Nhà máy đã ngừng hoạt động để khắc phục
Không cấp phép mới cho các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm | |
Chú trọng phân loại làng nghề để chống ô nhiễm môi trường | |
Xử lý dứt điểm khu công nghiệp, làng nghề gây ô nhiễm môi trường |
Theo ý kiến phản ánh của người dân, trong quá trình nhà máy hoạt động có phát sinh bụi, mùi và khí thải. Vào những ngày thời tiết mưa ẩm, khí thải phát sinh không có khả năng phát tán rộng làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân. Bên cạnh đó,việc xây dựng nhà máy gần khu dân cư cũng đã làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của bà con nơi đây.
Người dân kéo đên nhà máy phản đối |
Người dân yêu cầu các cơ quan chức năng, tổ chức đo đạc phân tích chất lượng khí thải, bụi, mùi phát sinh từ nhà máy nhiều lần tại nhiều thời điểm khác nhau để đánh giá chất lượng ô nhiễm môi trường.
Ông Ngô Xuân Nhàn, Chủ tịch UBND xã Đông Vinh cho biết, trước Tết âm lịch xã đã nhận được ý kiến phản ánh của người dân thôn Đa Sỹ về tình hình ô nhiễm môi trường trong quá trình hoạt động của nhà máy sản xuất phân bón Sao Nông. UBND xã đã có văn bản đề nghị nhà máy tạm dừng hoạt động theo cam kết đến hết tết Nguyên đán 2016.
Tuy nhiên, đến ngày 12/2/2016 (tức mùng 5 Tết Nguyên đán), nhà máy bắt đầu đi vào hoạt động thì nhân dân thôn Đa Sỹ đã tổ chức biểu tình, căng băng rôn đề nghị nhà máy dừng hoạt động. Người dân yêu cầu nhà máy thực hiện đầy đủ các giải pháp giảm thiểu về ô nhiễm môi trường.
Cổng trước nhà máy đã đóng cửa ra vào |
Trong biên bản làm việc ngày 18/2/2016 với các cơ quan chức năng của tỉnh Thanh Hóa và nhân dân thôn Đa Sỹ, Sở Tài nguyên môi trường cho biết, nhà máy sản xuất phân bón Sao Nông cơ bản đã hoàn thiện giấy tờ, nhưng vẫn còn thiếu một số thủ tục như, xử lý nước thải phát sinh thực hiện chưa đầy đủ, xử lý bụi, khí thải tại dây chuyền vê viên.
Trước khi đi vào hoạt động, nhà máy không báo cáo việc vận hành thử nghiệm dây chuyền sản xuất phân bón Sao Nông. Ngoài ra, nhà máy chưa được UBND tỉnh xác nhận hoàn thành biện pháp, công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành.
Nhà máy cũng chưa đăng ký chủ nguồn chất thải nguy hại, chưa thực hiện chương trình giám sát môi trường. Ngay trong buổi làm việc, Sở Tài nguyên môi trường tỉnh cũng đã lấy mẫu khí thải lò sấy, sau khi có kết quả phân tích sẽ thông báo.
Cũng trong biên bản làm việc trên, phòng Cảnh sát môi trường công an tỉnh Thanh Hóa cũng đã kiểm tra ban đầu đầu cho thấy, công tác thu gom, tập kết chất thải rắn sản xuất của nhà máy chưa đảm bảo yêu cầu. Rác thải hiện đang tập kết bừa bãi trong khuôn viên công ty, không có mái che mưa dẫn đến rò rỉ nước thải ra môi trường xung quanh.
Nơi xả khí thải trong nhà máy đã ngừng hoạt động |
Thiếu trang thiết bị bảo hộ lao động cho lao động làm việc trực tiếp tại các dây chuyền sản xuất. Tại thời điểm làm việc, còn phát sinh nhiều mùi trong nhà xưởng sản xuất, thiếu biện pháp giảm thiểu bụi tại các dây chuyền vê viên đĩa quay…
Vào ngày 20/2/2016, UBND thành phố Thanh Hóa cũng đã buổi làm việc với đại diện nhân dân thôn Đa Sỹ (xã Đông Vinh), thôn Trường Sơn (xã Quảng Thịnh) và đã ghi nhận những ý kiến phản ánh, kiến nghị về việc nhà máy sản xuất phân bón Sao Nông gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn và yêu cầu nhà máy ngừng hoạt động sản xuất.
Qua trao đổi, ông Hoàng Văn Cường, giám đốc Công ty CP sản xuất và Thương mại tổng hợp Cường Phát (đơn vị chủ quản nhà máy sản xuất phân bón Sao Nông) cho biết, phía công ty đã ghi nhận những ý kiến của người dân và các cấp chính quyền, 2 ngày qua nhà máy sản xuất phân bón Sao Nông đã dừng mọi hoạt động để khắc phục.
“Khi nào nhà máy có thủ tục đầy đủ và có kết luận của các cơ quan chức năng thì nhà máy mới hoạt động trở lại”, ông Cường nói.
Sáng ngày 22/2, chúng tôi có mặt tại công ty thì người dân nơi đây không còn tụ tập căng băng rôn phản đối như những ngày trước. Trong công ty dây chuyền hoạt động sản xuất phân bón cũng đã đóng cửa.
Được biết, Công ty cổ phần Sản xuất và Thương mại tổng hợp Cường Phát được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương xây dựng Nhà máy sản xuất phân bón Sao Nông, trên diện tích đất được giao quản lý và sử dụng 12.499 m2, tại lô đất số 11-17 Khu công nghiệp Vức, xã Đông Vinh (thành phố Thanh Hóa) tại văn bản số 5227/UBND-NN ngày 4/6/2015.
Chức năng chính là sản xuất phân bón với công suất 9.500 tấn/năm, trong đó, phân NPK là 9.000 tấn sản phẩm/năm, phân hữu cơ vi sinh là 500 tấn sản phẩm/năm. Nhà máy bắt đầu đi vào hoạt động thử nghiệm từ ngày 8/11/2015.
Nên xem
Đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn trong tình hình mới
Tập trung chăm lo Tết cho người lao động
Lan tỏa sâu rộng phong trào thi đua trong công nhân
Năm bứt phá ngoạn mục của du lịch Thủ đô
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tin khác
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Môi trường 24/12/2024 06:12
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Môi trường 23/12/2024 14:12
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/12: Trời nhiều mây, sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Môi trường 22/12/2024 06:29
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/12: Ngày nắng nhẹ, nhiệt độ thấp nhất 12 độ C
Môi trường 21/12/2024 08:41
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 20/12: Trời ít mây không mưa, ngày nắng nhẹ
Môi trường 20/12/2024 06:48
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 19/12: Ngày nắng, nhiệt độ thấp nhất từ 13 độ C
Môi trường 19/12/2024 06:19
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 18/12: Sáng sớm trời lạnh, trưa chiều hửng nắng
Môi trường 18/12/2024 06:55
Để Thủ đô xanh bền vững
Môi trường 17/12/2024 08:08
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 17/12: Sáng sớm trời rét, ngày nắng
Môi trường 17/12/2024 06:25
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 16/12: Trời tiếp tục rét
Môi trường 16/12/2024 06:34