Nhà trẻ mẫu giáo trong KCN: Hé mở nhiều hy vọng

Xây dựng nhà trẻ, trường mầm non trong KCN là vấn đề đã được các cấp ngành lưu tâm, tìm giải pháp từ lâu song do nhiều yếu tố khách quan nên đến nay vẫn chưa được giải quyết triệt để. Việc có được nhà trẻ, mẫu giáo trong KCN để gửi con mà an tâm đi làm vẫn là những khát khao, mong mỏi của nữ công nhân. 
Công nhân nữ có con nhỏ cần được hỗ trợ về nhà trẻ, mẫu giáo
Xây nhà trẻ, mẫu giáo ở Kim Chung: Niềm vui nhân đôi
Quy hoạch “quên” nhà trẻ cho con CNLĐ

Chật vật chuyện gửi con

Đi làm về, Nguyễn Thị Mai (Công ty TNHH Đồ chơi Cheewa, KCN Phú Nghĩa ở trọ thôn Mỹ Hào, xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ) vội vàng ôm lấy đứa trẻ hơn 6 tháng tuổi đang khóc ngằn ngặt đòi bú. Chị vừa hết phép thai sản nhưng chỗ gửi trẻ cho con trong KCN không có, mà gửi tư thì không ai nhận trẻ dưới 1 tuổi.

Vừa dỗ con, chị vừa tâm sự: “Tôi đã từng hỏi thuê người trông con nhưng tận 3 triệu đồng/tháng, chưa kể ăn. Lương cả hai vợ chồng chỉ 7-8 triệu đồng/tháng, hai con nhỏ ăn học lại tiền thuê nhà cửa, điện nước, các chi phí sinh hoạt khác, tằn tiện lắm mới đủ, làm sao thuê được người giữ trẻ. Cuối cùng một nhóm chị em trong tổ có con nhỏ đành tính, những ai nghỉ ca ngày thì trông con hộ người làm ca sau, cứ luân phiên như vậy, lấy căn phòng trọ 15m2 của gia đình tôi làm nhà trẻ. Nhưng đây chỉ là kế sách tạm thời, tới đây, tôi sẽ nhờ mẹ chồng lên trông cháu...”.

Tại một căn phòng trọ gần đó, anh Nguyễn Văn Hùng, quê ở Quảng Ninh cũng đang đang “đánh vật” với đứa con nhỏ khát sữa mẹ. Anh làm công nhân trong KCN Phú Nghĩa và vợ anh- chị Nguyễn Thu Hòa cũng làm việc tại KCN này. Con trai đầu của anh chị mới được 10 tháng tuổi, gia đình nội ngoại thì ở xa, vì thế hai vợ chồng xin làm chéo ca nhau để có một người ở nhà trông con.

Anh Hùng cho biết, đợi con tròn tuổi, sẽ cai sữa rồi cho thằng bé về quê với bà nội. "Xa con buồn lắm, nhưng cũng chẳng có cách nào khác. Để con về với ông bà còn yên tâm hơn là gửi con ở mấy nhóm trẻ gia đình, nghe báo đài đưa tin về những vụ bạo hành trẻ của các nhóm trẻ mầm non, tư thục mà chúng tôi sợ hãi. Giá như trong KCN này có một nhà trẻ dành cho con công nhân thì tốt biết mấy"- Nguyễn Văn Hùng tâm tư...

Nhà trẻ mẫu giáo trong KCN: Hé mở nhiều hy vọng
Xây dựng nhà trẻ, trường mẫu giáo trong KCN là vấn đề được các cấp quan tâm

Câu chuyện của Mai và Hùng không phải là cá biệt mà là câu chuyện phổ biến của CNLĐ có con nhỏ ở nhiều KCN&CX trên địa bàn cả nước. Tại cuộc đối thoại với lãnh đạo thành phố Hà Nội tổ chức mới đây, bà Hồng Hà, Chủ tịch CĐ Công ty TNHH đồ chơi Cheewa- KCN Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ phản ánh, ở công ty Cheewa, hầu hết lao động là nữ, chiếm 85-90%. Số chị em ở độ tuổi sinh nở, nuôi con nhỏ trên 50%. Còn theo khảo sát của Tổng LĐLĐ Việt Nam, hiện có hơn 2 triệu CNLĐ làm việc tại các KCN, trong đó gần 70% là lao động nữ. Đa phần lao động nữ có tuổi đời khá trẻ, từ 18 – 40 tuổi chiếm 97.9%, lao động nữ có con trong độ tuổi nhà trẻ mẫu giáo chiếm tỷ lệ trên 60% và nhu cầu gửi con của CNLĐ là rất lớn. Tuy nhiên, trong thực tế, hệ thống nhà trẻ mẫu giáo tại KCN lại chưa được quan tâm đúng mức khiến vấn đề gửi con của CNLĐ luôn được đặt ra với nhiều bức xúc…

