Nhức nhối tội phạm tiền giả
Cảnh báo tội phạm tiền giả dịp cuối năm | |
Tội phạm tiền giả ngày càng phức tạp |
Liên tục phát hiện các đối tượng lưu hành tiền giả
Điển hình là vụ việc gần đây nhất, khoảng 19h ngày 22/2, trong lúc đang làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát tại địa bàn Thành phố Lạng Sơn, Tổ công tác của Phòng An ninh Kinh tế (Công an tỉnh Lạng Sơn) bắt quả tang đối tượng Nguyễn Văn Huy (SN 1982, trú tại xã Xuy Xá, huyện Mỹ Đức) đang mang theo một bọc nilon đựng hơn 200 triệu tiền giả mệnh giá 200.000 đồng. Qua đấu tranh khai thác, Huy khai nhận cùng đồng phạm là Phạm Quốc Hậu (SN 1984, trú tại xã Tân Thanh, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn) thực hiện hành vi phạm tội.
Tội phạm liên quan đến tiền giả vẫn gia tăng. Ảnh minh họa. |
Từ lời khai của Huy, Công an tỉnh Lạng Sơn đã tiến hành bắt khẩn cấp đối với đối tượng Hậu. Tại cơ quan công an, Huy khai nhận, do đang tạm trú tại Pò Chài (tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc) và có mối quan hệ với một số đầu mối sản xuất tiền giả nên đã rủ Hậu sang Trung Quốc mua số tiền giả trên với giá 7 triệu đồng rồi vận chuyển về Việt Nam để tiêu thụ…
Trước đó, đêm 18/1, tại khu vực cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn), lực lượng bộ đội biên phòng đã phát hiện, bắt giữ Long Văn Quốc (trú tại tại huyện Krông Năng, tỉnh Đăk Lăk)đang lưu hành 80 triệu đồng tiền Việt Nam giả. Số tiền giả thu giữ được gồm 400 tờ loại mệnh giá 200.000 đồng. Quốc khai nhận đã mua 80 triệu đồng tiền giả này của một đối tượng tại tỉnh Cao Bằng với giá 20 triệu đồng. Tuy nhiên, do không thể sử dụng tiền giả để mua hàng ở Đăk Lăk, Quốc đã mang số tiền này quay trở lại Lạng Sơn tiêu thụ.
Cần sự phối hợp chặt chẽ của các ngành chức năng
Theo Bộ Luật Hình sự hiện hành, người nào làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả có giá trị dưới 3 triệu đồng thì bị phạt tù 3-7 năm. Nếu giá trị tiền giả tương ứng 3-50 triệu đồng, người phạm tội bị phạt tù 5-12 năm, còn nếu từ 50 triệu đồng trở lên thì có thể chịu 10-20 năm tù hoặc chung thân. Tuy nhiên, tội phạm liên quan tiền giả vẫn gia tăng. |
Cuối năm 2016, các lực lượng chức năng cũng liên tục bắt giữ các đối tượng vận chuyển, tàng trữ, buôn bán tiền giả… nhưng các loại tội phạm liên quan đến tiền giả vẫn gia tăng với thủ đoạn ngày càng tinh vi hơn. Qua thực tế cho thấy, những vụ việc thường liên quan tới nhiều tỉnh thành trong cả nước và có cả yếu tố người nước ngoài. Trong tất cả các vụ án, chưa phát hiện vụ án nào làm tiền giả ở trong nước. Hầu hết các đối tượng tàng trữ, lưu hành tiền giả đều khai nhận nguồn gốc tiền giả được đưa từ Trung Quốc, Đài Loan… xâm nhập vào Việt Nam qua các cửa khẩu biên giới.
Để tránh sự phát hiện của công an Việt Nam, các đối tượng phạm pháp thường không trực tiếp thực hiện. Chúng mua bán, giao nhận tiền giả theo phương thức một người với một người, chủ yếu sử dụng điện thoại di động để liên lạc, hạn chế gặp mặt nên không biết nhau. Điều này gây khó khăn cho công tác truy bắt đối tượng làm tiền giả, nhất là khi chúng ở ngoài lãnh thổ Việt Nam. Bên cạnh đó, việc kiểm soát của các lực lượng tại cửa khẩu chưa thật chặt chẽ, nên tiền giả đưa về Việt Nam vẫn có chiều hướng gia tăng.
