Nhức nhối vi phạm Pháp lệnh Đê điều
Xử lý nghiêm vi phạm pháp luật đê điều |
Được biết, khu vực bãi đá Sông Hồng và ngõ 464 Âu Cơ là hai điểm nóng xảy ra vi phạm pháp luật về đê điều trong nhiều năm đã được các cấp chính quyền quyết tâm xử lý. Tuy nhiên, một số đối tượng tiếp tục đổ đất, phế thải trên phần diện tích đã được san ủi này. Nghiêm trọng hơn, đối tượng vi phạm đã cho đổ phế thải, đất thải lấp lạch sông Hồng, san ủi, tạo thành đường đi sang bãi đất bồi giữa lòng sông.
Nhức nhối thực trạng vi phạm pháp luật đê điều. |
Đây chỉ là hai trong số hàng nghìn vụ việc vi phạm pháp luật về đê điều tại Hà Nội chưa được xử lý dứt điểm gây bức xúc trong dư luận. Theo Tổng cục Thủy lợi, TP Hà Nội là địa phương có hệ thống đê điều lớn, với hơn 626km đê các loại, chính vì vậy số vụ vi phạm trên địa bàn cũng xảy ra rất nhiều nhưng việc xử lý còn gặp nhiều khó khăn. Chỉ tính từ năm 2010 đến nay, trên địa bàn thành phố đã có hơn 2.200 vụ vi phạm song hiện vẫn còn khoảng hơn 1.600 vụ chưa xử lý dứt điểm...
Trước tình hình trên, ngày 25/10, UBND TP Hà Nội có công văn chỉ đạo sở, ngành liên quan ngăn chặn và xử lý vi phạm pháp luật về đê điều. Công văn nêu rõ, UBND TP nhận được văn bản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) về việc ngăn chặn và xử lý vi phạm pháp luật về đê điều. Trong đó nhấn mạnh, tình trạng vi phạm pháp luật về đê điều trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn diễn ra hết sức phức tạp; là địa bàn có số vụ vi phạm lớn nhất trong các tỉnh, thành phố có đê trên cả nước, trong khi kết quả xử lý vi phạm còn hạn chế, số vụ vi phạm tồn đọng nhiều.
Theo Tổng cục Thủy lợi, TP Hà Nội là địa phương có hệ thống đê điều lớn, với hơn 626km đê các loại, chính vì vậy số vụ vi phạm trên địa bàn cũng xảy ra rất nhiều nhưng việc xử lý còn gặp nhiều khó khăn. |
Tình trạng vi phạm xảy ra phổ biến đó là: Xây dựng nhà, xưởng, công trình trong phạm vi bảo vệ đê điều; đổ đất, phế thải san lấp mặt bằng, xây dựng công trình trái phép lấn chiếm bãi sông, lòng sông gây cản trở thoát lũ; khai thác cát lòng sông, lập bến bãi tập kết, trung chuyển vật liệu ngoài bãi sông; xe quá tải trọng đi trên đê.
Trong đó, có những vi phạm đặc biệt nghiêm trọng như: Đổ đất, phế thải lấn chiếm bãi sông, lòng sông, xây công trình trái phép tại khu vực bãi đá sông Hồng, khu vực cầu Nhật Tân, phường Nhật Tân, quận Tây Hồ; bãi sông Đuống khu vực cầu Đông Trù và xã Dương Hà, huyện Gia Lâm; đổ bùn thải, phế thải ven sông Hồng trên địa bàn huyện Đông Anh. Lập bến bãi tập kết vật liệu với quy mô lớn tại khu vực cầu Thăng Long và trên địa bàn phường Giang Biên, quận Long Biên. Xây dựng công trình trái phép với quy mô lớn của Công ty cổ phần sinh thái Nắng sông Hồng tại phường Bồ Đề, quận Long Biên. Vi phạm xây dựng công trình kiên cố trong phạm vi bảo vệ đê điều trên tuyến đê tả Đáy, huyện Ứng Hòa; đê hữu Cầu, tả Cà Lồ, huyện Sóc Sơn. Đổ đất làm đường cản trở dòng chảy sông Đáy của HTX Sản xuất kinh doanh nông sản Phượng Cách tại xã Phượng Cách, huyện Quốc Oai. Xây dựng lò gạch ở khu vực bãi giữa sông Hồng và để tre, gỗ, nứa lá kinh doanh trên mặt đê, mái đê hữu Hồng trên địa bàn huyện Đan Phượng...
Bộ NN&PTNT đề nghị UBND TP Hà Nội chỉ đạo cơ quan chức năng và chính quyền địa phương kiên quyết ngăn chặn và xử lý vi phạm, trong đó tập trung xử lý dứt điểm các vụ vi phạm có tính chất nghiêm trọng, kéo dài, gây bức xúc dư luận; có biện pháp chống tái vi phạm và vi phạm mới. Đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đê điều tới các tầng lớp nhân dân để biết và thực hiện nghiêm theo quy định của pháp luật. Về việc trên, UBND TP giao Sở NN&PTNT chủ trì, phối hợp với Công an TP, Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện xử lý quyết liệt các trường hợp vi phạm pháp luật về đê điều.
Hà Thanh
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Tin khác
Khởi tố 8 bị can liên quan đến Dự án hồ chứa nước Bản Mồng, tỉnh Nghệ An
Tin nóng 02/11/2024 14:24
Công an tỉnh Kiên Giang phản hồi đơn tố cáo của bạn đọc báo Lao động Thủ đô
Điều tra - bạn đọc 02/11/2024 14:22
Khởi tố, bắt tạm giam đối tượng xây nhà trái phép tại Bình Dương
Tin nóng 02/11/2024 14:11
Truy tố nhân viên Ngân hàng Tiên Phong chiếm đoạt 246 lượng vàng SJC
Tin nóng 02/11/2024 07:31
"Nhận hối lộ", cựu Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh lĩnh án 54 tháng tù
Pháp đình 01/11/2024 20:10
Công an Hà Nội đẩy mạnh công tác phòng, chống ma túy tại các bến xe
Công an Thủ đô thực hiện sáu điều Bác Hồ dạy 31/10/2024 20:42
Công đoàn ngành NN&PTNT tuyên truyền Luật Công chức, Luật Viên chức và Luật Thủ đô sửa đổi
Pháp luật 31/10/2024 20:39
Tạm giữ gần 3.400 chiếc vợt Pickleball nhập lậu, vi phạm kinh doanh trên Facebook
Tin nóng 31/10/2024 20:37
Lừa 14 bị hại bằng chiêu trò đi xuất khẩu lao động tại Cộng hòa Ireland
Tin nóng 31/10/2024 15:30
Bắt nguyên Phó Giám đốc ngân hàng lạm dụng tín nhiệm, chiếm đoạt hơn 50 tỷ đồng
Tin nóng 30/10/2024 19:27