Nguy hiểm bệnh nhiễm khuẩn do não mô cầu
Sắp có 160.000 liều vắc xin phòng bệnh viêm não mô cầu vào tháng 4 | |
Trong 6 ca nhiễm viêm não mô cầu đã có 1 ca tử vong |
Theo Cục Y tế dự phòng thống kê tính từ năm 2011 tới nay, cả nước có 610 ca nhiễm bệnh não mô cầu. Từ đầu năm 2016 đến nay, cả nước đã phát hiện 6 ca nhiễm não mô cầu, trong đó có một trường hợp tử vong.
TS.BS Lê Ngọc Triều – Khoa truyền nhiễm (Bệnh viện 19-8), bệnh do vi khuẩn não mô cầu (hay còn gọi là màng não cầu) – Neisseria Meningitidis gây ra. Vi khuẩn não mô cầu là song cầu khuẩn hình hạt cà phê bắt màu Gram âm nằm cả trong và ngoài tế bào. Dựa vào kháng nguyên vỏ người ta đã phân biệt được 13 nhóm não mô cầu, bao gồm: A, B, C, D, X, Y, Z, E, W135, H, I, K, L. Nguồn bệnh duy nhất là người, bao gồm cả bệnh nhân và người mang vi khuẩn không triệu chứng.
Nguy hiểm bệnh nhiễm khuẩn do não mô cầu. (Ảnh minh họa) |
“Bệnh lây qua đường hô hấp, thường lây do tiếp xúc trực tiếp với người mang vi khuẩn (nên dễ gây thành dịch). Mọi người đều có thể mắc bệnh sau khi tiếp xúc” – BS. Triều khuyến cáo.
Theo BS. Triều - triệu chứng của bệnh thường gặp nhất là sốt cao đột ngột, đau đầu, buồn nôn, phát ban xuất huyết hoại tử rải rác trên da và lan rộng toàn thân, có thể có dạng phỏng nước. Nếu thể tối cấp bệnh nhân nhanh chóng rơi vào tình trạng truỵ mạch, suy tuần hoàn, rối loạn đông máu và tử vong. Nếu bị viêm màng não có thể kèm triệu chứng co giật, lơ mơ, lì bì hôn mê. Ngoài ra có thể gặp triệu chứng ở màng tim, khớp, niệu đạo hoặc viêm phổi tuỳ theo bệnh cảnh cụ thể của não mô cầu.
Phương pháp điều trị và dự phòng bệnh nhiễm khuẩn do não mô cầu, bác sĩ Triều cho rằng, cần cách ly bệnh nhân và cách ly tạm thời những người tiếp xúc với bệnh nhân. Nhân viên y tế phải mang dụng cụ phòng hộ (khẩu trang, găng tay…) khi tiếp xúc với bệnh nhân, rửa tay bằng xà phòng hoặc nước sát khuẩn. Uống kháng sinh dự phòng cho những người ở ổ dịch đi công tác nơi khác và những người từ nơi khác tới ổ dịch. Tiêm vắc xin dự phòng cho trẻ em ở những nơi có nguy cơ xảy ra dịch.
Một lưu ý nữa mà theo bác sĩ Triều là cần thiết đó là, viêm màng não còn có thể do nhiều vi khuẩn khác gây ra nên vắc xin phòng não mô cầu sẽ không dự phòng được cho các loại viêm màng não khác. Vắc xin có hiệu lực sau tiêm 10 ngày và kéo dài 3 năm. Sau 3 năm nên tiêm nhắc lại nếu như vẫn còn yếu tố nguy cơ tiếp xúc bệnh. Vắc xin có hiệu quả kém với trẻ dưới 2 tuổi và không cần thiết tiêm chủng đại trà cho tất cả trẻ em trong các vùng xuất hiện ca bệnh lẻ tẻ.
Ngoài ra, phải dùng kháng sinh dự phòng cho người tiếp xúc gần hoặc tiếp xúc kéo dài với bệnh nhân não mô cầu.
Thu Trang
Nên xem
Lan tỏa sâu rộng phong trào thi đua trong công nhân
Năm bứt phá ngoạn mục của du lịch Thủ đô
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
Tin khác
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38