Trong tương lai, tội phạm về tiền giả sẽ còn diễn biến hết sức phức tạp với chiều hướng gia tăng. Do đó, cần có sự nhận thức đúng và phối hợp chặt chẽ giữa các ngành chức năng cũng như quan hệ quốc tế để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm. Theo luật sư Nguyễn Ngọc Anh (Đoàn luật sư TP Hà Nội): Pháp luật hiện hành đã quy định khá đầy đủ và nghiêm khắc về việc mua bán tiền giả. Cho dù cá nhân thực hiện hành vi ở bất cứ giai đoạn nào, đã hoàn thành hay chuẩn bị phạm tội, giao dịch mua bán thành công hay không... đều chịu trách nhiệm hình sự. Theo Bộ Luật Hình sự hiện hành, người nào làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả có giá trị dưới 3 triệu đồng thì bị phạt tù 3-7 năm. Nếu giá trị tiền giả tương ứng 3-50 triệu đồng, người phạm tội bị phạt tù 5-12 năm, còn nếu từ 50 triệu đồng trở lên thì có thể chịu 10-20 năm tù hoặc chung thân. Tuy nhiên, tội phạm liên quan tiền giả vẫn gia tăng.
Để nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tội phạm về tiền giả, trong thời gian tới, Bộ Công an cần phối hợp với Viện KSND tối cao, TAND tối cao, Bộ Tư pháp… hướng dẫn thực hiện hiệu quả các quy định của Bộ luật Hình sự về xử lý tội phạm sản xuất, tàng trữ, buôn bán tiền giả. Bên cạnh đó, có hướng dẫn cụ thể, chi tiết đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật địa phương việc áp dụng những quy định chung về hợp tác quốc tế trong hoạt động tố tụng hình sự đối với các vụ án về tiền giả nhằm nâng cao hiệu quả công tác trấn áp, kiềm tỏa tội phạm liên quan đến tiền giả.
H.Duy
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ quận Nam Từ Liêm: Nhiều đổi mới sáng tạo trong hoạt động Công đoàn
Transerco sắp thí điểm vận hành xe buýt điện
Khởi động Giải bóng đá nữ U19 Quốc gia - Cúp Acecook 2025
Phát huy nguồn lực sẵn có để phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn quận Tây Hồ
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà thăm, tặng quà Tết tại Đồng Nai
Bất động sản công nghiệp đang hấp dẫn các nhà đầu tư
Sôi nổi phong trào thi đua yêu nước ở huyện Thường Tín
Tin khác
Buôn bán thuốc lá điện tử: Mức phạt cao nhất lên tới 9 tỷ đồng và 15 năm tù
Tư vấn luật 09/01/2025 18:02
Cảnh giác trước chiêu trò lừa đảo thông qua ứng dụng Signal
Pháp luật 09/01/2025 07:30
Cựu Phó trưởng phòng Vietcombank Nghệ An lừa đảo hàng chục tỷ đồng
Pháp đình 08/01/2025 20:05
Hà Nội: Liên tiếp phát hiện hàng tấn thực phẩm bẩn chuẩn bị "tuồn" ra thị trường
Tin nóng 08/01/2025 18:46
Bộ Công an nói về thông tin “lãnh đạo ngân hàng ACB đánh bạc, chuyển tiền ra nước ngoài”
Tin nóng 08/01/2025 17:46
Hà Nội: Phạt hơn 14 tỷ đồng sau 1 tuần Nghị định 168/2024/NĐ-CP có hiệu lực
Tin nóng 08/01/2025 16:54
Ông Lưu Bình Nhưỡng bị đề nghị mức án từ 13 đến hơn 15 năm tù
Pháp đình 08/01/2025 16:21
Khởi tố đối tượng đánh người tử vong sau va chạm giao thông ở Bình Dương
Tin nóng 08/01/2025 16:08
Công bố quyết định thanh tra dự án Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Việt Đức cơ sở 2
Tin nóng 08/01/2025 15:54
Hai cựu Giám đốc trung tâm đăng kiểm lĩnh án vì tội nhận hối lộ
Pháp đình 07/01/2025 19:26