Hé mở hy vọng

Tại hội thảo “Thực trạng nhà trẻ, mẫu giáo ở các khu công nghiệp và vài trò của CĐ” do Tổng LĐLĐ tổ chức mới đây, bà Trịnh Thanh Hằng, Trưởng ban Nữ công Tổng LĐLĐ cho biết, vấn đề nhà trẻ, mẫu giáo cho con CNLĐ đã được Nhà nước, các ban ngành chức năng và tổ chức CĐ luôn quan tâm. Thời gian qua, ở một số địa phương, ngành đã tổ chức thành công một số mô hình: địa phương bố trí đầu tư ngân sách hoặc địa phương bố trí đất; CĐCS vận động doanh nghiệp xây dựng và quản lý nhà trẻ, mẫu giáo cho con CNLĐ.

Đến nay, có 29 dự án xây dựng nhà ở, nhà trẻ, mẫu giáo cho CNLĐ ở KCN và một số dự án đã đi vào hoạt động. Một số địa phương đã chủ động, sáng tạo trong việc ban hành các văn bản hướng dẫn nhằm khuyến khích, thu hút doanh nghiệp, nhà đầu tư xây dựng trường mầm non, đáp ứng nhu cầu của xã hội. Các cấp CĐ cũng đã triển khai một số mô hình hiệu quả, thiết thực như LĐLĐ huyện Đông Anh đã xây dựng đề án và phát động phong trào “Ở đâu công nhân khó - Ở đó có công đoàn” trong CNVCLĐ toàn huyện với những nội dung thiết thực chăm lo trực tiếp cho CNLĐ, trong đó có nội dung “Trợ giúp kiến thức chuyên môn cho các nhóm trẻ gia đình đang nuôi dạy trẻ em là con CNVCLĐ ở khu công nghiệp tập trung; trẻ em gặp khó khăn tại các cơ sở giáo dục”; CĐ Tổng công ty cổ phần Phong Phú Tập đoàn Dệt – may Việt Nam đã có kế hoạch xây dựng khu chung cư Phong Phú có siêu thị, nhà trẻ, mẫu giáo nhận trông trẻ 24/24h; LĐLĐ tỉnh Bình Dương đã đầu tư xây dựng nhà trẻ cho con CNLĐ từ nguồn đất của UBND tỉnh, nguồn vốn xã hội hóa từ sự hỗ trợ của Quỹ Bảo trợ trẻ em của Công đoàn Việt Nam, Quỹ Tấm lòng vàng...

Cũng theo bà Trịnh Thanh Hằng, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã kiến nghị và ngày 22/5/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 09/CT-TTg về việc đẩy mạnh thực hiện các giải pháp giải quyết vấn đề trường, lớp mầm non ở các KCN, KCX, trong đó giao cho Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Tổng LĐLĐ và các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, xây dựng chính sách phát triển cơ sở giáo dục mầm non giai đoạn 2016 – 2020, định hướng đến năm 2030, giao cho Bộ LĐ-TB&XH hướng dẫn cụ thể về chính sách đối với lao động nữ quy định tại Khoản 6 Điều 153 về nghĩa vụ của Nhà nước trong việc tổ chức nhà trẻ, mẫu giáo và Khoản 4 Điều 154 Bộ luật Lao động về nghĩa vụ của doanh nghiệp trong việc hỗ trợ, giúp đỡ lao động nữ có con trong độ tuổi gửi trẻ.

Ngay tại hội thảo này, các cán bộ CĐ đã trao đổi nhiều ý kiến, kinh nghiệm thực tiễn của các địa phương, đơn vị, qua đó TLĐ có thêm cơ sở tiếp tục tham gia với Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách liên quan nhà trẻ, mẫu giáo theo Chỉ thị 09/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Với tất cả điều này, hy vọng những bức xúc trong vấn đề nhà trẻ, mẫu giáo cho con công nhân sẽ sớm được giải quyết.

Ngọc Diệp

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

(LĐTĐ) Những đồ vật bất ngờ rơi từ ban công các căn hộ chung cư là nỗi ám ảnh của không ít cư dân. Từ điếu thuốc, tờ giấy, đến bát đũa, thậm chí cả dao, thùng các-tông,… những "vật thể lạ" này không chỉ gây phiền toái mà còn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn nghiêm trọng, khiến người dân sống trong lo lắng mỗi lần đi dạo dưới chân các tòa chung cư cao tầng.
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

(LĐTĐ) Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã tích cực hỗ trợ các địa phương trong hoạt động quảng bá, giới thiệu, kết nối trái cây, nông sản, đặc sản tại thị trường Hà Nội thông qua trên 70 hoạt động giao thương, hội chợ, tuần hàng...
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

