Nhiều sai phạm lao động trong ngành dệt may
Dệt may là ngành được lợi từ việc tham gia hiệp định TPP | |
Cơ hội và thách thức: Từ câu chuyện dệt may |
Năm 2015, với sự hỗ trợ của ILO, trong khuôn khổ dự án “Tăng cường tuân thủ tại nơi làm việc thông qua thanh tra lao động” do Chính phủ Hà Lan tài trợ, Thanh tra Bộ LĐ-TB&XH đã phối hợp với các đối tác ba bên (Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam) thực hiện thí điểm chiến dịch thanh tra lao động trong ngành may mặc.
Chiến dịch được thực hiện từ tháng 5 - 9/2015 tại 12 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hà Nam, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Bình Định, Bến Tre, Cần Thơ, Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh với mục tiêu nâng cao năng lực thể chế và trình độ kỹ thuật để tiến hành hiệu quả các hoạt động thanh tra lao động. Bên cạnh hoạt động thanh tra, chiến dịch cũng tập trung vào hoạt động truyền thông nhằm trang bị cho giới chủ sử dụng lao động, tổ chức công đoàn và người lao động những kiến thức, kỹ năng và tư vấn cho doanh nghiệp tuân thủ pháp luật lao động để thực hiện tốt chính sách, pháp luật lao động.
Qua thanh tra lao động ở 152 doanh nghiệp dệt may, Đoàn thanh tra phát hiện hơn 1.700 vi phạm, lập 19 biên bản vi phạm hành chính, xử phạt gần 600 triệu đồng. Cụ thể, đoàn thanh tra phát hiện, hầu hết doanh nghiệp huy động lao động làm quá giờ quy định. Nhiều đơn vị còn không thực hiện chế độ nghỉ hàng tuần, nghỉ lễ, nghỉ hàng năm, nghỉ việc riêng có lương cho người lao động. 22 doanh nghiệp vi phạm về thời gian làm việc cho lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi, lao động nữ làm công việc nặng nhọc.
Về vấn đề tiền lương, kết quả thanh tra cho thấy, có 47 doanh nghiệp chưa làm định mức lao động, hệ thống thang lương, bảng lương. 36 doanh nghiệp chưa trả lương ngày chưa nghỉ hàng năm của lao động hoặc chưa nghỉ hết số ngày, không thực hiện trả lương làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp còn vi phạm về an toàn lao động, như chưa trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động, đường và cửa thoát hiểm không đúng tiêu chuẩn, nhiều rủi ro về điện, không lập kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động.
Lãnh đạo Bộ LĐ-TB-XH khẳng định, kết quả thanh tra là cơ sở để xử lý những bất cập trong việc tuân thủ pháp luật lao động, hướng tới mục tiêu bảo đảm an toàn, sức khỏe và quyền lợi cho người lao động.
P.D
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tăng tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan là phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của quân đội
Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi
Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã Sơn Tây diễn ra vào ngày 10/11
Xe buýt xanh: Triển khai rộng rãi càng sớm càng tốt
Truy tố cựu Chủ tịch Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam về tội "Nhận hối lộ"
Quận Tây Hồ trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 7/11 tới 151 đảng viên
Ngày Pháp luật Việt Nam 2024: Đổi mới tư duy trong xây dựng, thi hành pháp luật
Tin khác
Hà Nội: 30 nhà giáo tham gia Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024
Đời sống 30/10/2024 22:30
Trình Thủ tướng phương án nghỉ Tết Âm lịch 9 ngày
Đời sống 23/10/2024 06:00
Giá điện, giá chung cư đều tăng: Người lao động càng thêm gánh nặng!
Lao động 12/10/2024 21:01
Thu nhập của người lao động tiếp tục được cải thiện
Đời sống 08/10/2024 06:17
Hàn Quốc ân hạn với lao động nước ngoài cư trú bất hợp pháp tự nguyện về nước
Đời sống 05/10/2024 11:45
Hà Nội: Hộ gia đình nuôi 2 con học đại học, cao đẳng được hỗ trợ vay vốn chính sách
Đời sống 04/10/2024 15:49
Đề nghị bỏ đề xuất sinh viên làm thêm không quá 24 giờ mỗi tuần
Đời sống 25/09/2024 22:33
Từ 1/7/2025, tạm dừng hưởng lương hưu với người xuất cảnh trái phép
Đời sống 23/09/2024 10:31
Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025 đề xuất được nghỉ 9 ngày
Đời sống 17/09/2024 13:40
Sập hầm chui dân sinh đang thi công tại Tuyên Quang
Đời sống 17/09/2024 10:03