Nhộn nhịp phố “Tây” giữa lòng Hà Nội
Phố cổ Hà Nội đẹp mơ màng qua nét vẽ ký hoạ | |
“Khoác áo mới” cho phố cổ Hà Nội | |
Trả “hồn” cho khu phố cổ Hà Nội | |
Ngõ Hà Nội |
Tạ Hiện nhộn nhịp về đêm |
Phố đêm nổi tiếng
Mỗi khi nhắc đến phố “Tây” ở Hà Nội, những người con Hà Thành sẽ nghĩ ngay tới ngã ba Tạ Hiện - Mã Mây - Lương Ngọc Quyến. Tạ Hiện đặc biệt ở chỗ, con phố này rất ngắn và hẹp, chiều dài của phố chỉ vỏn vẹn chừng vài trăm mét với những dãy nhà san sát, mái ngói nâu cổ kính. Phố được lát đá, những ngôi nhà kiểu thuộc địa hai tầng kiến trúc giống nhau làm thành một dãy.
Bên lẻ mang phong cách kểu Pháp những năm đầu thế kỷ XX, bên chẵn lại thiên về hơi hướng Á Đông. Dạo một vòng quanh con phố vào thời điểm ít người qua lại, thường là vào buổi sáng thì sẽ thấy Tạ Hiện là con phố mang một nét châu Âu rất đậm trong lòng Hà Nội. Không gian vừa xưa cũ nhưng vẫn toát lên vẻ tân tiến ở những điểm đặc biệt.
Năm 2010, Tạ Hiện được đầu tư chỉnh trang và trở thành một trong những khu phố sầm uất bậc nhất Hà Thành. Đêm đến, con phố cổ kính trở mình thành chốn ăn chơi thu hút đông đảo khách du lịch và người nước ngoài. Nếu bạn hỏi nơi nào có thể tìm thấy khách tây nhiều nhất ở Hà Nội, câu trả lời xác đáng nhất chính là Tạ Hiện.
Tạ Hiện là một chốn ăn chơi rất “lạ”, vô cùng đông đúc nhưng không quá ồn ã, cuồng nhiệt như Bùi Viện. Với không gian nhỏ hẹp, nhà cửa chủ yếu là những biệt thự cổ, không cho nhiều chỗ, hàng quán bày ra giữa lòng đường.
Ở Tạ Hiện, người ta không thể tìm thấy những quán bia cao tầng hay sang trọng, mà chỉ đơn giản là những hàng quán vỉa hè, thực khách ngồi túm tụm ngay phía trước cửa nhà, trên những chiếc ghế nhựa, với chiếc bàn đặt các món ăn hay những cốc bia mát lạnh. Đứng ở đầu phố, đưa mắt nhìn có thể thấy la liệt những hàng quán, đủ món ăn hấp dẫn, từ ăn chơi cho đến ăn nhậu.
Tại con phố “ăn chơi” này, chỗ nào cũng là chỗ ăn uống và có lẽ thứ khoái thú và thu hút thực khách nhất chính là món bia. Bia ở đây cũng có nhiều loại nhưng có lẽ được ưa thích hơn cả là bia Hà Nội. Có lẽ vì người ta yêu Hà Nội, có thể các hàng quán cũng chủ đích muốn mang tên của Thành phố lưu giữ vào tâm trí của thực khách. Ở Hà Nội, uống bia Hà Nội, trong một không gian đặc chất Hà Nội thì còn gì bằng.
Tại phố bia Tạ Hiện, phong cách uống bia cũng khác biệt so với nơi khác. Thông thường du khách sẽ không uống bằng cốc mà uống luôn cả chai, cầm một chai bia trên tay, vừa uống vừa tán gẫu - một phong cách hết sức phóng khoáng được cả khách tây và khách ta ưa thích. Và các món ăn đường phố, đa phần giản dị và bình dân, không gian ồn ã, đông đúc. Vào cuối tuần, Tạ Hiện chật ứ người, du khách tới đây vui chơi đến tận nửa đêm còn luyến tiếc chưa muốn về.
