm trùng hô hấp. Nguyên nhân do khí hậu nóng nực làm khô và tổn thương niêm mạc đường hô hấp.
Ở nhiệt độ thông thường, vùng mũi họng sẽ có một chất nhầy với chức năng giống như chất sát khuẩn dùng để giữ vi khuẩn, virus và tống ra ngoài cơ thể. Với khí hậu khô nóng, cơ thể mất nước, niêm mạc vùng hầu họng khô lại và khi sử dụng máy lạnh, quạt máy liên tục sẽ khiến cho niêm mạc mũi họng càng bị khô, trầy xước nên vi khuẩn, virus dễ xâm nhập vào sâu bên trong gây bệnh.
Thời điểm này, tại Bệnh viện Nhi Trung ương, số trẻ mắc các bệnh về hô hấp có dấu hiệu gia tăng. TS Trần Minh Điển, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, trung bình mỗi ngày, Khoa Khám bệnh của bệnh viện tiếp nhận khoảng từ 3.000 - 3.200 bệnh nhi đến khám chủ yếu là các bệnh lý sốt virus, tiêu chảy, viêm đường hô hấp… Bác sĩ Đỗ Quốc Phong, Khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện E Trung ương cho biết: Say nắng, say nóng là hiện tượng rất thường gặp trong mùa hè. Bệnh không chỉ có biểu hiện mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, nhức đầu,... mà còn có thể gây đột quỵ, nếu không xử trí kịp thời có thể để lại các di chứng thần kinh không hồi phục và tử vong. Do đó, chúng ta cần hiểu được trong điều kiện, hoàn cảnh nào con người dễ bị say nắng, say nóng để phòng tránh và cách xử trí khi có người bị say nắng, say nóng, nhất là trong điều kiện thời tiết hiện nay.
"Giải nhiệt" bằng bơi lội đang được nhiều người lựa chọn nhưng cũng tiềm ẩn nhiều bệnh như viêm da, viêm tai giữa... |
Một đặc điểm chung là cả say nóng và say nắng đều dẫn đến một tình trạng tăng thân nhiệt. Khi thân nhiệt tăng sẽ dẫn tới tăng quá trình đào thải mồ hôi làm cơ thể mất một lượng nước lớn, hiện tượng này nếu không được bù đắp kịp thời sẽ dẫn tới hậu quả giảm khối lượng tuần hoàn gây trụy tim mạch, rối loạn chất điện giải nặng, có thể gây tử vong. Một yếu tố nguy cơ nữa là khi nhiệt độ cơ thể tăng cao sẽ gây rối loạn hoạt động chức năng của rất nhiều cơ quan như tim mạch, hô hấp, thần kinh...
Các biểu hiện của say nắng, say nóng có thể tùy theo mức độ tăng thân nhiệt và thời gian. Có thể từ những biểu hiện nhẹ ban đầu là tăng nhịp tim, tăng nhịp thở, hồi hộp trống ngực rồi đến trạng thái mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, nhức đầu, tay chân rã rời, kích thích nhẹ, khó thở tăng dần, chuột rút... và cuối cùng là ngất, hôn mê, trụy tim mạch, tử vong.
Bệnh tim mạch
Thay đổi nhiệt độ đột ngột bao giờ cũng làm gia tăng mạnh số người bị đột quỵ, tai biến mạch máu não. Nguyên nhân do sự chênh lệch nhiệt độ giữa trong nhà và ngoài trời, nhất là phòng điều hòa. Với những người có tiền sử bệnh mãn tính, nếu đang đi ngoài trời nắng về bước ngay vào phòng điều hòa và ngược lại, sự chênh lệch nhiệt độ đột ngột sẽ khiến cơ thể không thích nghi kịp, làm tăng nguy cơ bị tai biến mạch máu não, đột quỵ.
Bệnh về thần kinh
Ngoài những người bệnh đến khám vì rối loạn tâm thần dạng nhẹ như lo âu, trầm cảm hay những người có tiền sử tâm thần bị lên cơn thì ở thời điểm này, có nhiều người khỏe mạnh cũng đến khám với các chứng đau đầu, mất ngủ, stress… Bên cạnh những áp lực của cuộc sống, công việc thì thời tiết đầu hè oi bức, nóng nực khiến người ta dễ mệt mỏi, căng thẳng, bực bội, mất ngủ, không điều khiển được tâm lý, hành vi.
Rối loạn tâm thần do nắng nóng dễ gặp nhất ở những người quá nhạy cảm, tâm lý kém, người có chấn thương hoặc các bệnh ở não khiến sức chịu đựng yếu, người đang có stress, sang chấn tâm lý hay phụ nữ sau sinh. Ngoài ra, đối với những người từng bị tâm thần, thời tiết quá nóng cũng dễ khiến bệnh tái phát.
Bệnh về da
Viêm nang lông, mụn nhọt, rôm sảy, nấm da… là những bệnh về da dễ mắc trong thời điểm nắng nóng kéo dài. Nhiệt độ cao làm mồ hôi tiết ra nhiều, bụi bẩn bám vào da với rất nhiều vi sinh vật gây bệnh. Vệ sinh da đúng cách bằng cách tắm gội, vệ sinh hàng ngày là cách tốt nhất giúp da tránh được những bệnh trên.
Theo L.Hà/Lao động
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Lee Min Ho sẽ tái xuất màn ảnh nhỏ vào đầu năm 2025
Phim Tết "Bộ tứ báo thủ" của Trấn Thành có gì đặc biệt?
Cập nhật tỷ giá sáng 25/12: Đồng USD giữ vững đà tăng
Cập nhật giá vàng sáng 25/12: Đồng loạt sụt giảm
Một số địa phương cấp Phiếu lý lịch tư pháp qua VNeID đạt tỷ lệ cao
Hôm nay (25/12): Giá dầu thế giới tăng mạnh
Techcombank nâng tầm phong cách sống qua những trải nghiệm xứng tầm dành cho hội viên Private
Tin khác
Hà Nội: Tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số trong khám chữa bệnh
Y tế 24/12/2024 16:35
Bộ Y tế tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hiệu quả
Y tế 24/12/2024 16:01
Mở rộng tiêm phòng sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi
Y tế 24/12/2024 08:35
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52