Người phụ nữ hơn 20 năm “trồng hoa trên cát”
“Người đàn bà đẹp” hé lộ một kết thúc cay đắng sau 25 năm | |
Gánh nặng trên vai người đàn bà góa phụ | |
Người đàn bà khốn cùng vì bệnh tật và nghèo khó |
Bén duyên với công tác bảo trợ xã hội
Bà Nguyễn Thị Phương (SN 1958 nguyên giám đốc Trung tâm giáo dục và lao động xã hội số 2 Hà Nội) sinh ra và lớn lên ở một vùng quê huyền thoại Núi Tản – sông Đà. Ngay từ nhỏ, bà đã tích cực tham gia vào cuộc kháng chiến chống Mỹ.
Năm 1975, khi đang học dở lớp 10 trường cấp ba Bất Bạt, bà xung phong nhập ngũ vào sư đoàn 371 thuộc Bộ Tư lệnh Không quân để trở thành nữ chiến sỹ thông tin liên lạc. Hòa bình lập lại, giải ngũ về quê, bà Phương tiếp tục theo đuổi con đường học tập còn dang dở.
Bà Nguyễn Thị Phương |
Năm 1980, bà thi đỗ vào khoa Xã hội học, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn. Sau khi ra trường, bà được phân về làm việc tại Công trường 9 của Sở Lao động Hà Nội (nay là Sở Lao động Thương binh và Xã hội). Như một “mối duyên tiền định” với ngành bảo trợ xã hội, chỉ sau một năm công tác tại, bà Phương được điều về làm tại Trung tâm Bảo trợ xã hội Hà Nội.
Năm 1996, bà lại đươc chuyển về làm Phó giám đốc tại Trung tâm Bảo trợ xã hội 1 rồi ba năm sau được phân về làm Giám đốc của Trung tâm giáo dục lao động xã hội số 2 (Yên Bài, Ba Vì). Và nơi đây chính là trạm dừng chân cuối cùng trong quãng thời gian tác cũng như là nơi bà dành hết tâm sức để cống hiến cho cộng đồng.
Ngày bà mới về nhận nhiệm vụ, Trung tâm Giáo dục Lao động Xã hội số 2 còn rất nghèo nàn và thiếu thốn, thiếu từng khu nhà ở cho đến cái ăn, cái mặc của cán bộ. Bà Phương nhớ lại. “Khi tôi rà soát các khu nhà ở thì phát hiện các phòng đều không có chăn màn, trong khi sổ sách đều ghi đã cấp phát đầy đủ. Hóa ra vì không có băng vệ sinh, chị em đã cắt chăn màn ra để dùng… Điều đó làm tôi suy nghĩ, cần phải bắt đầu từ những việc nhỏ nhất, phải làm cho họ trở thành con người trước đã rồi mới giáo dục họ được”.
Nghĩ là làm, bà lập tức liên lạc với người đồng nghiệp đang làm ở Trung tâm Bảo trợ xã hội xin tức tốc 1000 cuộn băng vệ sinh, từ đó việc cắt chăn màn mới không tái diễn nữa. Để chấn chỉnh toàn bộ hoạt động của trung tâm, bà Phương bắt tay vào ban hành các nội quy, quy chế đối với cả cán bộ và học viên, quy định từ những cái nhỏ nhất như đồng phục, giờ ăn, giờ lao động, giờ làm việc…
Xuất thân từ quân đội nên cách làm việc của bà Phương cũng rất quy củ, nghiêm túc và chặt chẽ. “Có lẽ đó là cái máu quân đội mà mình không sao từ bỏ được”, bà Phương chia sẻ.
Sống bằng chữ “tâm”
Bà Phương có lẽ là một trong số ít những lãnh đạo đi xin thêm nhiệm vụ cho cơ quan mình. Trước năm 2001, Trung tâm giáo dục lao động xã hội chỉ tiếp nhận các đối tượng mại dâm, gái mại dâm nghiện ma túy và nữ nghiện ma túy.
Nhưng từ năm 2001 trở đi, Trung tâm đã chủ động nhận thêm việc nuôi dưỡng trẻ em mồ côi, bị nhiễm HIV trên địa bàn thành phố. “Năm đó, một đồng nghiệp của tôi tiếp nhận một trẻ bị HIV nhưng không biết cách chăm sóc, tôi bèn đón về nuôi.