Nếu như ở Bùi Viện phải tìm đỏ mắt mới thấy “khách ta” thì ở Tạ Hiện lại có sự hòa trộn giữa dân ta và bạn bè quốc tế. Dường như ở đây, sự bất đồng về ngôn ngữ không phải là rào cản lớn, mọi người đều vui vẻ cười nói, chào hỏi, cụng ly thân tình.
Thu hút bởi những nét riêng
Trái với vẻ tấp nập ban đêm, những buổi sáng sớm hay vào thời điểm trước lúc phố lên đèn, Tạ Hiện trở nên bình dị, trầm mặc và hoài cổ như bao con phố khác trong khu phố cổ này. Thi thoảng tôi thường cùng với mấy cậu bạn có máu nghệ sĩ sáng sớm tinh mơ lại rủ nhau lên đây lang thang, ngắm cảnh phố cổ ban ngày. Thời điểm ấy Tạ Hiện chưa thức giấc, những ngôi biệt thự màu vàng cổ điển nằm im lìm như đang chìm vào giấc ngủ say sau một đêm sôi động cùng du khách.
Đôi khi tôi thấy Tạ Hiện giống như một con người với hai tính cách trái ngược vừa sôi động, nhiệt huyết lại vừa điềm đạm, sâu lắng. Có lẽ vì vậy mà tôi yêu thích con phố này hơn bất cứ con phố “Tây” nào trên đất nước Việt Nam. Ngắm Tạ Hiện vào lúc sáng sớm, thưa người qua lại cũng là một sở thích không ít thi vị.
Phố Tạ Hiện về đêm. |
Tạ Hiện, ngoài cái danh là “phố không ngủ” nhộn nhịp bậc nhất thì còn có những điểm lạ nữa. Phố ngắn nhưng được chia ra thành những đoạn khác biệt. Đoạn hẹp nhất là nơi thú vị và ồn ào nhất, những chỗ khác phố mở ra một chút, không gian cũng khác hơn.
Và không chỉ có món bia mát lạnh nhâm nhi cùng lạc rang húng lìu, nem chua, phố còn có những món ăn nhiều màu sắc đa dạng và cuốn hút. Và không những nổi danh về ẩm thực, Tạ Hiện còn đằm sâu những trầm tích của một Hà Nội xưa cũ.
Đó là rạp Quảng Lạc nằm gần giữa trung tâm của phố. Đây là nhà hát lừng danh của một thời, nhiều gánh hát tuồng, kịch nổi danh nhất nhì Hà Nội đã từng diễn ở đây. Đó là những ban Quảng Lạc, Nhật Tân, Quốc Hoa, Liên Hiệp… với những vở diễn nổi danh như: “Ai giết người”; “Cô Minh Nguyệt”… Ngôi nhà hát xưa vẫn còn và trên trán nhà, dòng chữ 1900 vẫn còn rõ nét như nhắc nhở một lịch sử xưa cũ không dễ phai nhạt.
Thêm một “đặc sản” nữa ở khu Tạ Hiện - Mã Mây, đó là những quán bar nhỏ. Lúc nào cũng vui, lúc nào cũng xập xình tiếng nhạc sẵn sàng đón bạn vào vui tiếp “tăng 2”. Đây cũng chính là điều khiến khu Tạ Hiện - Mã Mây mang “tinh thần” kiểu Khaosan, Silom hơn cả, bởi mỗi quán bar đều mang một phong cách rất riêng, với lối trang trí bắt mắt, sành điệu và “chất lừ”.
