Gánh nặng trên vai người đàn bà góa phụ
Chồng mất sớm, để lại cho bà 3 đứa con vô thức tật nguyền bẩm sinh chẳng nói chẳng rằng, lại lo cho một con trai đang theo học cao đẳng tại Huế, gia cảnh quá éo le mà hôm gặp chúng tôi hai hàng nước mắt của bà chảy ròng trên má.
Bà Phạm Thị Vinh (49 tuổi), ở tại đội 2, thôn Ea Đinh, xã Ea Tân, huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk. Hoàn cảnh gia cảnh bà Vinh quả thật éo le cùng cực tại xã Ea Tân, khi số phận lắm trêu người ban phát cho vợ chồng bà 3 đứa con vô thức, tật nguyền bẩm sinh.
Ba đứa con tật nguyền của bà Phạm Thị Vinh nằm một chỗ trên giường từ khi sinh ra cho đến nay.
Bà Vinh vốn quê gốc ở huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Thời thanh niên, mến mộ anh thanh niên Nguyễn Văn Khanh, là người cùng xóm, thế là không lâu sau 2 người nên vợ, nên chồng. Cưới nhau năm 1984, 2 năm sau bà Vinh sinh con gái đầu lòng, mẹ tròn con vuông, hạnh phúc khôn xiết. Năm 1988, vợ chồng bà Vinh quyết định sinh con thêm, trời đã cho vợ chồng bà một đứa con trai nhưng lại nghịch ý, chân tay què quặt, suốt ngày ú ớ vô thức, không có khả năng ghi nhớ. Nhìn con quằn quại trong đau đớn vợ chồng bà Vinh chảy dài nước mắt.
Sau khi đứa con trai là Nguyễn Văn Chung sinh ra bất thường, 2 năm sau vợ chồng bà Vinh sinh thêm cháu gái Nguyễn Thị Mai cũng mắc phải tật nguyền tương tự. Mai cũng nằm một chỗ trên giường như chính anh trai Nguyễn Văn Chung. Đau đớn hơn, đứa con gái út là Nguyễn Thị Nhi sinh năm 2000 cũng bị chứng bệnh trên. Một lúc trong gia đình có 3 đứa con tật nguyền, ăn uống sinh hoạt một chỗ, có biểu hiện như nạn nhân di chứng chất độc màu da cam, vợ chồng bà Vinh nghẹn lòng không biết kêu ai.
Đến giờ ăn, bà Vinh múc một tô cơm dỗ dành đút từng muỗng cho cho từng người, chưa kể, lúc con bà lên cơn co giật hất tung cả bát xuống nền nhà.
Trước khi vào Đắk Lắk sinh sống, hồi còn ở quê Nghi Xuân, vì gia đình sống gần biển, để có tiền nuôi các con, bất chấp sóng to gió lớn, ông Khanh không quản ngại nguy hiểm lênh đênh theo các thuyền câu, thuyền mành đi biển. Nhưng nghề đi biển vốn thất thường, tháng nào không trúng cá, bạn chài thuyền viên không biết tạm ứng ở đâu trong khi vợ con trông ngóng ở nhà. Để giảm bớt gánh nặng kinh tế lên vai chồng, khi chồng ra khơi, ở nhà bà Vinh đạp xe đạp mấy chục km lên thành phố Vinh (Nghệ An) để hốt bột cưa tại các xưởng cưa mang bán cho người ta đốt lò với giá 3.000 đồng đến 5.000 đồng/bao. Tuy nhiên, để có được bột cưa đem bán, bà Vinh phải thức dậy thật sớm, đạp xe thật nhanh, ngoài ra còn bị người ta chèn ép, giành giật.
Cuộc sống ở quê khó khăn, căn nhà tá túc gần biển nên mỗi mùa mưa bão, gia đình bà Vinh như bao hộ dân khác thường bị cuồng phong cuốn bay, xô ngã. Bức bí, vợ chồng bà Vinh quyết định tìm miền đất mới lập thân. Năm 1997, vợ chồng bà Vinh di cư vào xã Ea Tân, huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk lập nghiệp với hai bàn tay trắng. Tuy nhiên, nơi miền đất mới, cuộc sống gia đình bà Vinh cũng không khá hơn là mấy, 2 vợ chồng làm thuê, làm mướn sau bao năm mới có đủ vốn mua lại khoảng 5 sào cà phê già cỗi. Tưởng rằng, khó khăn rồi cũng sẽ trôi qua, đến năm 2004, vợ chồng bà Vinh chịu cảnh phu thê chia lìa, chồng bà mắc bạo bệnh mất đột ngột bỏ lại 5 con ngây dại, trong đó 3 đứa vô thức tật nguyền.