Một thời gian sau, tôi chủ động đề nghị Sở giao thêm nhiệm vụ nuôi trẻ nhiễm HIV cho mình. Lãnh đạo Sở thì mừng quá vì đối tượng này chưa có trung tâm nào chịu nhận cả”, bà Phương cho biết. Để nuôi dạy được các cháu bị nhiễm HIV là cả một công việc cực kì gian khó vì sự thiếu thốn thuốc men, điều kiện chăm sóc.
Bà Phương tham gia tổ chức nhiều chương trình ngoại khóa cho các học viên |
Nhiều cháu đã tử vong khi chỉ mới 4-5 tuổi vì nhiễm trùng cơ hội. Đến năm 2005, có tới 14 trẻ đã chết. Đau lòng trước thực trạng đó, bà Phương nghe ngóng, vận động khắp nơi để xin thuốc chữa cho các cháu. Mãi đến năm 2005, bà mới xin được thuốc đặc trị ARV, từ đó không còn trẻ nào tử vong nữa. Tính đến nay trung tâm đã nuôi dưỡng hơn 150 trẻ, tất cả đều khỏe mạnh và phát triển tốt.
“Tôi cũng là một người mẹ, đã từng chịu cảnh gia đình mỗi người một nơi nên tôi rất hiểu con người ai cũng cần có một gia đình, nhất là với các cháu mồ côi”. Chính vì suy nghĩ đó, bà Phương đã cải biến mô hình quản lí trung tâm của mình từ tập trung sang mô hình gia đình. Các cháu được phân nhỏ ra thành từng “gia đình nhỏ”, cán bộ sẽ là mẹ nuôi, trẻ lớn tuổi hơn sẽ là anh cả, chị lớn…
Các cháu được giáo dục, được học tập, được vui chơi, sinh hoạt theo nền nếp gia đình. Mỗi gia đình đều được cấp tiền hàng tháng nhưng được giao nhiệm vụ tăng gia sản xuất, từ đó hình thành nên sự lao động tự giác và tinh thần phấn đấu giữa các gia đình. Mô hình giáo dục này vừa làm cho trẻ có được cảm giác gia đình vừa hình thành nhân cách và ứng xử của các cháu.
Làm công tác bảo trợ xã hội đã hơn 20 năm, bà Phương luôn có cái nhìn thấu hiểu, cảm thông với các đối tượng vào Trung tâm. Đối với các học viên nữ, bà thường xuyên tâm sự, chia sẻ những câu chuyện trong cuộc sống, giúp đỡ họ khi khó khăn.
Nhiều khi, bà “phá lệ” cho các cặp vợ chồng trong trung tâm có được những phút giây gặp gỡ, vì “họ cũng là người, họ cũng có những nhu cầu được yêu thương nhau’, bà Phương tâm sự. Trong 20 năm, bà đã lắng nghe hàng ngàn câu chuyện, đã khóc rất nhiều cùng những học viên của mình, đã dõi theo không ít cuộc đời của những người mà đối với bà, bà xem như người ruột thịt.
“Vui nhất là khi đi đâu đó có người bỗng gọi tên mình và hỏi: Cô Phương dạo này vẫn khỏe chứ? Lúc đó, tôi thường cảm thấy rõ rệt nhất giá trị của đời mình, ấy là có thể giúp ai đó thoát khỏi vũng lầy để trở về với cuộc đời”, bà Phương chia sẻ. Năm 2013, bà Phương về hưu, nhưng mỗi khi nhớ về Trung tâm giáo dục lao động xã hội 2, bà vẫn không bao giờ quên vì đó là nơi bà đã cống hiến hết mình để trồng lên những bông hoa ngát hương cho đời.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Tin khác
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Cộng đồng 23/11/2024 08:12
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Cộng đồng 22/11/2024 23:24
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội
Xã hội 22/11/2024 15:51
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới
Cộng đồng 22/11/2024 15:38
Đượm nồng bếp củi mùa đông
Cộng đồng 21/11/2024 11:00
Ngôi nhà nghĩa tình của các thương, bệnh binh
Cộng đồng 21/11/2024 07:43
30 lời chúc ý nghĩa nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Cộng đồng 18/11/2024 19:34
Liên hoan văn hóa “Phụ nữ dân tộc thiểu số hành động vì bình đẳng giới” năm 2024
Cộng đồng 16/11/2024 13:19
Care For Việt Nam cùng dấu ấn doanh nghiệp vì cộng đồng 2024
Cộng đồng 15/11/2024 17:21
Cô gái khuyết tật và hành trình mang tri thức đến với các em nhỏ
Cộng đồng 15/11/2024 06:39