Nhớ “thời bao cấp”ở Hà Nội
Nhớ về một thời bao cấp đầy bi, hài | |
Gom kỷ niệm ở "Ký ức Hà Nội" |
Một trong những địa điểm “bỏ túi” của người dân Hà Nội không thể không nhắc đến “Cửa hàng ăn uống mậu dịch số 37” trên phố Nam Tràng, cạnh hồ Trúc Bạch. Ngay tên quán cũng đã phần nào khiến khách hàng liên tưởng đến những cửa hàng tem phiếu ở Hà Nội những năm 70-80.
Đến quán, thực khách như được vào một thế giới khác lạ, với những bờ tường gạch xù xì được quét sơn trắng, chiếc điện thoại quay số, đồng hồ cổ, đài cát-sét cũ, những chiếc nón lá, mũ cối, chiếc mâm… mang đậm dấu ấn các vật dụng của một thời bao cấp. Tại đây còn treo nhiều bức ảnh về Hà Nội.
Để gọi món, nếu vào giờ quán đông khách, thì phải xếp hàng chờ đến lượt, sau đó nhân viên sẽ ghi đồ ăn lên một tờ tem phiếu. Thực đơn được thiết kế giống sổ mua lương thực thời bao cấp, bìa ghi "Sổ đăng ký mua lương thực". Ngay những món ăn cũng có thể khiến thực khách ở thế hệ trước xúc động khi đọc tên như: Cơm độn khoai, bánh đúc, phở không người lái, phở trộn cơm nguội, dưa xào tóp mỡ...
Vì thế, dù hơi chật chội lại có phần ẩm thấp, phải xếp hàng mua đồ ăn, nhưng khách đến quán không một ai phàn nàn. Ngược lại, nhiều người tỏ ra thích thú với nét độc đáo này.
Một đặc điểm chung của mô hình kinh doanh này là lối tiếp cận, gây ấn tượng với thực khách ngay từ cái tên ban đầu rồi mới đến các yếu tố khác. Và “Hợp tác xã 46 An Dương” cũng là một địa chỉ bỏ túi để thực khách thích hoài cổ.
Có lẽ, ai đến đây cũng thấy rưng rưng với không gian tái hiện lại quãng thời gian Việt Nam thời bao cấp với mái ngói cấp bốn rêu phong, bức tường gạch vôi thô... Cách bài trí ở đây cũng đặc biệt, tỉ mỉ từng chi tiết để tái hiện những ký ức xưa: Một chiếc bi-đông, một đôi dép cao su, chiếc xe đạp cà tàng, chiếc ti-vi đời cũ, bát đũa, thực đơn, bảng hiệu thời bao cấp xếp hàng lấy nước, chiếc chạn lâu đời với những bát, đĩa tráng men...
Khách đến đây không chỉ để thưởng thức hương vị của những thức ăn, đồ uống một thời khốn khó mà còn để ngắm nhìn, để hoài niệm. Có lẽ vì thế, cách phục vụ tại các quán cũng theo kiểu bao cấp thay vì “cơm bưng nước rót", chiều chuộng như thượng đế hiện nay. Chủ quán thậm chí còn chủ ý tuyển "bồi bàn" theo phong cách các cô bán lương thực, thực phẩm một thời: Dáng vẻ hơi mập mạp, khó tính và thường ở tuổi trung niên.
Không chỉ người già, giới trẻ cũng hào hứng, ngạc nhiên khi muốn tìm hiểu những gì mà bố, mẹ, ông, bà mình đã trải qua. Họ thích thú đến bật cười những tấm bảng hiệu, như: "Máy nước công cộng cấm chen ngang" hay thích thú với những chiếc bóng đèn "cổ lỗ sĩ" treo lủng lẳng trên trần nhà, hoặc chiếc bàn gỗ tiếp khách thô sơ mà chắc chắn, rồi tấm bảng lớn màu đỏ với khẩu hiệu quen thuộc: "Thi đua là yêu nước. Yêu nước thì phải thi đua", hay từng cái đĩa, cái bát tuy đơn điệu, nhưng không bao giờ quên đóng dấu "HTX"...
Đến với Cộng Cà phê, khách cũng dễ nhận ra thiết kế của quán được mô phỏng theo đời sống đã quá thân quen với bao người Hà Nội thời bao cấp, từ việc tận dụng sự hữu ích của các vật dụng sinh hoạt cũ, được gia cố và “bê” vào một không gian thâm trầm, sâu lắng, trái ngược với dòng đời huyên náo bên ngoài ô cửa. “Cộng” còn được hiểu là tăng thêm giá trị lịch sử, văn hóa cho khách. Quán níu khách, khách nhớ quán. Phong cách bài trí Cộng Cà phê theo mô típ trang trí chủ đạo, gam màu xanh bộ đội, vỏ chăn con công buộc vào ghế 2 đai cũ làm đệm, cửa sổ có chấn song gỗ mộc. Những chiếc bóng đèn sợi đốt trần treo lửng lơ, như nỗi u hoài ám ảnh dội về từ tuổi thơ cơ cực, nhưng không thiếu đi vẻ đẹp.
Khi bước chân vào không gian Cộng Cà phê, cảm giác thấy đúng là cái cũ thật, không phải có làm cho cũ, gượng gạo theo mốt. Rõ ràng, người Hà Nội hướng về thời bao cấp, nhấp ly café trong chiếc ca sắt lạnh cóng như để hiểu thêm về chính bản ngã của cộng đồng mình.
Có lẽ vì mục đích tìm đến những địa chỉ này không nhằm mục đích “ngon - bổ - rẻ” mà chủ yếu là để tìm lại một chút không gian, một khoảnh khắc hoài niệm, nên thực khách thường không quá quan tâm đến giá cả. Những hoài niệm ở các địa chỉ này giúp cho người ta thêm tĩnh tâm giữa những bon chen đời thường vất vả và sự ồn ào của phố xá hôm nay.
Tuệ Liên
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Độc đáo di sản cổ tự 2.000 năm tuổi
Tôi yêu Hà Nội 03/12/2024 07:14
Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số
Tôi yêu Hà Nội 03/12/2024 07:06
Báo Lao động Thủ đô giành giải Ba cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường Hà Nội năm 2024
Tôi yêu Hà Nội 28/11/2024 10:57
Sông Đáy thuở xưa
Tôi yêu Hà Nội 26/11/2024 08:01
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Tôi yêu Hà Nội 23/11/2024 21:30
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029
Tôi yêu Hà Nội 22/11/2024 17:29
Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng
Tôi yêu Hà Nội 20/11/2024 16:19
Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư
Tôi yêu Hà Nội 17/11/2024 21:01
Tái hiện không gian "nhà tranh vách đất" làng quê Bắc Bộ
Tôi yêu Hà Nội 15/11/2024 14:47
Gốm Bát Tràng thương hiệu hai trong một
Tôi yêu Hà Nội 14/11/2024 09:08