Nhìn các con ngây dại, tật nguyền, chồng mất sớm bà Vinh quặn lòng không biết tỏ cùng ai.
Gánh nặng đè lên đôi vai bà Vinh, 8 năm qua sau ngày chồng mất, bà Vinh cật lực lo kiếm cái ăn, côi cút trong căn nhà tình thương đút từng muỗng cơm, từng miếng nước cho 3 con tật nguyền ngây dại. Thường thường, bà Vinh vừa cuốc đất trong vườn, vừa căng tai ngóng vào trong nhà. Hễ nghe thấy tiếng khóc toáng lên, bà liền giúi cuốc, chạy vào buồng bế các con một đứa ra một góc, vừa dỗ dành, âu yếm cho đến khi các con bà chịu nằm yên, bà lại thụt thò đi ra vườn tiếp tục cuốc đất. Thương mẹ, lâu lâu đứa con gái lớn lấy chồng về thăm nhà vài ba hôm thay bà chăm sóc các em ít bữa rồi lại đi.
Năm nay, đứa con trai thứ 4 may mắn lành lặn đang theo học năm thứ nhất một trường cao đẳng tại Huế hy vọng kiếm cái nghề thoát cảnh nghèo khổ, đã mấy tháng nay bà Vinh lại càng xanh xao, gầy gò hơn khi chạy vạy vay mượn đầu thôn cuối xóm để có tiền cho con nhập học. Nhập học rồi, còn các khoản tiền ăn, tiền phòng hàng tháng của con, bà Vinh không biết xoay xở kiếm đâu ra khiến bà suốt ngày vật vã như đờ dại.
Ngoài 3 đứa con tật nguyền nằm trên giường, bà Vinh còn có con trai thứ 4 lành lặn đang học cao đẳng ở Huế, bà Vinh tâm sự không biết sẽ gắng gượng được đến bao giờ.
“Người ta sinh con ra mong con khôn lớn để nương tuổi già đằng này con mình như vậy nóng ruột, nóng gan lắm chú ơi. Những lúc cháu lên cơn co giật huơ tay hất tung cả bát, cơm cá vương vãi giữa nhà, giữa chiếu hai hàng nước mắt lại chảy dài. Chỉ có mấy sào rẫy cà phê mà cỏ mọc không ai làm, bây giờ thằng con vào học cao đẳng tôi không biết sẽ gắng gượng được đến bao giờ”, bà Vinh gạt nước mắt nói.
Trao đổi với phóng viên Dân trí về trường hợp gia đình bà Vinh, ông Cao Văn Vinh - Phó chủ tịch UBND xã Ea Tân nói: “Bà Vinh là diện hộ nghèo ở xã Ea Tân, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, chồng mất sớm, gia đình không có lao động chính, một mình bà gánh nặng nuôi 3 đứa con tật nguyền là một chuyện nan giải. Trước hoàn cảnh của bà, UBND xã thường tổ chức thăm hỏi, động viên bà vượt qua khó khăn. Dù các cháu có chế độ bảo trợ xã hội nhưng cũng hạn hẹn, mọi gánh nặng thuốc thang, bệnh tật đều đè lên đôi vai bà Vinh. Qua đây, đại diện cho UBND xã rất mong muốn các cấp, các ngành, các nhà hảo tâm quan tâm san sẻ, giúp đỡ cho mấy mẹ con bà Vinh vượt qua hoàn cảnh éo le khốn quẫn”.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về: Bà Phạm Thị Vinh, đội 2, thôn Ea Đinh, xã Ea Tân, huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk. ĐT: 01649.719.189 |
Nguồn Dân trí
Nên xem
Thành phố Hồ Chí Minh: Công bố 31 điểm sạt lở nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm
Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”
Dư âm đẹp từ Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội năm 2024
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tin khác
Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện
Hoạt động 22/11/2024 15:21
Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn
Hoạt động 22/11/2024 13:01
Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn
Hoạt động 22/11/2024 06:06
Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Công đoàn Viên chức Việt Nam
Hoạt động 21/11/2024 16:45
Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh
Hoạt động 21/11/2024 15:49
Cụm thi đua số 4 triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho đoàn viên
Hoạt động 21/11/2024 14:15
Tổng LĐLĐ Việt Nam tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ tham mưu công tác truyền thông Công đoàn
Hoạt động 21/11/2024 10:27
Nâng cao hiệu quả công tác nữ công công đoàn
Hoạt động 21/11/2024 08:42
Tạo môi trường làm việc xanh - sạch - đẹp
Hoạt động 21/11/2024 08:42
Cụm thi đua số 1 thực hiện tốt công tác thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể
Hoạt động 20/11/2024 18:50