(LĐTĐ) Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam vừa chính thức giới thiệu công nghệ OCR thế hệ mới (nhận dạng ký tự quang học tích hợp AI tạo sinh) vào quy trình thẩm định và xét duyệt hồ sơ yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm trực tuyến.
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

(LĐTĐ) Chiều tối ngày 22/11, UEFA đã tổ chức lễ bốc thăm vòng tứ kết Nations League tại Nyon (Thụy Sĩ).
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

(LĐTĐ) Mới đây, từ điển Cambridge đã công bố “manifest” (tạm dịch: biểu minh) là từ của năm 2024, nhờ sự phổ biến của từ này trên mạng xã hội và truyền thông toàn cầu.
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Tối 22/11, quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11); tổng kết công tác quản lý di sản văn hóa năm 2024; hưởng ứng các hoạt động Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 tại di tích đình Tây Tựu, phường Tây Tựu.
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

(LĐTĐ) Làm việc với các đơn vị trong Cụm Thi đua số 7, lãnh đạo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đề nghị, từ nay đến cuối năm, các đơn vị cần nắm chắc tình hình tư tưởng, đời sống, việc làm của người lao động, tập trung chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động, nhất là khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang tới gần.

Tin khác

Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

(LĐTĐ) Làm việc với các đơn vị trong Cụm Thi đua số 7, lãnh đạo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đề nghị, từ nay đến cuối năm, các đơn vị cần nắm chắc tình hình tư tưởng, đời sống, việc làm của người lao động, tập trung chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động, nhất là khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang tới gần.
Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện

Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện

(LĐTĐ) Năm 2024, phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), hoạt động công đoàn của Cụm thi đua số 6 Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đạt nhiều kết quả quan trọng, trong đó nổi bật là các đơn vị thành viên thuộc Cụm đều đã thực hiện tốt chức năng đại diện, chăm lo đời sống, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn

Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Đoàn khảo sát của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố làm trưởng đoàn, đã có buổi khảo sát kết quả phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và hoạt động công đoàn năm 2024 tại Cụm thi đua số 5.
Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn

Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn

(LĐTĐ) Các cấp Công đoàn Thủ đô đã và đang tích cực triển khai công tác giám sát, phản biện xã hội, sau một thời gian triển khai, đã mang lại hiệu quả thiết thực.
Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Công đoàn Viên chức Việt Nam

Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Công đoàn Viên chức Việt Nam

(LĐTĐ) Từ ngày 21 đến 23/11, tại Quốc Oai (Hà Nội), Công đoàn Viên chức Việt Nam phối hợp với Bộ Nội vụ tổ chức Hội nghị tập huấn cho gần 250 cán bộ công đoàn các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương.
Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh

Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh

(LĐTĐ) Sáng nay (21/11), Công đoàn Y tế Việt Nam đã tổ chức Chung kết Tuyên truyền kết quả triển khai phong trào “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” và giải pháp giai đoạn 2 "Thấu hiểu, tận tâm - Nâng tầm, đổi mới". Dự và chỉ đạo tại Cuộc thi có Thứ trường Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương.
Cụm thi đua số 4 triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho đoàn viên

Cụm thi đua số 4 triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho đoàn viên

(LĐTĐ) Ngày 21/11, Đoàn khảo sát của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố làm trưởng đoàn, đã có buổi khảo sát kết quả phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và hoạt động công đoàn năm 2024 tại Cụm thi đua số 4.
Tổng LĐLĐ Việt Nam tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ tham mưu công tác truyền thông Công đoàn

Tổng LĐLĐ Việt Nam tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ tham mưu công tác truyền thông Công đoàn

(LĐTĐ) Sáng nay (21/11), tại Học viện Viettel, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức khai mạc Tập huấn “Nâng cao năng lực cho cán bộ tham mưu công tác truyền thông Công đoàn”. Đến dự có đồng chí Ngọ Duy Hiểu - Phó Bí thư Đảng đoàn, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam.
Nâng cao hiệu quả công tác nữ công công đoàn

Nâng cao hiệu quả công tác nữ công công đoàn

(LĐTĐ) Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội đã và đang chú trọng đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác nữ công công đoàn. Từ đó, góp phần thực hiện tốt công tác chăm lo đời sống, đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên, người lao động trong ngành.
Tạo môi trường làm việc xanh - sạch - đẹp

Tạo môi trường làm việc xanh - sạch - đẹp

(LĐTĐ) Nhiều năm qua, cùng với việc chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, đẩy mạnh phong trào “lao động giỏi, lao động sáng tạo”, các cấp Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội còn chú trọng thực hiện tốt phong trào “Xanh - sạch - đẹp, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động” (ATVSLĐ). Những kết quả đạt được từ phong trào này không chỉ góp phần ổn định sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp mà còn có tác dụng tích cực trong việc nâng cao năng suất lao động, bảo đảm an toàn lao động.
Xem thêm
Phiên bản di động