Nhiễm vi rút HP: Do thói quen nhai, nếm thức ăn của trẻ!
Ung thư phổi đang có xu hướng trẻ hóa | |
Phần lớn bệnh nhân ung thư ở Anh có thể sống thêm 10 năm | |
Điều gì khiến lượng người trẻ tuổi mắc ung thư ngày một tăng? |
Phát hiện bệnh giai đoạn muộn
Khi trẻ có biểu hiện đau bụng, khó tiêu, nôn trớ, trào ngược dạ dày…, nhiều bậc phụ huynh thường chỉ lầm tưởng con bị đau bụng do giun, bị rối loạn tiêu hóa, nên khi phát hiện bệnh đã ở giai đoạn muộn, khó điều trị, khiến trẻ phải đối mặt với nguy cơ ung thư dạ dày.
Mới đây BV Nhi Trung ương đã tiếp nhận và điều trị cho một cháu bé (8 tuổi, ở huyện Đông Anh) có biểu hiện nôn trớ, trào ngược thức ăn, bụng đau dữ dội... Các BS khoa Tiêu hóa đã nội soi kiểm tra dạ dày của cháu bé, phát hiện dạ dày xung huyết kèm theo các đốm đỏ. Kết quả kiểm tra cho thấy: Bệnh nhân bị viêm toàn bộ niêm mạc dạ dày. Các BS chẩn đoán bệnh nhi đã nhiễm vi khuẩn HP - một loại vi khuẩn là nguyên nhân phổ biến liên quan bệnh viêm loét dạ dày và có thể lây lan cho trẻ em nếu trong gia đình và cộng đồng có người mắc bệnh mà chưa được điều trị triệt để.
Theo thống kê tại BV Nhi T.Ư, mỗi tháng, BV tiếp nhận và điều trị cho khoảng 300 bệnh nhi bị các bệnh liên quan đến dạ dày, trong đó, chủ yếu trẻ em bị viêm dạ dày do nhiễm vi khuẩn helicobacter pylori (HP).
Tại khoa Nhi (BV Bạch Mai), các BS cũng đã từng gặp trường hợp trẻ mới 2 tuổi đã bị đau dạ dày. Mẹ bé trai N.H.A (trú tại huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa) vô cùng sửng sốt và lo lắng khi được bác sĩ thông báo, bé A bị viêm dạ dày. Qua hình ảnh nội soi dạ dày của bé A, các BS phát hiện có tới hàng chục ổ loét hành tá tràng, bờ ổ loét xơ chai.
Những dấu hiệu này cho thấy, ổ loét đã xuất hiện và tiến triển trong thời gian dài. Điều đáng nói, khi thấy con đau bụng, nhiều cha mẹ lại lầm tưởng con đau bụng giun mà không nghĩ đến triệu chứng bệnh đau dạ dày. Một bé nam (14 tuổi, ở huyện Phú Xuyên, Hà Nội) đau bụng quằn quại quanh vùng rốn. Gia đình cứ ngỡ, bé vờ đau bụng do sợ ăn, sợ học. Nhiều lần thấy bé đau bụng quằn quại, toát mồ hôi, sốt nhẹ, bố mẹ lại mua thuốc tẩy giun cho con. Nhưng càng uống thuốc giun, con càng đau bụng, làn da xanh xao. Khi đó, gia đình mới đưa con đi khám, thì bệnh đã trong tình trạng nghiêm trọng: Loét sâu, xuất huyết dạ dày.
Cần loại bỏ ngay!
Theo một nghiên cứu tại khoa Tiêu hóa (BV Nhi T.Ư), với trên 620 bệnh nhi từ 2-16 tuổi được chẩn đoán viêm dạ dày do vi khuẩn HP đến khám tại BV trong thời gian gần đây, cho thấy: Trên 72% bệnh nhi có người thân trong gia đình có bệnh lý dạ dày do HP. Trẻ bị lây nhiễm vi khuẩn này từ người thân trong gia đình (như ông bà, bố mẹ, hoặc bạn bè…).
Đặc biệt, sự lây truyền chủ yếu là từ mẹ sang con ở lứa tuổi nhỏ. Bằng chứng là sau khi phát hiện bé N.H.A bị bệnh viêm dạ dày do HP, các bác sĩ cũng tiến hành xét nghiệm tìm vi khuẩn HP cho người mẹ và kết quả là dương tính (nhiễm bệnh). PGS.TS Lê Bạch Mai - Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia - cho biết, vi khuẩn HP có thể lây qua thói quen nhai, mớm, thổi thức ăn cho trẻ hoặc cho trẻ dùng chung vật dụng như: Cốc, bát, thìa, đồ chơi, thức ăn… với người mang vi khuẩn HP.
BS Nguyễn Tiến Dũng - nguyên Trưởng khoa Nhi (BV Bạch Mai) - cho biết, bệnh viêm dạ dày ở trẻ em sẽ rất nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Viêm loét dạ dày do HP ở trẻ em vốn đã khiến nhiều bậc phụ huynh “bỏ qua”, bởi bệnh tiến triển âm thầm. Đã thế, cha mẹ các cháu hay nhầm lẫn con bị bệnh khác, nên nhiều cháu phát hiện đúng bệnh thì đã ở giai đoạn muộn. Lúc này, trẻ đã bị suy dinh dưỡng, xuất huyết tiêu hóa, có khi gây thủng dạ dày. Việc trẻ bị xuất huyết tiêu hóa kéo dài nhiều ngày, hoặc xuất huyết ồ ạt do vết loét ăn mòn sâu vào trong niêm mạc và dưới niêm mạc, làm tổn thương mạch máu, dẫn tới thiếu máu cấp tính.
Đây chính là lý do khiến trẻ phải nhập viện điều trị. Ngoài ra, trẻ còn đối mặt nguy cơ biến chứng gây hẹp môn vị (cuống bao tử), thức ăn không xuống ruột được, trẻ sẽ thường xuyên bị nôn ói. Về lâu dài, căn bệnh này có thể gây ung thư dạ dày cho trẻ.
Việc điều trị bệnh viêm dạ dày ở trẻ em không dễ dàng. Theo BS Dũng, có tới 23,5% trẻ em điều trị vi khuẩn HP bị tái nhiễm trong vòng 1 năm sau. Khi bị tái nhiễm, trẻ phải tiếp tục nhận phác đồ điều trị kháng sinh. Đối với trẻ em, BS không có nhiều lựa chọn, vì hiện nay, để điều trị căn bệnh này, có ít kháng sinh được sử dụng cho trẻ em.
Ngoài ra, việc sử dụng phác đồ điều trị vi khuẩn HP bằng kháng sinh cũng có nhiều tác dụng phụ gây bất lợi với sức khỏe của trẻ như rối loạn tiêu hóa, ăn kém, giảm cân, mệt mỏi… BS Dũng lo ngại, nếu sử dụng kháng sinh quá dễ dãi, có thể gây ra tình trạng kháng thuốc, làm cho bệnh càng ngày càng khó điều trị.
Ngọc Thủy
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Tin khác
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Y tế 22/11/2024 06:03
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Y tế 20/11/2024 22:40
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng
Y tế 20/11/2024 22:39
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai
Y tế 19/11/2024 21:56
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn
Y tế 19/11/2024 15:10
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Y tế 18/11/2024 21:00
Quy định mới về tiêu chuẩn sức khoẻ, khám sức khỏe của người lái xe
Y tế 18/11/2024 14:30