Tạ Hiện, ngoài cái danh là “phố không ngủ” nhộn nhịp bậc nhất thì còn có những điểm lạ nữa. Phố ngắn nhưng được chia ra thành những đoạn khác biệt. Đoạn hẹp nhất là nơi thú vị và ồn ào nhất, những chỗ khác phố mở ra một chút, không gian cũng khác hơn. Và không chỉ có món bia mát lạnh nhâm nhi cùng lạc rang húng lìu, nem chua, phố còn có những món ăn nhiều màu sắc đa dạng và cuốn hút. Và không những nổi danh về ẩm thực, Tạ Hiện còn đằm sâu những trầm tích của một Hà Nội xưa cũ. |
Bạn có thể ngồi vào một quán bất kỳ, uống một ly và ngắm đường phố, ngắm người đi lại rồi đói thì gọi thêm một hai cái nem chua từ hàng bên cạnh, hình như đây chính là định nghĩa về một tối cuối tuần không thể hoàn hảo hơn.
Từ “ngã tư quốc tế” này đi men xuống các nhánh phố khác như Lương Ngọc Quyến, Hàng Bạc; các ngõ phố Sầm Công, ngõ Quảng Lạc, ngõ Hài Tượng... có hàng chục quán bia cỏ mọc trên các vỉa hè. Một chồng ghế nhựa để ở góc vỉa hè. Khách đến tự động lấy xếp lại rồi ngồi với nhau. Tất cả đều giống nhau ở một điểm, quán nhỏ, phố nhỏ và chen chúc người ngoại quốc ngồi uống “cool beer” và lai rai nhậu.
Chủ và khách ở đây giao tiếp với nhau chủ yếu bằng... tay, thỉnh thoảng mới có một vài câu tiếng Anh hoặc tiếng Việt giữa chủ và khách. Những cái bắt tay thân mật, những tràng cười rộ sảng khoái, những lời chúc tụng, cụng ly… “không biên giới”, hay thậm chí chỉ một tiếng huýt sáo nhỏ lúc nửa đêm… cũng đủ để tạo ra một nét văn hóa ở “Phố Tây”.
Tạ Hiện càng về đêm càng náo nhiệt. Lương Ngọc Quyến sôi động với những bản acoustic còn Mã Mây nền nã và dịu dàng hơn với những làn điệu dân ca. Tất cả những điều đó tạo nên một nét đặc trưng riêng cho khu phố cổ này của Hà Nội, khiến bất cứ vị khách quốc tế nào cũng lưu luyến mãi không thôi...
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ IV
Đại biểu đề nghị giám sát các quỹ để quản lý, sử dụng hiệu quả
Tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm sởi trong bệnh viện
Xem trực tiếp chung kết Miss Universe 2024 ở đâu?
Cơ quan Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội: Phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt” luôn thực chất, hiệu quả
Thị xã Cửa Lò nhập vào Thành phố Vinh từ ngày 1/12/2024
Năm 2024 cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên
Tin khác
Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương
Tôi yêu Hà Nội 23/10/2024 11:30
Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm
Tôi yêu Hà Nội 22/10/2024 14:02
Tình yêu từ cao nguyên lâm viên xanh
Thủ đô 11/10/2024 15:43
Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội
Tôi yêu Hà Nội 10/10/2024 17:49
Có một Hà Nội lắng hồn trong thi ca
Tôi yêu Hà Nội 10/10/2024 14:13
Mùa thu và ngày Giải phóng Thủ Đô
Tôi yêu Hà Nội 10/10/2024 05:45
Trách nhiệm với quê hương, đất nước
Tôi yêu Hà Nội 08/10/2024 16:24
Đồng chí Phạm Quang Nghị được vinh danh “Công dân Thủ đô ưu tú”
Tôi yêu Hà Nội 08/10/2024 10:21
Lắng đọng Chương trình: "Ký ức tháng Mười - Khát vọng vì Thủ đô bình yên"
Tôi yêu Hà Nội 05/10/2024 15:35
Carnaval Áo dài “Phụ nữ Thủ đô hội nhập và phát triển”
Tôi yêu Hà Nội 05/10/2024 14:03