Nhiều “lỗ hổng” trong quản lý
Người dân mù tịt về kiến thức phòng chống cháy nổ
Mới đây nhất, một vụ nổ khí gas đã xảy ra tại quán bia hơi số nhà 303-305 phố Tô Hiệu tiếp giáp với đường Nguyễn Phong Sắc, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy (Hà Nội), 4 người bị thương nặng. Hầu như toàn bộ đồ đạc của tầng 1 bị đỗ vỡ, kể cả gạch lát nền và kính cửa vỡ vụn bay tứ tung. Hơi gas cũng làm kính và trần tầng 2 sụp vỡ.
Hiện trường vụ nổ khí gas tại quán bia trên phố Tô Hiệu
Theo lực lượng PCCC quận Cầu Giấy cho biết, nguyên nhân được xác định do rò rỉ khí gas xuất phát từ bếp đặt ở tầng 1 chứa các bình gas có một đường ống dẫn gas trung tâm ra 3 chiếc bếp gas công nghiệp. Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng PCCC thấy có mùi gas bốc ra nồng nặc, cơ quan chức năng nhận định có thể nổ khí gas do bị rò rỉ qua đường dẫn gas hoặc van đường dẫn.
Trước đó, nhiều người không thể quên vụ nổ khí gas tại một gia đình trong ngõ Tạ Quang Bửu, Hai Bà Trưng, Hà Nội vào rạng sáng khiến toàn bộ ngôi nhà 2 tầng sụp đổ, vợ chồng chủ nhà bị bỏng nặng, hai cháu bé đang ngủ bị mắc kẹt trong đống đổ nát. Nguyên nhân là do rò rỉ khí gas, chủ nhà dù đã phát hiện nhưng vẫn bật đèn thắp sáng gây ra nổ bình gas. Hàng nghìn người dân Hà Nội đã hồi hộp dõi theo công tác cứu hộ, cầu mong giải cứu hai cháu bé nhưng không thành. Rất nhiều người đã bật khóc khi bất lực nhìn con trẻ chết thương tâm, nhưng cũng không ít lời oán trách người lớn vì bất cẩn và thiếu hiểu biết để xảy ra sự việc nghiêm trọng.
Theo quy định hiện hành, Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan cấp chứng nhận đăng ký kinh doanh gas; Sở Cảnh sát PCCC quản lý cấp giấy phép đủ điều kiện an toàn cháy nổ; Sở Công Thương cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh cũng như chịu trách nhiệm kiểm soát về hoạt động kinh doanh của các cơ sở; Sở LĐ-TB-XH chịu trách nhiệm kiểm tra an toàn tại các cơ sở sang chiết, kinh doanh gas. Dù có quá nhiều cơ quan chức năng cùng quản lý các đại lý kinh doanh gas, nhưng sau khi cấp phép, khâu quản lý, hậu kiểm lại gần như bị bỏ trống.
Bom nổ chậm trong các khu dân cư
Bà Nguyễn Thị Huệ, 65 tuổi ở phố Nguyễn Chính, Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội lo sợ: Trong khu dân cư có cửa hàng kinh doanh gas, hàng ngày thấy nhân viên bán hàng nấu nướng bằng bếp gas mini ngay trong cửa hàng, chúng tôi lo cháy nổ lúc nào không hay. Từ khi biết họ bán gas bà con ở đây đã phản đối, nhưng chủ nhà lấy lý do là chót ký hợp đồng rồi, để họ kinh doanh ba tháng rồi đuổi. “Trong ba tháng biết có chuyện gì xảy ra không. Chủ nhà không ở đây, có sao thì chúng tôi chết trước”. Bà Huệ lo lắng.
Tình trạng cửa hàng gas kinh doanh bên dưới, bên trên là nhà dân ở rất phổ biến tại Hà Nội. Thậm chí nhiều cửa hàng gas còn thực hiện khâu sang chiết gas ngay tại chỗ mà không tuân thủ các quy định về phòng chống cháy nổ. Theo ông Nguyễn Trọng Tài - Tập đoàn dầu khí Việt Nam, yêu cầu đối với việc sang chiết gas rất chặt chẽ từ phương tiện thực hiện, đội ngũ nhân công, mặt bằng đến quy trình thực hiện. Tuy nhiên, việc sang chiết gas lậu thường làm thủ công, người thực hiện là các nhân công không có trình độ chuyên môn, kỹ thuật. Đây là nguy cơ dẫn đến các sự cố về rò rỉ khí gas, gây mất an toàn cho người sử dụng.
Một cán bộ cảnh sát PCCC quận Hoàng Mai cho biết: Theo quy định, ngoài cửa chính, cửa hàng gas phải có ít nhất một lối thoát nạn dự phòng, có cửa mở ra ngoài hoặc cửa đẩy sang bên để người ở trong dễ thoát khi có sự cố. Thế nhưng, thực tế rất nhiều cửa hàng gas tại Hà Nội hiện nay nằm xen lẫn trong các khu dân cư không đáp ứng được quy định này. Hầu hết các cửa hàng kinh doanh gas có diện tích đều rất nhỏ, không có lối thoát nạn, các bình gas xếp chồng lên nhau trong một không gian chật hẹp. Thậm chí, có người sinh sống ở các tầng trên. Nếu xảy ra cháy nổ, khói, lửa, nhiệt theo nguyên lý sẽ bốc lên tầng cao nên sẽ rất nguy hiểm.
Cũng theo cán bộ này, quy định bắt buộc người kinh doanh mặt hàng gas phải được cấp chứng chỉ tập huấn về PCCC, nhưng nhiều nhân viên bán hàng còn không biết sử dụng bình chữa cháy. Hiện nay chúng ta vẫn chưa có tiêu chuẩn về khoảng cách kinh doanh gas trong khu dân cư nên tình trạng buôn bán kinh doanh gas trong khu dân cư vẫn còn diễn ra rất phổ biến. Do đó, nhiều người dân cũng rất lo lắng về các cửa hàng kinh doanh gas nằm ở các khu vực khu dân cư.
Sau hàng loạt vụ nổ khí gas gây hậu quả nghiêm trọng, nhiều người dân ý thức được về sự mất an toàn của các loại bếp gas cũ nên hốt hoảng đi mua bếp gas mới hoặc chuyển sang mua bếp từ, bếp điện. Tuy nhiên, vẫn biết bếp từ, bếp điện âm tiện dụng và an toàn nhưng nhiều người tiêu dùng vẫn phân vân bởi giá điện tăng cao như hiện nay. |
Huyền Linh
Nên xem
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Tin khác
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Trật tự đô thị 23/11/2024 07:28
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Môi trường 23/11/2024 06:04
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Môi trường 22/11/2024 23:37
Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội
Trật tự đô thị 22/11/2024 18:46
Chia sẻ khó khăn cùng gia đình có người thân bị tai nạn giao thông
Giao thông 22/11/2024 18:44
Bắt giữ nhóm thanh thiếu niên cầm dao kiếm, hò hét đuổi đánh nhau
Phòng chống cháy nổ 22/11/2024 15:15
Kịp thời cứu nạn 2 người thoát khỏi đám cháy trong đêm
Phòng chống cháy nổ 22/11/2024 15:08
Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng
Giao thông 22/11/2024 12:55
Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô
Giao thông 22/11/2024 12:50
Nỗ lực ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm luật giao thông
Giao thông 22/11/2024 10:41